Saturday, March 5, 2016

Giá trị di sản Sài Gòn trăm năm đang bị huỷ diệt



   Thạc sĩ môn thiết kế đô thị và kế hoạch Nguyễn Việt, từ Anh trở về lại Sài Gòn năm 2014. Anh được thuê viết một bản thiết kế dự án tái phát triển trung tâm thành phố Sài Gòn, nôn nóng muốn phác thảo một kế hoạch hướng dẫn cho việc tôn tạo giá trị văn hoá tinh thần cho bộ mặt trung tâm Sài Gòn, từng được gọi là “hòn ngọc Viễn Đông.”

Trước khi Nguyễn Việt hoàn thành bản thiết kế, một toà nhà được xây dựng từ năm 1929 trên con đường trước đây được người Pháp gọi là Catinat, một trong những con đường giao thông chính của Indochina thời Pháp thuộc, bị phá bỏ. Tờ New York Times dẫn lời ông Nguyễn Việt nói rằng, lúc đó ông nhận ra rằng nhà cầm quyền CSVN tại Sài Gòn hầu như không có chút quyền hành nào, mà trái lại, số phận của các toà nhà cổ được những người khác quyết định.
Các toà nhà nằm trên đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi, một thời rợp bóng cây xanh, cùng với các khách sạn có hàng hiên rộng, xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết của Graham Greene nói vể cuộc chiến tranh giành độc lập từ tay người Pháp vào đầu thập niên 1950, và những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam không thể xoá nhoà. Thế nhưng khi Sài Gòn mọc lên những kiến trúc của thời hiện đại, người dân nhận ra một hỗn hợp xa lạ khiến họ sợ hãi. Nhiều người đã khóc khi nhìn cảnh các toà nhà cổ kính lần lượt bị phá huỷ, trong vòng 5 đến 7 năm qua.
Hồi năm ngoái, nhiều cư dân chỉ trích nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đốn bỏ 6,700 cây cổ thụ tại Hà Nội, và thương xá Tax 100 năm tuổi tại Sài Gòn. Theo nhà sử học nghiên cứu về Sài Gòn, ông Tim Doling, sự biến mất của một đô thị di sản đã làm Sài Gòn mất đi sức hấp dẫn, gọi mời du khách ngoại quốc đến thăm.
Song Châu / SBTN

No comments:

Post a Comment