Cát Linh, phóng viên RFA
2015-08-30
Nếu lấy mốc thời gian của thập niên 60-70s thì đã 50 năm từ ngày
phong trào nhạc ngoại quốc, nhạc ngoại quốc lời Việt, mà gọi chung là
nhạc trẻ du nhập vào Việt Nam. Những chàng hippy tóc dài, quần ống loe
ngày xưa giờ đây có người đã trở thành thiên cổ, có người tóc đã trắng
như vôi. Thế nhưng, có lẽ chưa bao giờ trong tâm hồn của họ quên đi được
thời kỳ hưng thịnh nhất của nền nhạc trẻ Việt Nam.
Nhân dịp “Cuộc hội ngộ 50 năm nhạc trẻ” sẽ tổ chức ở Nam California sắp đến, Cát Linh xin mời quí vị cùng quay về thập niên 60-70s, gặp lại những người đã khởi xướng nên ngọn lửa âm nhạc đã trở thành lịch sử của một thế hệ thanh niên 50 năm trước.
“Tôi đã từng sống trong thời kỳ đó, là một người thanh niên, họ rất hoang mang trong cuộc sống và về cuộc chiến tranh, người ta rất hoang mang. Giới trẻ ngày đó người ta nghĩ rằng không biết sống chết ngày nào. Có một phong trào hippy, gọi là big music du nhập vào. Giới trẻ say đắm vào dòng nhạc cuồng loạn để vơi bớt những tâm trạng, những buồn chán, lo lắng của giới trẻ bấy giờ.”
Đó là lời tâm tình của nghệ sĩ Kỳ Phát, một trong những chàng trai hippy đã tạo nên phong trào “Việt hoá nhạc trẻ Việt Nam” khi ông nói về nguyên nhân vì sao những thanh niên thế hệ ấy tìm đến và say mê dòng nhạc trẻ.
Thập niên 60, 70s là thời gian mà cuộc chiến và sự chia lìa là đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong các tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Thế nhưng, bên cạnh những bài ca về lính, những ca khúc chinh chiến đau thương, thì nhạc trẻ xuất hiện như một cơn gió thổi bùng ngọn lửa cuồng nhiệt trong tâm hồn của người thanh niên. Nghệ sĩ Kỳ Phát nói rằng trong một khung cảnh xã hội như thế, nhạc trẻ như một liều thuốc phiện đánh tan nỗi hoang mang, lo lắng về cuộc sống chết nay sống mai.
Với nghệ sĩ/nhạc sĩ Nam Lộc, người đã viết nhiều ca khúc ngoại quốc lời Việt trong những năm đó thì ông cho rằng, nhạc trẻ, đơn giản là dành cho người trẻ.
“Đã gọi là giới trẻ thì khi lớn lên, rất tự nhiên, họ thích gì thì họ làm đó. Họ không bị ảnh hưởng nhiều bên ngoài, nghĩa là dù đất nước bị chinh chiến, có chiến tranh nhưng không phải lúc nào họ cũng bị cô lập trong cái chinh chiến đó mà họ vẫn phát triển ý thích của họ.”
Thời điểm đó, đầu những năm 60s, nhạc trẻ đến từ những bản nhạc Rock n Roll của Pháp, cũng như của Anh, Mỹ và du nhập vào Việt Nam, được giới thanh niên thuộc gia đình giàu có thời ấy ưa chuộng. Bên cạnh những bài tình ca, những ca khúc học trò như nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, hay những giai điệu nhẹ nhàng mà ban nhạc Phượng Hoàng trình diễn thì nhạc trẻ được phổ biến một cách rất tự nhiên.
Những điệu nhạc nhanh, cuồng nhiệt nhanh chóng được giới trẻ đón nhận như một nơi quay về sau những hiện thực mất mát từ cuộc chiến.
“Vẫn có những cuộc vui xảy ra hàng đêm. Những người lính khi trở về, thay 1 bộ đồ trận, trở về thì sà vào những cuộc vui, 1 phần là sở thích của họ, 1 phần là quên đi những khổ đau vất vả của chiến trường. Tuổi trẻ là như vậy. Nhớ đấy rồi quên đấy. Vui đấy rồi cười đấy rồi khóc đấy. Nên tôi cho rằng đó nó phản ảnh cái tuổi trẻ trung thực, lúc vui lúc buồn, lúc khổ đau lúc sung sướng. Tuổi trẻ là như vậy.”
Người khởi xướng đầu tiên phong trao nhạc trẻ giai đoạn này là nhạc sĩ Trường Kỳ, người được gọi là ông vua nhạc trẻ, ông vua hippy.
“Trường Kỳ là người tổ chức nhạc trẻ, viết về nhạc trẻ. Khi phong trào hippy phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, về vóc dáng của Trường Kỳ thì anh để tóc dài, để râu giống như những tay hippy ở Mỹ nên người ta gọi anh là vua hippy, vua nhạc trẻ Trường Kỳ.”
Nhạc trẻ được du nhập và được đón nhận như bản năng tự nhiên. Thì cũng như một quy luật, sau khi bị cấm một thời gian ngắn, nhạc trẻ được cho phép hoạt động trở lại. Khi đó, người nghe và người chơi nhạc như thiếu liều thuốc nghiện lâu ngày được thoả mãn sự mong mỏi, thèm muốn với những điệu nhảy và âm thanh cuồng nhiệt. Đó cũng là thời điểm phát triển mạnh nhất của nhạc trẻ.
“Năm 63 là năm đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm, thì trước khi đảo chánh, tổng thống cấm tất cả những cuộc vui, cuộc ăn chơi, những tụ họp nhảy đầm của giới trẻ. Khi bị cấm như vậy thì khi mở cửa ra vào tháng 11/1963 cho phép hoạt động trở lại thì như một phong trào bùng nổ mạnh mẽ.”
Khi đó, nhạc trẻ không còn đơn thuần chỉ là nhạc Pháp của các học sinh trường Tây, mà đã có sự gia nhập của nhạc Mỹ, nhạc Anh như Elvis Presley, The Beattles, Bee Gee...và cho đến năm 1965 thì nhạc trẻ ngoại quốc đã ở thời kỳ thịnh hành nhất, đã trở thành một loại thời trang không thể thiếu trong cuộc sống của thanh niên thời đó.
Adieu jolie Candy C'est à Orly Que finissent Les vacances à Paris Adieu jolie Candy Une voix t'appelle C'est l'heure Déjà de t'en aller Dans cet avion Qui t'emmène vers Angleterre
Từ nay cách xa nghìn trùng Người em bé bỏng Anh tiễn em ra mãi tới nơi phi trường. Còn anh khó quên mùa hè Gặp em, tóc thề Anh đã yêu người em tuổi say mê…(Nhạc: Tiễn em nơi phi trường, nhạc Pháp, lời Việt: nhạc sĩ Phạm Duy)
“Đến năm 65, khi những người lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, họ đem theo luôn cả âm nhạc. Và như vậy, phong trào còn phát triển mạnh nữa. Nào là Mama, Papa...đồng thời các club của người Hoa Kỳ, những người lính Mỹ bắt đầu thuê những ban nhạc của người Việt Nam. Lúc đó ban nhạc trẻ không còn chỉ là thuần tuý trình diễn nhạc trẻ theo ý thích của mình nữa mà bắt đầu có tiền đi phục vụ tại các tụ điểm của người Mỹ, người lính Hoa Kỳ tại Việt Nam.”
Và rồi cũng lại là quy luật. Khi cái gì vượt quá tầm kiểm soát thì sẽ có những phản ứng ngược, mà theo nhạc sĩ Nam Lộc nói rằng:
“Khi phát triển như vậy thì chúng tôi, anh Trường Kỳ và những người bạn khác cảm thấy là đã đến lúc mình cần phải báo động nếu không thì mình sẽ mất giới trẻ đi theo nhạc ngoại quốc mà không đói hoài gì đến nhạc Việt Nam.”
Sự báo động đó là nguyên nhân ra đời của phong trào “Việt hoá nhạc trẻ Việt Nam.”
“Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh...” (Trưng Vương khung cửa mùa thu – Lời Việt: Nam Lộc)
Từ lúc này, những ca khúc ngoại quốc lời Việt như Trưng Vương khung cửa mùa thu, Chỉ còn là giấc mơ qua do nhạc sĩ Nam Lộc viết lời Việt và các ca khúc nhạc trẻ khác của Lê Hựu Hà do nhóm Phượng Hoàng trình bày như một cách dung hoà giữa nhạc ngoại quốc và ngôn ngữ, văn hoá của Việt Nam.
“Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi…” (Chiều Buồn – Serenade – Lời Việt: Phạm Duy)
Một chi tiết rất thú vị được kể lại từ những chàng trai hippy của thời ấy, đó là trong nhóm nhạc trẻ, đứng đầu là nhạc sĩ Phạm Duy. Ông là người có nhiều ca khúc ngoại quốc chuyển lời Việt nhiều nhất thời ấy. Nghệ sĩ Kỳ Phát nhớ lại rằng
“Tuy ông là một nhạc sĩ cao niên, lớn tuổi nhưng ông rất hoà đồng với loại nhạc trẻ và ông dịch rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng.”
“Làm sao có em để ấm giường êm trong một đêm mềm
Ðể ta ngất ngây một giấc mộng ngoan mơ màng ảo huyền.
Một vòng tay ấm, một ngàn nụ hôn
Ðể ta chết đi rồi tái sinh trong kiếp sống cuồng điên.
Cấu xé lớp da, tấm thân ngọc ngà
Làn tóc bơ phờ, là đó: tình ta…” (Làm sao có anh –The God Father I, lời Việt của Phạm Duy)
Chúng ta ai cũng có một kỷ niệm riêng, một quá khứ riêng cho mình để nhớ về. Nhưng có lẽ tất cả những ai đã lớn lên trong thời loạn ly chinh chiến đó, thì chắc chắn sẽ có cùng một trời kỷ niệm mỗi khi hát lại những bài hát đó.
Những bài hát của phong trào nhạc trẻ sẽ mãi mãi ở sâu trong tiềm thức của những người muôn năm cũ, được họ trân quý cất riêng trong một chiếc vali đặc biệt giữa rất nhiều chiếc vali đã đi cùng họ trong cuộc đời.
Nhân dịp “Cuộc hội ngộ 50 năm nhạc trẻ” sẽ tổ chức ở Nam California sắp đến, Cát Linh xin mời quí vị cùng quay về thập niên 60-70s, gặp lại những người đã khởi xướng nên ngọn lửa âm nhạc đã trở thành lịch sử của một thế hệ thanh niên 50 năm trước.
“Tôi đã từng sống trong thời kỳ đó, là một người thanh niên, họ rất hoang mang trong cuộc sống và về cuộc chiến tranh, người ta rất hoang mang. Giới trẻ ngày đó người ta nghĩ rằng không biết sống chết ngày nào. Có một phong trào hippy, gọi là big music du nhập vào. Giới trẻ say đắm vào dòng nhạc cuồng loạn để vơi bớt những tâm trạng, những buồn chán, lo lắng của giới trẻ bấy giờ.”
Đó là lời tâm tình của nghệ sĩ Kỳ Phát, một trong những chàng trai hippy đã tạo nên phong trào “Việt hoá nhạc trẻ Việt Nam” khi ông nói về nguyên nhân vì sao những thanh niên thế hệ ấy tìm đến và say mê dòng nhạc trẻ.
Thập niên 60, 70s là thời gian mà cuộc chiến và sự chia lìa là đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong các tác phẩm văn thơ, âm nhạc. Thế nhưng, bên cạnh những bài ca về lính, những ca khúc chinh chiến đau thương, thì nhạc trẻ xuất hiện như một cơn gió thổi bùng ngọn lửa cuồng nhiệt trong tâm hồn của người thanh niên. Nghệ sĩ Kỳ Phát nói rằng trong một khung cảnh xã hội như thế, nhạc trẻ như một liều thuốc phiện đánh tan nỗi hoang mang, lo lắng về cuộc sống chết nay sống mai.
Với nghệ sĩ/nhạc sĩ Nam Lộc, người đã viết nhiều ca khúc ngoại quốc lời Việt trong những năm đó thì ông cho rằng, nhạc trẻ, đơn giản là dành cho người trẻ.
“Đã gọi là giới trẻ thì khi lớn lên, rất tự nhiên, họ thích gì thì họ làm đó. Họ không bị ảnh hưởng nhiều bên ngoài, nghĩa là dù đất nước bị chinh chiến, có chiến tranh nhưng không phải lúc nào họ cũng bị cô lập trong cái chinh chiến đó mà họ vẫn phát triển ý thích của họ.”
Thời điểm đó, đầu những năm 60s, nhạc trẻ đến từ những bản nhạc Rock n Roll của Pháp, cũng như của Anh, Mỹ và du nhập vào Việt Nam, được giới thanh niên thuộc gia đình giàu có thời ấy ưa chuộng. Bên cạnh những bài tình ca, những ca khúc học trò như nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, hay những giai điệu nhẹ nhàng mà ban nhạc Phượng Hoàng trình diễn thì nhạc trẻ được phổ biến một cách rất tự nhiên.
Những điệu nhạc nhanh, cuồng nhiệt nhanh chóng được giới trẻ đón nhận như một nơi quay về sau những hiện thực mất mát từ cuộc chiến.
“Vẫn có những cuộc vui xảy ra hàng đêm. Những người lính khi trở về, thay 1 bộ đồ trận, trở về thì sà vào những cuộc vui, 1 phần là sở thích của họ, 1 phần là quên đi những khổ đau vất vả của chiến trường. Tuổi trẻ là như vậy. Nhớ đấy rồi quên đấy. Vui đấy rồi cười đấy rồi khóc đấy. Nên tôi cho rằng đó nó phản ảnh cái tuổi trẻ trung thực, lúc vui lúc buồn, lúc khổ đau lúc sung sướng. Tuổi trẻ là như vậy.”
Người khởi xướng đầu tiên phong trao nhạc trẻ giai đoạn này là nhạc sĩ Trường Kỳ, người được gọi là ông vua nhạc trẻ, ông vua hippy.
“Trường Kỳ là người tổ chức nhạc trẻ, viết về nhạc trẻ. Khi phong trào hippy phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, về vóc dáng của Trường Kỳ thì anh để tóc dài, để râu giống như những tay hippy ở Mỹ nên người ta gọi anh là vua hippy, vua nhạc trẻ Trường Kỳ.”
Nhạc trẻ được du nhập và được đón nhận như bản năng tự nhiên. Thì cũng như một quy luật, sau khi bị cấm một thời gian ngắn, nhạc trẻ được cho phép hoạt động trở lại. Khi đó, người nghe và người chơi nhạc như thiếu liều thuốc nghiện lâu ngày được thoả mãn sự mong mỏi, thèm muốn với những điệu nhảy và âm thanh cuồng nhiệt. Đó cũng là thời điểm phát triển mạnh nhất của nhạc trẻ.
“Năm 63 là năm đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm, thì trước khi đảo chánh, tổng thống cấm tất cả những cuộc vui, cuộc ăn chơi, những tụ họp nhảy đầm của giới trẻ. Khi bị cấm như vậy thì khi mở cửa ra vào tháng 11/1963 cho phép hoạt động trở lại thì như một phong trào bùng nổ mạnh mẽ.”
Khi đó, nhạc trẻ không còn đơn thuần chỉ là nhạc Pháp của các học sinh trường Tây, mà đã có sự gia nhập của nhạc Mỹ, nhạc Anh như Elvis Presley, The Beattles, Bee Gee...và cho đến năm 1965 thì nhạc trẻ ngoại quốc đã ở thời kỳ thịnh hành nhất, đã trở thành một loại thời trang không thể thiếu trong cuộc sống của thanh niên thời đó.
Adieu jolie Candy C'est à Orly Que finissent Les vacances à Paris Adieu jolie Candy Une voix t'appelle C'est l'heure Déjà de t'en aller Dans cet avion Qui t'emmène vers Angleterre
Từ nay cách xa nghìn trùng Người em bé bỏng Anh tiễn em ra mãi tới nơi phi trường. Còn anh khó quên mùa hè Gặp em, tóc thề Anh đã yêu người em tuổi say mê…(Nhạc: Tiễn em nơi phi trường, nhạc Pháp, lời Việt: nhạc sĩ Phạm Duy)
“Đến năm 65, khi những người lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, họ đem theo luôn cả âm nhạc. Và như vậy, phong trào còn phát triển mạnh nữa. Nào là Mama, Papa...đồng thời các club của người Hoa Kỳ, những người lính Mỹ bắt đầu thuê những ban nhạc của người Việt Nam. Lúc đó ban nhạc trẻ không còn chỉ là thuần tuý trình diễn nhạc trẻ theo ý thích của mình nữa mà bắt đầu có tiền đi phục vụ tại các tụ điểm của người Mỹ, người lính Hoa Kỳ tại Việt Nam.”
Và rồi cũng lại là quy luật. Khi cái gì vượt quá tầm kiểm soát thì sẽ có những phản ứng ngược, mà theo nhạc sĩ Nam Lộc nói rằng:
“Khi phát triển như vậy thì chúng tôi, anh Trường Kỳ và những người bạn khác cảm thấy là đã đến lúc mình cần phải báo động nếu không thì mình sẽ mất giới trẻ đi theo nhạc ngoại quốc mà không đói hoài gì đến nhạc Việt Nam.”
Sự báo động đó là nguyên nhân ra đời của phong trào “Việt hoá nhạc trẻ Việt Nam.”
“Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh...” (Trưng Vương khung cửa mùa thu – Lời Việt: Nam Lộc)
Từ lúc này, những ca khúc ngoại quốc lời Việt như Trưng Vương khung cửa mùa thu, Chỉ còn là giấc mơ qua do nhạc sĩ Nam Lộc viết lời Việt và các ca khúc nhạc trẻ khác của Lê Hựu Hà do nhóm Phượng Hoàng trình bày như một cách dung hoà giữa nhạc ngoại quốc và ngôn ngữ, văn hoá của Việt Nam.
“Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi…” (Chiều Buồn – Serenade – Lời Việt: Phạm Duy)
Một chi tiết rất thú vị được kể lại từ những chàng trai hippy của thời ấy, đó là trong nhóm nhạc trẻ, đứng đầu là nhạc sĩ Phạm Duy. Ông là người có nhiều ca khúc ngoại quốc chuyển lời Việt nhiều nhất thời ấy. Nghệ sĩ Kỳ Phát nhớ lại rằng
“Tuy ông là một nhạc sĩ cao niên, lớn tuổi nhưng ông rất hoà đồng với loại nhạc trẻ và ông dịch rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng.”
“Làm sao có em để ấm giường êm trong một đêm mềm
Ðể ta ngất ngây một giấc mộng ngoan mơ màng ảo huyền.
Một vòng tay ấm, một ngàn nụ hôn
Ðể ta chết đi rồi tái sinh trong kiếp sống cuồng điên.
Cấu xé lớp da, tấm thân ngọc ngà
Làn tóc bơ phờ, là đó: tình ta…” (Làm sao có anh –The God Father I, lời Việt của Phạm Duy)
Chúng ta ai cũng có một kỷ niệm riêng, một quá khứ riêng cho mình để nhớ về. Nhưng có lẽ tất cả những ai đã lớn lên trong thời loạn ly chinh chiến đó, thì chắc chắn sẽ có cùng một trời kỷ niệm mỗi khi hát lại những bài hát đó.
Những bài hát của phong trào nhạc trẻ sẽ mãi mãi ở sâu trong tiềm thức của những người muôn năm cũ, được họ trân quý cất riêng trong một chiếc vali đặc biệt giữa rất nhiều chiếc vali đã đi cùng họ trong cuộc đời.
No comments:
Post a Comment