Vào
ngày 7/3/2016 vừa qua, phóng viên SBTN tại Việt Nam có đưa tin về lễ
giỗ lần thứ 45 của cố Đại Úy Dù Nguyễn Văn Đương, tại nhà của bà quả phụ
Mai. Tên tuổi của người anh hùng mũ đỏ này đã trở thành bất tử trong
lòng người dân Việt Nam qua một ca khúc để đời của cố nhạc sĩ Trần Thiện
Thanh: Anh Không Chết Đâu Anh.
Sẽ
có nhiều người còn nhớ là bài hát “Anh Không Chết Đâu Anh” là một trong
những ca khúc được trình bày trong một bộ phim truyền hình có tên là
Trên Đỉnh Mùa Đông. Bộ phim tâm lý-tình cảm này do chính nhạc sĩ Trần
Thiện Thanh làm đạo diễn, ra mắt vào năm 1972. Trong bộ phim này, còn
nhiều ca khúc bất hủ nữa của Trần Thiện Thanh cũng được hát: Trên Đỉnh
Mùa Đông, Mùa Đông Của Anh, Chiều Trên Phá Tam Giang… Cuốn phim đã làm
rơi lệ của biết bao nhiêu khán giả, đã mô tả được phần nào cái chết bi
hùng của Đại Úy Nguyễn Văn Đương tại chiến trường Hạ Lào, trong chiến
dịch hành quân Lam Sơn 719.
Đại Úy Nguyễn Văn Đương đã hy sinh ở chiến trường ra sao?
Hãy nghe nhà văn quân đội Phan Nhật Nam tường thuật lại: “…Đồi 31 ở mặt trận Hạ Lào, tháng Hai, 1971.. Đại quân Miền Nam gồm: Sư Đoàn Nhẩy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh, Lữ Đoàn I Thiết Kỵ, và LiênĐoàn I Biệt Động Quân cùng vượt biên giới Lào-Việt tiến đánh vùng hậu cần Tchépone của cộng sản Bắc Việt trên đất Lào. Lữ Đoàn 3 Dù gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, và 8 giữ mặt Bắc của trục tiến quân. Vị trí Đồi 31 của Tiểu Đoàn 3 Dù được Pháo Đội B3 Pháo Binh Dù do Đại Úy Nguyễn Văn Đương chỉ huy yểm trợ. Vòng đai cực Bắc của Biệt Động Quân bị tấn công trước; tiếp vị trí Đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Dù bị công phá.. Cuối cùng, chỉ còn lại Căn Cứ Đồi 31 giữa vòng vây của một sư đoàn Bắc Việt (tỷ lệ 1 chống 15).Ngày 25/2, Đồi 31 bị tràn ngập, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ và toàn ban tham mưu lữ đoàn đồng bị bắt, căn cứ chỉ còn khẩu pháo cuối cùng, Đại Úy Đương hạ ngang nòng bắn thẳng vào toán quân cộng sản theo xe tăng T54 ào lên đồi chiếm mục tiêu, và ông gục ngã với khẩu pháo cuối cùng bị phá hủy…”
Trong bộ phim truyền hình Trên Đỉnh Mùa Đông, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã hư cấu thêm một mối tình tuyệt đẹp giữa một cô sinh viên Văn Khoa Sài Gòn và người sĩ quan lính nhảy dù Nguyễn Văn Đương. Nội dung phim được tóm tắt trên trang web wikipedia: “…Trong một lần nghỉ phép về Sài Gòn chơi, anh lính nhảy dù Nguyễn Văn Đương vô tình đụng xe vào cô sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn Nguyễn Thị Lệ tại hồ Con Rùa. Anh tận tình đưa cô về tận nhà cô.
Sau đó, tình cờ hai người gặp lại nhau trên một tiền đồn xa xôi khi Lệ theo đoàn em gái hậu phương đi thăm các chiến sĩ quân nhân. Yêu nhau nhưng gặp trắc trở từ gia đình Lệ vì người cha khó tính. Cả hai đã vượt qua để được sống gần nhau. Lệ giã từ mái trường đại học để về làm vợ người quân nhân nghèo, sinh sống trong khu nhà ở cho các gia đình binh lính. Đương tiếp tục phục vụ trong binh chủng dù. Một đêm chiêm bao, Lệ thấy Đương trở về với thân thể đầy thương tích và báo mộng...Không muốn rơi vào tay kẻ thù, Đương tự kết liễu đời mình... để lại vợ hiền và đứa con thơ dại. Lệ chỉ còn gặp chồng trong giấc mơ ngập tràn nước mắt, và nỗi bi thương của người goá phụ vẫn rào rạt như bão mưa…”
Xem cuốn phim Trên Đỉnh Mùa Đông, khán giả còn thêm cảm phục nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Không chỉ viết nhạc hay, mà kịch bản của bộ phim ông dàn dựng cũng tuyệt vời, đầy tính nhân bản. Câu chuyện tình trong phim không phải là câu chuyện tình thật của Đại Úy Đương. Nhưng sự hư cấu đó có lẽ bắt nguồn từ nhiều câu chuyện tình trong thời chiến có thật khác của Miền Nam Việt Nam trước 1975. Làm sao mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có nguồn cảm hứng để thực hiện những tác phẩm như vậy? Xin hãy nghe nhà văn Phan Nhật Nam giài thích:
“…Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã xây dựng những ca khúc, hát nên tiếng lời ca ngợi Người Lính với một tấm lòng – Tấm Lòng của Bằng Hữu. Bởi Tình Chiến Hữu. Điều đáng nói trước tiên là anh đã thực hiện công việc cao quý kia không phải do yêu cầu từ những cơ quan tâm lý chiến trong hay ngoài quân đội, do một nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền. Nhưng bởi thôi thúc của Bổn Phận - Bổn Phận được xác định như một Nhiệm Vụ Tự Nguyện – Nhiệm vụ của một Người Lính đối với Chiến Hữu còn sống hay đã chết. Và qua nhiệm vụ tự nguyện nầy, bằng tài năng kỹ thuật điêu luyện, cao độ, Trần Thiện Thanh đã viết nên, kể lại câu chuyện vô vàn về đời sống, lần yêu mến thiết tha, khi chia ly cuộc tình, buổi gục chết bi thảm.. của những đơn vị, con người trong muôn một nơi Miền Nam. Những nhân vật ở đời sống bình thường nhưng đã phải kinh qua những tình huống, điều kiện sống vô vàn nguy biến, suốt một cuộc chiến cực độ khắc nghiệt - Người Lính Miền Nam…”
Xin cảm ơn nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Mãi đến tận ngày hôm nay, đã sau 45 năm kể từ ngày người anh hùng ngã gục, nhiều người Việt Nam vẫn rơi lệ khi nghe và hát bài hát bất tử của người lính Cộng Hòa:
“Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi
Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh
Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh
Không, anh không, anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh ...”
Như vậy ai đã trở thành bất tử? Đại Úy Nguyễn Văn Đương? Hay nhạc sĩ Trần Thiện Thanh? Hay bài hát “Anh Không Chết Đâu Anh”? Câu trả lời là cả ba, cùng với kho tàng văn hóa nghệ thuật của Miền Nam trước 1975.
Cung Mi / SBTN
Xin mời nghe lại hai ca khúc Trên Đỉnh Mùa Đông & Anh Không Chết Đâu Anh trong bộ phim Trên Đỉnh Mùa Đông trước 1975 trên youtube antoineblanche:
https://www.youtube.com/watch?v=awSG7dmGHhw
Đại Úy Nguyễn Văn Đương đã hy sinh ở chiến trường ra sao?
Hãy nghe nhà văn quân đội Phan Nhật Nam tường thuật lại: “…Đồi 31 ở mặt trận Hạ Lào, tháng Hai, 1971.. Đại quân Miền Nam gồm: Sư Đoàn Nhẩy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn I Bộ Binh, Lữ Đoàn I Thiết Kỵ, và LiênĐoàn I Biệt Động Quân cùng vượt biên giới Lào-Việt tiến đánh vùng hậu cần Tchépone của cộng sản Bắc Việt trên đất Lào. Lữ Đoàn 3 Dù gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, và 8 giữ mặt Bắc của trục tiến quân. Vị trí Đồi 31 của Tiểu Đoàn 3 Dù được Pháo Đội B3 Pháo Binh Dù do Đại Úy Nguyễn Văn Đương chỉ huy yểm trợ. Vòng đai cực Bắc của Biệt Động Quân bị tấn công trước; tiếp vị trí Đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Dù bị công phá.. Cuối cùng, chỉ còn lại Căn Cứ Đồi 31 giữa vòng vây của một sư đoàn Bắc Việt (tỷ lệ 1 chống 15).Ngày 25/2, Đồi 31 bị tràn ngập, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ và toàn ban tham mưu lữ đoàn đồng bị bắt, căn cứ chỉ còn khẩu pháo cuối cùng, Đại Úy Đương hạ ngang nòng bắn thẳng vào toán quân cộng sản theo xe tăng T54 ào lên đồi chiếm mục tiêu, và ông gục ngã với khẩu pháo cuối cùng bị phá hủy…”
Trong bộ phim truyền hình Trên Đỉnh Mùa Đông, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã hư cấu thêm một mối tình tuyệt đẹp giữa một cô sinh viên Văn Khoa Sài Gòn và người sĩ quan lính nhảy dù Nguyễn Văn Đương. Nội dung phim được tóm tắt trên trang web wikipedia: “…Trong một lần nghỉ phép về Sài Gòn chơi, anh lính nhảy dù Nguyễn Văn Đương vô tình đụng xe vào cô sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn Nguyễn Thị Lệ tại hồ Con Rùa. Anh tận tình đưa cô về tận nhà cô.
Sau đó, tình cờ hai người gặp lại nhau trên một tiền đồn xa xôi khi Lệ theo đoàn em gái hậu phương đi thăm các chiến sĩ quân nhân. Yêu nhau nhưng gặp trắc trở từ gia đình Lệ vì người cha khó tính. Cả hai đã vượt qua để được sống gần nhau. Lệ giã từ mái trường đại học để về làm vợ người quân nhân nghèo, sinh sống trong khu nhà ở cho các gia đình binh lính. Đương tiếp tục phục vụ trong binh chủng dù. Một đêm chiêm bao, Lệ thấy Đương trở về với thân thể đầy thương tích và báo mộng...Không muốn rơi vào tay kẻ thù, Đương tự kết liễu đời mình... để lại vợ hiền và đứa con thơ dại. Lệ chỉ còn gặp chồng trong giấc mơ ngập tràn nước mắt, và nỗi bi thương của người goá phụ vẫn rào rạt như bão mưa…”
Xem cuốn phim Trên Đỉnh Mùa Đông, khán giả còn thêm cảm phục nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Không chỉ viết nhạc hay, mà kịch bản của bộ phim ông dàn dựng cũng tuyệt vời, đầy tính nhân bản. Câu chuyện tình trong phim không phải là câu chuyện tình thật của Đại Úy Đương. Nhưng sự hư cấu đó có lẽ bắt nguồn từ nhiều câu chuyện tình trong thời chiến có thật khác của Miền Nam Việt Nam trước 1975. Làm sao mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có nguồn cảm hứng để thực hiện những tác phẩm như vậy? Xin hãy nghe nhà văn Phan Nhật Nam giài thích:
“…Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã xây dựng những ca khúc, hát nên tiếng lời ca ngợi Người Lính với một tấm lòng – Tấm Lòng của Bằng Hữu. Bởi Tình Chiến Hữu. Điều đáng nói trước tiên là anh đã thực hiện công việc cao quý kia không phải do yêu cầu từ những cơ quan tâm lý chiến trong hay ngoài quân đội, do một nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền. Nhưng bởi thôi thúc của Bổn Phận - Bổn Phận được xác định như một Nhiệm Vụ Tự Nguyện – Nhiệm vụ của một Người Lính đối với Chiến Hữu còn sống hay đã chết. Và qua nhiệm vụ tự nguyện nầy, bằng tài năng kỹ thuật điêu luyện, cao độ, Trần Thiện Thanh đã viết nên, kể lại câu chuyện vô vàn về đời sống, lần yêu mến thiết tha, khi chia ly cuộc tình, buổi gục chết bi thảm.. của những đơn vị, con người trong muôn một nơi Miền Nam. Những nhân vật ở đời sống bình thường nhưng đã phải kinh qua những tình huống, điều kiện sống vô vàn nguy biến, suốt một cuộc chiến cực độ khắc nghiệt - Người Lính Miền Nam…”
Xin cảm ơn nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Mãi đến tận ngày hôm nay, đã sau 45 năm kể từ ngày người anh hùng ngã gục, nhiều người Việt Nam vẫn rơi lệ khi nghe và hát bài hát bất tử của người lính Cộng Hòa:
“Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi
Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh
Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm mầu
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh
Không, anh không, anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh ...”
Như vậy ai đã trở thành bất tử? Đại Úy Nguyễn Văn Đương? Hay nhạc sĩ Trần Thiện Thanh? Hay bài hát “Anh Không Chết Đâu Anh”? Câu trả lời là cả ba, cùng với kho tàng văn hóa nghệ thuật của Miền Nam trước 1975.
Cung Mi / SBTN
Xin mời nghe lại hai ca khúc Trên Đỉnh Mùa Đông & Anh Không Chết Đâu Anh trong bộ phim Trên Đỉnh Mùa Đông trước 1975 trên youtube antoineblanche:
https://www.youtube.com/watch?v=awSG7dmGHhw
No comments:
Post a Comment