Sunday, November 15, 2015
Nỗi Lòng Người Đi - Nỗi nhớ Hà Nội-
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau,
Biết tìm về nơi đâu, ân ái trao nàng mấy câu.
Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi,
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai màu...
Lời ca nhức nhối, ngập tràn nỗi nhớ nhung trong bài ca bất hủ Nỗi Lòng Người Đi trên của nhạc sĩ Anh Bằng thì hẳn không người yêu Hà Nội nào không thuộc, không thích. Và nếu có một cuộc bầu chọn bài hát hay nhất về Hà Nội mọi thời thì chắc chắn bài hát này sẽ đứng đầu.
Tưởng nhớ tác giả tài hoa của bài hát này, nhạc sĩ Anh Bằng vừa rời bỏ trần gian, đem Nỗi Lòng Người Đi bất hủ của ông xuống với Tuyền Đài, chúng ta lại một lần nữa chìm vào giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của một người Hà Nội đi xa nhớ về người yêu nơi ấy.
Hà Nội, thành phố u tịch thời ấy như buồn hơn, trầm mặc hơn khi một phần người dân thành phố đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, rời bỏ quê cha đất mẹ để lên đường di cư vào miền Nam. Hà Nội năm ấy sụt sùi mưa để khóc những người con ra đi mà vẫn quay đầu nhìn lại, khóc cho những gia đình ly tán và khóc cho những cặp tình nhân trẻ phải chia lìa đôi lứa khi chưa trao nhau nụ hôn đầu.
Tôi xa Hà Nội năm lên 18, khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan trong mây chiều
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ.
Ai đứng trông ai ven hồ,
Khua nước trong như ngày xưa...
Một tình yêu đôi lứa dang dở lồng trong bối cảnh của một thành phố buồn kẻ ở khóc người đi. Hà Nội giống với Huế hơn Sài Gòn ở chỗ khi chia xa mới nhớ nhiều. Như một báu vật mà xa mới nhớ, mất mới tiếc vậy. Chỉ khi ta phải rời xa cái nơi ấy cùng người yêu "16 trăng tròn đắm say", mà con đường trở về bỗng trở nên mịt mờ diệu vợi thì nỗi nhớ quắt quay mới dày vò ta. Để đêm về ta được gặp em trong những giấc mơ hoang đường nhất, và ngày lên ta lại mong lúc đêm về để được gặp em nơi ấy...
Giờ đây, biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu, ân ái trao nàng mấy câu.
Sài Gòn ơi, mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời,
Để ước mơ nên đẹp đôi...
Mai Tú Ân
( HNPĐ )
**
Nỗi Lòng Người Đi
(
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment