***
Ca khúc "Tiếng Gọi Công Dân" là bài quốc ca của Việt Nam trong
thời kỳ Quốc Gia Việt Nam (1948-1955) và miền Nam Việt Nam dưới
thời Việt Nam Cộng Hòa (Đệ Nhất và Đệ Nhị) (1956-1975). Tác
giả bài hát này thường được cho là Lưu Hữu Phước, nhưng thực
ra bài "Tiếng Gọi Công Dân" chỉ dùng nhạc điệu của bài "La
Marche Des Étudiants" do Lưu Hữu Phước viết nhạc, nhưng lời thì
do Đài phát thanh Sài Gòn viết lại, khác đến 85% phiên bản
tiếng Việt sau này của Lưu Hữu Phước. Sự ra đời của "Tiếng
Gọi Công Dân" là quốc ca của Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng
Hòa (VNCH) có nhiều chi tiết thú vị, nhất là vì Lưu Hữu
Phước là đảng viên đảng cộng sản Bắc Việt trong thời chiến
tranh Nam Bắc. Những chi tiết về lịch sử của "Tiếng Gọi Công
Dân" sẽ được trình bàu sau.
Tác giả của "Tiếng Gọi Công Dân" gồm có Lưu Hữu Phước về âm
nhạc và Đài phát thanh Sài Gòn về lời nhạc. Vì tôi không rõ
ai trong Đài phát thanh Sài Gòn viết lại lời nhạc, sau đây tôi
chỉ trình bày vắn tắt tiểu sử của Lưu Hữu Phước (Wikipedia
2015h). Tuy nhiên, ta không nên quên sự đóng góp của những người
vô danh của Đài phát thanh Sài Gòn.
Lưu Hữu Phước sinh năm 1921 tại tỉnh Cần Thơ. Khoảng cuối thập niên
1930, ông lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký. Vào cuối năm 1939, ông
sáng tác bài hát "La Marche des Étudiants," và cùng Mai Văn Bộ đặt lời
tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ học sinh. Sau khi
đỗ tú tài, Lưu Hữu Phước ra Hà Nội học trường Y - Dược, thuộc Viện Đại
học Đông Dương (1940-1944). Thời này, phong trào đấu tranh chính trị của
sinh viên Đông Dương rất mạnh mẽ. Lưu Hữu Phước nhanh chóng trở thành
một trong những thủ lĩnh của phong trào,
Năm 1944, Lưu Hữu Phước tham gia Việt Minh và được giao phó những
nhiệm vụ vận động cách mạng. Sau đó, ông hoạt động với cộng
sản Bắc Việt về các lãnh vực văn hóa và âm nhạc. Sau năm 1975,
ông làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc (1978-1989), và đảm nhận
nhiều chức vụ về văn hóa, giáo dục, và nghệ thuật trong nhóm
cầm quyền cộng sản. Ông mất năm 1989 tại Sài Gòn.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có Tiếng Gọi Thanh Niên,
Bạch Đằng Giang, Hồn Tử Sĩ, Giải Phóng Miền Nam (ca khúc đại
diện Việt cộng).
Nguyên văn lời bài hát "Tiếng Gọi Công Dân" như sau (Ban 2009):
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!
Trong bài này, tôi sẽ trình bày bối cảnh và các diễn tiến lịch sử dẫn đến sự ra đời của "Tiếng Gọi Công Dân" và phân tích các khía cạnh pháp lý về việc ca khúc này được dùng là quốc ca của VNCH. Ngoài ra, như thường lệ, tôi sẽ thảo luận về các khía cạnh của bài hát, nội dung và hình thức. Tôi dùng "khán giả" để chỉ người nghe, người đọc, và người xem.
A. "Tiếng Gọi
Công Dân" ra đời trong thời kỳ sôi bỏng tại Đông Dương với sự
hình thành của quốc gia Việt Nam độc lập
Có nhiều tài liệu viết về nguồn gốc của "Tiếng Gọi Công Dân"
và các tiền thân của bài hát (Xem, thí dụ như, Bạch 2014; Biển
Nhớ; Nguyễn Lưu Viên; Nguyễn Ngọc Huy), và có rất nhiều tài
liệu lịch sử về những biến cố và sự kiện xảy ra trong khoảng
đầu thế kỷ 20 tại Đông Dương và Việt Nam. Sau đây, tôi sẽ chỉ
trình bày vắn tắt các khía cạnh liên hệ đến Lưu Hữu Phước và
"Tiếng Gọi Công Dân" là quốc ca của Quốc Gia Việt Nam và VNCH.
Năm 1939 mở đầu thời kỳ dầu sôi lửa bỏng tại Đông Dương và thế
giới khi Thế Chiến II bùng nổ. Cuối năm này, Lưu Hữu Phước
viết nhạc và Mai Văn Bộ viết lời (tiếng Pháp) "La Marche des
Étudiants."
Năm 1941, Lưu Hữu Phước viết lời Việt và đổi tựa bài là "Tiếng
Gọi Sinh Viên" hay "Sinh Viên Hành Khúc," được Tổng hội Sinh Viên
Đông Dương dùng là ca khúc nghi lễ của Tổng hội. Có tài liệu
cho biết Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên viết lời Việt cho "Tiếng
Gọi Sinh Viên" (Nguyễn Lưu Viên).
Năm 1941, Hồ Chí Minh và các đồng chí thành lập Việt Minh là
một tổ chức võ trang phục vụ các mục tiêu cộng sản được Tàu
cộng giao phó. Vì chủ nghĩa cộng sản bị nguyền rủa bởi các
thành phần quốc gia yêu nước, Hồ và các đồng chí gian manh giở
trò lừa đảo bằng cách ngụy trang Việt Minh là một tổ chức
quốc gia, chống Pháp (Cao-Đắc 2014). Biết bao nhiêu người trẻ
tuổi có lòng yêu nước đã bị Việt Minh lừa đảo để tham gia
hoặc ủng hộ Việt Minh. Đến khi họ khám phá ra bộ mặt thật
của Việt Minh là cộng sản, thì quá trễ vì họ đã dính líu
quá sâu vào những hoạt động cộng sản. Do đó, những người trẻ
ái quốc này "bị buộc phải hợp tác với đảng cộng sản" (Buttinger
1967, 266). Những chi tiết về Việt Minh và mánh khóe của Hồ và
các đồng chí đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích lý
do tại sao Lưu Hữu Phước, tác giả của một ca khúc kêu gọi sinh
viên nổi dậy cho tổ quốc, sau này gia nhập Việt Minh.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố độc lập, thu hồi chủ
quyền cho toàn quốc Việt Nam. Chính phủ Trần Trọng Kim, thành
lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, mở đường cho một cuộc lấy quyền
lực sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm
1945.
Ngay sau khi được thành lập, ngày 8 tháng 5 năm 1945, chính phủ
Trần Trọng Kim lựa chọn biểu tượng quốc gia, đổi tên nước
thành Ðế Quốc Việt Nam và chọn quốc kỳ nền vàng có một quẻ Ly màu đỏ ở
giữa. Về quốc ca, có tài liệu cho rằng quốc ca là bản "Việt Nam
Minh Châu Trời Ðông" của nhạc sĩ Hùng Lân (Nguyễn Ngọc Huy). Tuy
nhiên, theo một số tài liệu, bản "Đăng Đàn Cung," bản quốc ca
hoặc nhạc triều đình trước đó, vẫn được dùng là quốc ca (Marr
1995, 121). Trong hồi ký ông, Trần Trọng Kim viết, "Bài quốc ca
thì từ trước vẫn dùng bài 'Ðăng Ðàn' là bài ca rất cổ, mà âm điệu nghe
nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ: trước khi có bài nào hay hơn và có nghĩa
lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy" (Trần 1969, 60-61).
Tuy hiện hữu chỉ trong một thời gian ngắn (Marr 1995, 351-352),
chính phủ Trần Trọng Kim có những đóng góp tích cực mở đường
cho những hoạt động xây dựng một đất nước hùng mạnh vừa mới
được giành độc lập. Oái oăm thay, cộng sản lợi dụng những
đóng góp này trong việc cướp đoạt chính quyền bất hợp pháp
vào tháng 8 năm 1945 trong cái gọi là cách mạng tháng tám
(Cao-Đắc 2014). Dự án đáng nể nhất của chính phủ Trần Trọng
Kim là tổ chức giới trẻ và thanh niên. Vào ngày 25 tháng 5 năm
1945, một nghị định hoàng gia đặt ra một cơ cấu có thứ tự cho
các tổ chức thanh niên (Vu 1986, 309-310).
Quan trọng nhất trong các tổ chức thanh niên là tổ chức Thanh
niên Tiền Phong (TNTP), được Thống đốc Nam Kỳ Minoda cho phép thành
lập ngày 21 tháng 4 năm 1945 (Marr 1995, 134-135; Nguyễn Ngọc Huy;
Wikipedia 2015c). TNTP là một tổ chức thành lập dựa vào mô hình
Hướng đạo Việt Nam và Tổng hội sinh viên Đông Dương, và được
sự giúp đỡ của chính phủ Trần Trọng Kim dưới sự bảo trợ của
Nhật (Wikipedia 2015c). TNTP có hàng vạn thành viên lúc mới
thành lập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tải
thương nạn nhân bom đạn, giúp đỡ nạn đói (Marr 1995, 134; Nguyễn
Ngọc Huy). Trong dịp lễ tuyên thệ của TNTP vào tháng 7, 1945 tại
Sài Gòn, có 50.000 thành viên tham dự. Thành viên của ủy ban
lãnh đạo TNTP gồm có Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Trần
Bửu Kiếm, Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, và Lê Văn
Huấn (Marr 1995, 135; Wikipedia 2015c). Cộng sản, dưới chiêu bài
yêu nước do Việt Minh rêu rao, xâm nhập vào các hội đoàn sinh
viên và thanh niên (Marr 1995, 134-135, 217-218; Vu 1986, 309-310),
dẫn đến việc TNTP sau này giải tán và nhiều thành viên gia
nhập Việt Minh.
Năm 1945, TNTP sửa đổi thêm lời bài hát "Sinh Viên Hành Khúc" và
đổi tựa bài thành "Tiếng Gọi Thanh Niên" hay "Thanh Niên Hành Khúc"
và dùng bài hát là ca khúc của tổ chức (Wikipedia 2015b). Như
sẽ được trình bày sau, vì TNTP là một tổ chức thuộc chính
phủ, ca khúc "Tiếng Gọi Thanh Niên" trở thành ca khúc thuộc
chính phủ Đế Quốc Việt Nam.
Ngày 7 tháng 12 năm 1947, Quốc Gia Việt Nam được thành lập và có
nhiều nội các chính phủ cho tới năm 1955. Nội các chính phủ
trong thời Quốc Gia Việt Nam thay đổi nhiều lần, bắt đầu với
Nguyễn Văn Xuân (1948-1949) cho đến Ngô Đình Diệm (1954-1955)
(Wikipedia 2015a).
Năm 1948, chính phủ Nguyễn Văn Xuân của Quốc Gia Việt Nam chọn bài
"Thanh Niên Hành Khúc" làm quốc ca với tên mới là "Tiếng Gọi Công Dân"
hay "Công Dân Hành Khúc." Theo Trần Văn Đôn, ông, Nguyễn Khánh, Lê
Văn Kim, và Lê Văn Đức "đề nghị thay lá cờ vàng chữ Ly có từ
chánh phủ Trần Trọng Kim ra cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng
giòng máu dân của ba miền và lấy bài Thanh Niên Hành Khúc
của Lưu Hữu Phước làm Quốc ca vì lời ca hùng hồn" (trích
trong Hoàng 2002, 2177). Về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Đôn viết,
"Lúc đó tôi nghĩ Lưu Hữu Phước cũng như bao nhiêu thanh niên yêu
nước khác đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước chứ
chưa phải là một đảng viên cộng sản. Hơn nữa bài ca này đã
sáng tác trước ngày Việt Minh lên nắm chánh quyền. Vì vậy mà
Đại hội đồng ý chấp thuận đề nghị của chúng tôi" (trích trong
sđd.).
Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm, bấy giờ là Thủ tướng,
tổ chức một cuộc cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại.
Chính thể VNCH được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955.
Tháng 3 năm 1956, chính phủ tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội Lập hiến.
Sau đó, "Quốc Hội Lập Hiến khai mạc vào tháng 3 năm 1956 và có nhiệm
vụ chọn quốc ca và quốc kỳ" (Biển Nhớ). Sau khi xem xét và đánh
giá các bài hát gửi cho tuyển chọn, Quốc hội Lập Hiến quyết
định không lựa bài mới nào, và "duy trì bài quốc ca mà các chính
phủ Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Văn Tâm đã chọn trước đó rồi ra lệnh cho
nhân viên Đài phát thanh Sài Gòn sửa lại lời ca" (sđd.). Đài phát
thanh Sài Gòn sửa chữa thêm để làm thành bản quốc ca của VNCH với tên
gọi "Tiếng Gọi Công Dân" và ca khúc này là quốc ca của hai nền
Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại Việt Nam cho tới năm 1975. Ca
khúc "Tiếng Gọi Công Dân" tiếp tục được duy trì là quốc ca của
chính thể VNCH cho cộng đồng người Việt hải ngoại sau ngày 30
tháng 4 năm 1975.
Sau đây là lời ca khúc "Tiếng Gọi Sinh Viên" và "Tiếng Gọi Thanh
Niên." Tôi chỉ trích phiên khúc gần giống nhất với bài "Tiếng
Gọi Công Dân" cho so sánh. Có nhiều phiên bản khác nhau và một
bản có thể có nhiều phiên khúc. Độc giả có thể tìm đọc thêm
tại các tài liệu khác (Xem, thí dụ như, ConHoiThoConDauTranh
2011; Wikipedia 2015b). Phần in đậm cho thấy những chỗ khác với
"Tiếng Gọi Công Dân."
"Tiếng Gọi Sinh Viên":
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Đồng lòng cùng đi, đi, đi mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
"Tiếng Gọi Thanh Niên":
Này thanh niên ơi, tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi đi đi sá gì thân sống
Nhìn non sông nát tan thù nung tâm chí cao
Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào.
Liều thân xông pha ta tranh đấu
Cờ nghĩa phất phới vàng pha máu
Cùng tiến quét hết những loài dã man
Hầu đem quê hương thoát vòng u ám
Thề quyết lấy máu nóng mà rửa oán chung
Muôn thuở vì núi sông nêu tiếng anh hùng.
Anh em ơi mau tiến lên dưới cờ
Thanh niên ơi quật cường nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng
Trong phần sau đây, cho vắn tắt, tôi dùng "Sinh Viên," "Thanh Niên,"
và "Công Dân" với các chữ "Tiếng Gọi" hoặc "Hành Khúc" được
hiểu ngầm.
Toàn bài "Thanh Niên" có 120 chữ. Trong số này, chỉ có 18 chữ
là giống y hệt với bài "Công Dân." Hai phiên bản, do đó, khác
nhau 85%. Với mức độ khác nhau quá nhiều, ta có thể coi như lời
bài hát được hoàn toàn viết lại bởi chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa.
B. Ca khúc
"Tiếng Gọi Công Dân" dùng làm quốc ca của VNCH một cách hợp
pháp và nói lên tinh thần dân tộc của người miền Nam:
Sự kiện quốc ca của Quốc Gia Việt Nam và VNCH được viết bởi
một đảng viên cộng sản gây ra nhiều câu hỏi. Theo một số tài
liệu, chính Lưu Hữu Phước "từ năm 1949, đã viết thư kịch liệt phản
đối mạnh mẽ về việc này" (Bạch 2014). Trong thời chiến tranh Nam Bắc,
từ Hà Nội, Lưu Hữu Phước từng lên Đài tiếng nói Việt Nam (Hà Nội) "liên
tục bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành
Khúc của ông 'vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục
đích khác!' "(sđd.).
Câu hỏi đặt ra là sự chống đối của Lưu Hữu Phước có chính
đáng không, và chính phủ VNCH có hành động đúng khi dùng nhạc
của một đảng viên cộng sản là nhạc cho quốc ca. Câu trả lời
ngắn là sự chống đối của Lưu Hữu Phước hoàn toàn vô giá trị
và chính phủ VNCH hành động hợp pháp khi dùng nhạc của ông là
quốc ca của VNCH, như được trình bày sau đây.
1. Lưu Hữu Phước đã nhường,
hoặc mất, quyền sở hữu ca khúc "Tiếng Gọi Thanh Niên" cho Đế
Quốc Việt Nam, Quốc Gia Việt Nam, và VNCH từ năm 1945:
Có hai khía cạnh pháp lý xác định Lưu Hữu Phước đã mất quyền
sở hữu ca khúc "Thanh Niên" và nhạc điệu cho ca khúc "Công Dân"
cho Đế Quốc Việt Nam, Quốc Gia Việt Nam, và VNCH: (1) TNTP là
một tổ chức thuộc Đế Quốc Việt Nam, và (2) Học Thuyết Ngăn
Chận không cho phép Lưu Hữu Phước phản đối việc dùng nhạc của
ông.
Thảo luận về các khía cạnh pháp lý về vấn đề bản quyền của
Lưu Hữu Phước ra ngoài phạm vi của bài này, vì nó đòi hỏi
tìm tòi về luật bản quyền tại Việt Nam vào năm Lưu Hữu Phước
viết nhạc cho bài "La Marche des Étudiants." Ta không rõ lúc bấy
giờ có luật bản quyền hay không, và nếu có, các điều luật đó
như thế nào. Tuy nhiên, việc đó thực ra không quan trọng, vì cho
dù Lưu Hữu Phước có bản quyền lúc ông sáng tác bài "La Marche
des Étudiants," ông đã nhường, hoặc mất, quyền đó lại cho Tổng
hội Sinh viên Đông Dương và tổ chức TNTP, cũng như nhạc sĩ Văn Cao
đã nhường quyền sở hữu ca khúc "Tiến Quân Ca" cho Việt Minh năm
1944.
a, Tổ chức TNTP là một tổ chức thuộc Đế Quốc Việt Nam và do
đó ca khúc "Thanh Niên" của tổ chức này thuộc về Đế Quốc Việt
Nam.
Vào tháng 7, 1945, một phái đoàn 38 người của TNTP ra Huế để
gặp vua Bảo Đại. Bảo Đại phong Phạm Ngọc Thạch, người đứng
đầu phong trào TNTP, là đại diện về thanh niên cho chính phủ
hoàng gia tại miền Nam (Marr 1995, 135). Chi tiết này rất quan
trọng vì nó thiết lập căn bản pháp lý của TNTP: đó là một cơ
quan thuộc Ðế Quốc Việt Nam và hoạt động dưới sự bảo trợ của
chính phủ Trần Trọng Kim.
TNTP là một tổ chức bán quân sự (paramilitary). Thành viên được
huấn luyện dùng vũ khí, mặc đồng phục (áo trắng, quần short
sẫm) (Marr 1995, 134, 381), có cờ và ca khúc chính thức ("Thanh
Niên"), có quyền cho thẻ căn cước trong một số vùng (Marr 1995,
135). Để có thể hoạt động với phạm vi và thẩm quyền như vậy,
TNTP phải có một qui chế hiện hữu chính thức và ngân quỹ dồi
dào. Quy chế và tài trợ đó chỉ có thể đến từ chính phủ
Trần Trọng Kim của Ðế Quốc Việt Nam. Do đó, những sản phẩm hoặc
kết quả của TNTP đương nhiên là thuộc về Ðế Quốc Việt Nam. Vì
vậy, khi Lưu Hữu Phước để ca khúc "Thanh Niên" dùng bởi TNTP là
ca khúc của tổ chức, ông đã mặc nhiên nhường quyền sở hữu ca
khúc đó cho Ðế Quốc Việt Nam, và Ðế Quốc Việt Nam (sau này được
thừa kế bởi Quốc Gia Việt Nam và VNCH theo luật thừa kế của
các thực thể quốc gia) có sở hữu ca khúc "Thanh Niên" từ lúc
TNTP dùng ca khúc này, vào khoảng tháng 7 năm 1945, hoặc sớm
hơn.
Cho dù sau này tổ chức TNTP giải tán và gia nhập Việt Minh, sự
kiện vẫn rõ ràng là ca khúc "Thanh Niên" đã trở thành tiếng
nói của Ðế Quốc Việt Nam vào tháng 7 năm 1945, hoặc sớm hơn,
trước ngày Việt Minh cướp chính quyền vào tháng 8, 1945. Ngoài
ra, cho dù Lưu Hữu Phước không đồng ý để ca khúc "Thanh Niên" là
ca khúc chính thức của TNTP (một giả thiết hầu như không thể
có được vì ông nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức này), ông
đã mất quyền sở hữu ca khúc này qua hành động im lặng và
không phản đối của ông khi ca khúc đó được dùng rộng rãi khắp
nơi, theo một học thuyết pháp lý trình bày sau đây.
b, "Học Thuyết Ngăn Chận" không cho phép Lưu Hữu Phước phản đối
việc dùng nhạc của "Thanh Niên" là nhạc quốc ca VNCH:
Không có tài liệu nào cho thấy Lưu Hữu Phước phản đối việc
các tổ chức này dùng ca khúc "Sinh Viên" hoặc "Thanh Niên" là ca
khúc nghi lễ của tổ chức trong khoảng thời gian các phiên bản
được lưu hành và trình diễn công cộng từ năm 1941 đến năm 1949.
(Lưu Hữu Phước chỉ mới bắt đầu phản đối từ 1949.) Sự không
phản đối, hoặc im lặng, của Lưu Hữu Phước trước biết bao nhiêu
việc dùng công khai nhạc của ông, cho thấy ông đã nhường quyền
về nhạc ca khúc này cho công chúng. Do đó, Lưu Hữu Phước đã
hoàn toàn mất quyền sở hữu về ca khúc "Sinh Viên" trong khoảng
năm 1940-1945. Khi một tác phẩm trở thành tác phẩm cho vùng công
chúng, theo luật pháp hoặc do hành động của tác giả (rõ rệt
hoặc hàm ý), ai cũng có quyền dùng tác phẩm đó mà không cần
phải có sự thỏa thuận của tác giả.
Trong luật pháp, một học thuyết căn bản về việc bị mất quyền
lợi là "Học Thuyết Ngăn Chận" (Doctrine of Estoppel). Chữ
"estoppel" có nghĩa là bị chặn lại. Người Norman dùng từ ngữ
Pháp "estoupail" có nghĩa là nút thùng, lọ (bung) hay nút chai
(cork) dùng để ngăn chận cái gì không cho ra (Duhaime). Học
thuyết này đã có từ thế́ kỷ 15 xuất pháp từ Anh (sđd.),
được đặt ra để tránh bất công do lừa đảo hoặc không phù hợp,
thống nhất. Tôi không thể đi sâu vào học thuyết này vì những
lý thuyết phức tạp về luật pháp, nhưng có thể trình bày các
điểm chính.
Một cách vắn tắt, Học Thuyết Ngăn Chận không cho phép một
người chối bỏ cái gì đã được thiết lập là sự thật qua hành
động của viên chức tư pháp hay lập pháp, hoặc qua ngay chính
hành động của người đó, rõ rệt hoặc hiểu ngầm (Wikipedia
2015e). Khi học thuyết này áp dụng cho các vấn đề về tài sản
hoặc sở hữu (kể cả tài sản trí tuệ), thường có ba nhánh dựa
vào: im lặng (acquiescence), diễn tả (representation), và lời
hứa (promise) (McFarlane 2014, 3). Nhánh dựa vào im lặng có lẽ
thích hợp nhất trong trường hợp Lưu Hữu Phước vì ta chưa có
bằng chứng rõ rệt cho sự diễn tả hoặc lời hứa của ông với
các tổ chức liên hệ, nhưng ta có bằng chứng rõ rệt về sự im
lặng của ông.
Học Thuyết Ngăn Chận dựa vào im lặng có thể được giải thích
như sau. Khi B làm những hành động dựa vào sự tin tưởng lầm
lẫn rằng quyền nào đó của A là thuộc về B; và A, biết đến
hành động này của B, giữ im lặng và không đòi lại quyền của
mình, thì A bị mất quyền đó nếu B chịu thiệt thòi khi phải
trả lại A quyền đó (McFarlane 2014, 3).
Đem vào trường hợp của Lưu Hữu Phước, giả sử ông không có ý
định cho Tổng hội Sinh Viên Đông Dương dùng ca khúc "Sinh Viên"
hoặc tổ chức TNTP dùng ca khúc "Thanh Niên." (Nếu ông có ý định
nhường quyền cho vùng công chúng và để các tổ chức tùy nghi
dùng nhạc điệu hoặc ca khúc "Sinh Viên" thì không còn vấn đề
bàn cãi nữa.) Tổng hội dùng ca khúc đó dựa vào sự tin tưởng
lầm lẫn về quyền của hội là được ông cho phép. Lưu Hữu Phước
là thành phần lãnh đạo trong Tổng hội Sinh Viên và TNTP. Do đó
đương nhiên ông biết hành động này của hai tổ chức, nhưng ông
không phản đối, và giữ im lặng trong suốt những năm từ 1941 (khi
Tổng hội Sinh Viên Đông Dương công khai dùng ca khúc "Sinh Viên"
là ca khúc nghi lễ của hội), qua năm 1945 (khi tổ chức TNTP dùng
ca khúc "Thanh Niên" là ca khúc của tổ chức), qua năm 1948 khi
chính phủ Nguyễn Văn Xuân sửa lại lời nhạc và dùng ca khúc
"Công Dân" là quốc ca của Quốc Gia Việt Nam. Sự im lặng của ông
là bằng chứng cụ thể cho thấy ông đã nhường quyền sở hữu cho
Tổng hội và TNTP, và đã tước ông quyền sở hữu của nhạc điệu
trong ca khúc "Thanh Niên" ngay từ năm 1941, hoặc ít nhất là năm
1945. Chỉ đến năm 1949, Lưu Hữu Phước mới bắt đầu phản đối
việc ca khúc "Công Dân" là quốc ca của Quốc Gia Việt Nam. Lúc
bấy giờ, mọi việc đã quá trễ. Các tổ chức này không thể trả
lại quyền sở hữu đó cho ông vì họ sẽ bị thiệt thòi do sự
đầu tư tài chánh, nhân sự, biểu tượng, tiếng tăm cho bài hát.
Do đó, Lưu Hữu Phước đã mất quyền sở hữu bài hát và bị ngăn
chận đòi lại quyền đó. và lời phản đối của ông trở nên vô
giá trị. Tám năm trời im lặng là một khoảng thời gian quá
dài.
Tuy Học Thuyết Ngăn Chận là học thuyết mới, các lý lẽ pháp
luật và nguyên tắc công bằng hiện hữu từ hàng trăm năm. Vì
không có vụ kiện nào liên hệ đến vấn đề này, ta không rõ tòa
sẽ xử thế nào; nhưng điều chắc chắn là nếu có, một tòa án
công minh sẽ dùng các nguyên tắc công bằng.
Vì nhạc điệu của "Thanh Niên" của Lưu Hữu Phước đã thuộc về
Đế Quốc Việt Nam qua sự im lặng của ông, VNCH có quyền dùng
nhạc điệu đó mà không cần sự thỏa thuận của ông. Ngoài ra,
quốc gia VNCH có bản quyền trên lời ca "Công Dân" vì lời ca khác
hẳn lời ca của "Thanh Niên" đến 85%. Do đó, sự phản đối của
Lưu Hữu Phước sau này về nhạc điệu của "Công Dân" hoàn toàn vô
giá trị, và lại còn vô giá trị hơn với lời ca.
2. Quốc Gia Việt Nam và VNCH không hề đạo nhạc của Lưu Hữu Phước vì tên ông luôn luôn được ghi nhận rõ rệt:
Một số người cộng sản kết tội một cách ngu xuẩn là chính
phủ VNCH ăn cắp nhạc của Lưu Hữu Phước cho bài quốc ca. Những
lời kết tội này không những vô căn cứ theo lịch sử nguồn gốc
bài hát như trình bày ở trên, mà còn phản ảnh sự kém hiểu
biết về ăn cắp văn chương và đạo văn.
Ăn cắp văn học hoặc văn chương (literary theft) là một hành động ăn cắp
tác phẩm văn học của người khác. Ăn cắp văn học cũng có thể gọi là đạo
văn (plagiarism), mặc dù ăn cắp văn học có thể có một phạm vi rộng hơn
so với đạo văn. Trên thực tế, ăn cắp văn học và đạo văn được dùng thay
thế lẫn nhau. Đạo văn tránh chữ "ăn cắp" hay "đánh trộm" nhưng nó
có cùng nghĩa. "Plagiarism" có gốc từ chữ "plagiarus," một chữ Latin
có nghĩa là "bắt cóc nô lệ" (Pappas 1998, 31). Các hành vi đạo văn tương
tự như hành vi bắt cóc, hoặc ăn cắp, công trình người khác. Có nhiều
định nghĩa cho đạo văn từ một số nguồn tài liệu (Xem, thí dụ
như, Johnson, 1755, trích dẫn trong Mallon 1989, 11; từ điển tiếng
Anh Oxford, trích dẫn trong Stearns 1999, 17; Stearns 1999, 7; Wikipedia
2015g). Đại khái, đạo văn là "cố ý lấy tài sản văn học của người
khác mà không ghi công và mạo nhận nó là của riêng mình" (Stearns
1999, 7). Điểm chính của đạo văn là "mạo nhận là của chính
mình" hay "trình bày như của chính mình," nghĩa là tạo ấn tượng
cho người khác khiến họ tưởng thủ phạm là tác giả.
Đạo văn là một khái niệm đạo đức hay luân lý hơn là một khái niệm
pháp luật. Tại Hoa Kỳ, không có luật liên bang chống lại hành vi ăn cắp
văn học hoặc đạo văn. Các tổ chức tư nhân hoặc công cộng (thí dụ, cơ
quan giáo dục, trường học) có thể đặt ra các quy tắc riêng và
biện pháp kỷ luật đối với hành vi đạo văn dưới khuôn kh̀ổ của các
tổ chức đó. Ngoài ra, đạo văn và vi phạm bản quyền là hai khái
niệm khác nhau. Đạo văn có thể hoặc không thể dẫn đến vi phạm bản
quyền, và ngược lại.
Thông thường, đạo văn dính líu chỉ vài đoạn văn, và nhiều khi
chỉ vài câu. Một trường hợp đạo văn trở thành toàn diện hay
tột độ là khi kẻ đạo văn ăn cắp toàn bộ tác phẩm của người
khác và xưng là của mình. Trường hợp này rất hiếm có vì mức
độ gian xảo cực độ và rất ít có người nào mặt dầy mặt dạn
dám có gan làm những chuyện kinh khủng như vậy. Tuy nhiên, trong
lịch sử nhân loại, có một kẻ đã làm chuyện đó. Đó là Hồ
Chí Minh. Hồ đạo văn toàn diện ít nhất ba văn bản: "Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam" (Xem, thí dụ như, Quinn-Judge 2002, 18), "Bản Án Chế độ Thực Dân Pháp" (Xem, thí dụ như, Thụy 2012, 560-562), và "Nhật Ký Trong Tù" (Xem,
thí dụ như, Lê 1990). Có thể cái "văn hóa đạo văn" này đã
thấm nhuần trong thành phần cộng sản theo gương Hồ, nên nhiều
người cộng sản tưởng ai cũng như họ, kết tội chính phủ VNCH
đạo nhạc của Lưu Hữu Phước.
Quốc Gia Việt Nam và VNCH không hề mạo nhận tác giả, hoặc tạo
ấn tượng cho người khác khiến họ tưởng tác giả quốc ca là
người đang phục vụ trong miền Nam. Ngược lại, Quốc Gia Việt Nam
ngay từ thời chính phủ Nguyễn Văn Xuân năm 1948 và VNCH luôn luôn
ghi rõ tác giả ca khúc "Công Dân" là Lưu Hữu Phước. Việc ghi rõ
tên tác giả Lưu Hữu Phước cho thấy Quốc Gia Việt Nam và VNCH
không ăn cắp nhạc hoặc đạo nhạc của Lưu Hữu Phước. Không những
thế, chính phủ VNCH lúc nào cũng cho Lưu Hữu Phước cái danh dự
là tác giả của quốc ca VNCH cho dù ông chỉ là tác giả của
nhạc điệu và không phải là tác giả của lời nhạc. Về việc
bản quyền, như đã trình bày trên, cho dù Lưu Hữu Phước có bản
quyền, ông đã bị mất bản quyền này và nhường quyền lại cho
VNCH.
3. Việc dùng nhạc của Lưu
Hữu Phước cho quốc ca của VNCH cho thấy tinh thần dân tộc của
người miền Nam Việt Nam đối với toàn dân Việt:
Miền Nam không thiếu nhân tài viết nhạc cho quốc ca, như đã được
chứng tỏ qua kho tàng nhạc vàng vô giá tại miền Nam trước năm
1975. Chính phủ Nguyễn Văn Xuân, Quốc hội thời Đệ Nhất Cộng
Hòa, và chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa không câu nệ sự kiện tác
giả nhạc điệu của bài quốc ca là người ở "phe bên kia" mà vẫn
tiếp tục dùng nhạc điệu này, vì lúc ông sáng tác bản nhạc,
"Lưu Hữu Phước cũng như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác đứng
lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước chứ chưa phải là một
đảng viên cộng sản" (trích lời Trần Văn Đôn, trong Hoàng 2002,
2177). Điều đó cho thấy người miền Nam không có sự đố kỵ, hận
thù, lòng dạ nhỏ nhen, mà ngược lại còn cho thấy tinh thần dân
tộc và thương yêu đồng bào. Tinh thần dân tộc này thể hiện
bản chất nhân bản, khai phóng, và yêu thương đồng bào, không phân
biệt Nam Bắc, của người miền Nam không cộng sản.
Ngược lại, chắc chắn nhóm cầm quyền cộng sản Bắc Việt không
bao giờ dùng nhạc viết bởi nhạc sĩ của Quốc Gia Việt Nam hoặc
VNCH, cho dù những bài đó không dính dáng gì đến chính trị
hoặc đả kích cộng sản. Lòng dạ nhỏ nhen, bụng tiểu nhân, mặc
cảm tự ti, và đầu óc chia rẽ hận thù của nhóm cầm quyền
cộng sản Bắc Việt đã được biết rõ khi chúng cấm đoán nhạc
miền Nam ngay cả sau khi chúng chiếm đoạt được miền Nam năm 1975.
Ta cũng nên hiểu Lưu Hữu Phước có thể bị nhóm cầm quyền cộng
sản Bắc Việt bắt buộc lên tiếng phản đối, vì khó tin một
nhạc sĩ, thay vì hãnh diện, lại có thái độ bực bội việc tác
phẩm mình được dùng cho một mục đích cao cả là quốc ca của
một quốc gia. Ngoài ra, Lưu Hữu Phước lên tiếng phản đối vào
năm 1949, khi Ngô Đình Diệm chưa làm Thủ tướng, và Mỹ chưa đặt
chân lên miền Nam. Do đó, bảo rằng Lưu Hữu Phước phản đối vì
miền Nam phục vụ đế quốc Mỹ là hoàn toàn sai lầm.
C. "Tiếng Gọi
Công Dân" có bố cục chặt chẽ, là lời kêu gọi toàn dân đứng lên
tranh đấu cho quốc gia thoát khỏi cơn nguy biến.
Quốc kỳ và quốc ca là khí cụ hữu hiệu giúp dân ràng buộc
với nhau và là hai biểu tượng quan trọng nhất cho một quốc gia.
Vì là biểu tượng quốc gia, quốc kỳ và quốc ca có vai trò
thiêng liêng và cao cả trong việc lôi kéo toàn dân vào nhau.
Ngoài ra, quốc ca thường được trình bày trong những dịp long
trọng hoặc nghiêm trang. Để tạo không khí nghiêm trang và nhấn
mạnh tinh thần quốc gia, rất quan trọng là quốc ca có nhạc
điệu hùng hồn, tha thiết, dễ hát, và lời ca khơi động lòng yêu
nước của toàn dân. Ca khúc "Tiếng Gọi Công Dân" có đầy đủ
những tính chất đó ở mức độ cao, và là một bài quốc ca bất
hủ.
Kelen (2015, 71) phân loại ra ba loại quốc ca dựa vào nội dung
lời ca: (1) bài hát "hành khúc" hoặc thúc giục, thí dụ như "La
Marseillaise" (Pháp); (2) hoạt cảnh tự chúc mừng (bức tranh của
một quốc gia xứng đáng), như "Advance Australia Fair" (Úc) hoặc
"The Star-Spangled Banner" (Hoa Kỳ); và (3) ca khúc cầu nguyện, tha
thiết đến thần thánh, như "God Save the King/Queen" (Anh). Có
nhiều quốc ca có chút ít mỗi phần, hoặc không thích hợp với
các loại này. "Công Dân" có đủ cả ba loại đó. Là bài "hành
khúc," "Công Dân" thúc giục người dân hy sinh cho tổ quốc và
hiến thân dưới cờ. Là bài ca ngợi quốc gia xứng đáng, "Công
Dân" ca ngợi tiếng tăm người Nam vang khắp nơi và cho đến muôn
đời và nòi giống vẻ vang. Là bài tha thiế́t đến thực thể
thiêng liêng, "Công Dân" nhắc nhở lịch sử mấy ngàn năm của giòng
giống Lạc Hồng.
Một cách độc đáo, tuy lời ca "Tiếng Gọi Công Dân" được viết năm
1956, nội dung có một bố cục chặt chẽ, mạch lạc, và có luận
lý, đi theo thể thức một bài phân tích pháp luật. Hầu hết
các bài viết phân tích pháp luật, bài thi luật, hoặc bài tóm
tắt phân tích các vụ kiện tố tụng đều theo một thể thức nào
đó. Các thể thức này đặt ra để giúp bài viết sáng sủa, mạch
lạc, và có những chú trọng thích hợp.
Tại Hoa Kỳ, có nhiều thể thức viết cho các bài luận pháp lý,
như IRAC, CRRACC (Xem, thí dụ như, CUNY; Wikipedia 2015i). Đại
khái, thể thức IRAC (Issue, Rule, Analysis, Conclusion) gồm có bốn
phần: Issue (Đặt vấn đề), Rule (Phát biểu luật/ quy tắc),
Analysis/ Application (Phân tích/ Áp dụng/ Diễn giải), và
Conclusion (Kết luận). Sau đây là một thí dụ một bài viết về
một vấn đề pháp luật theo thể thức IRAC (đây chỉ là một thí
dụ đơn giản và không phải là một bài viết phản ảnh thực tế):
1) Đặt vấn đề: Vấn đề đặt ra là Nguyễn Văn X có phạm tội giết người không?
2) Phát biểu luật/ quy tắc: Theo luật hình sự California,
luật 187(a), hình luật giết người là giết bất hợp pháp một
người hay một bào thai với chủ ý phạm tội.
3) Phân tích/ Áp dụng/ Diễn giải: Nguyễn Văn X. mang dao giấu trong người và ngồi chờ nạn nhân đến quán ăn. Theo vụ California v. Trần Z.,
khi một người giấu vũ khí trong người và ngồi chờ, người đó
có chủ tâm phạm tội. Ở đây, X. gói con dao trong bao ny lông, và
nhét trong bụng, rõ ràng giấu giếm vũ khí. X. ngồi trong quán
không ăn gì mà chỉ uống đá lạnh trong nửa tiếng, cho thấy X.
chờ đợi nạn nhân. Do đó, X có ý định giết người với chủ ý
phạm tội. Khi nạn nhân đến quán ăn, X bước tới bàn nạn nhân và
móc dao ra chém nạn nhân liên tiếp cả chục nhát vào mặt, cổ,
ngực, và bụng. Nạn nhân ngã xuống đất và chết ngay tại chỗ.
Hành động của X giết chết nạn nhân một cách bất hợp pháp.
Bào chữa cho X. có thể dựa vào lý thuyết cơn điên mãnh liệt
vì nạn nhân là người tình của vợ X. Tuy nhiên, dựa vào vụ California v. John Smith,
bào chữa này không có căn bản vì X. thiếu ít nhất hai yếu
tố: bị thách thức đột nhiên và hành động nhất thời trong một
giây phút nóng gíận quá độ.
4) Kết luận: Nguyễn Văn X. phạm tội giết người dựa vào hình luật 187(a).
Bài "Công Dân" có bố cục theo đúng thể thức IRAC ở trên như sau:
1) Đặt vấn đề: Người dân phải làm gì khi "quốc gia đến ngày gỉải phóng"?
2) Phát biểu luật/ quy tắc: Nhiệm vụ của người dân là bảo vệ "tương lai quốc dân" và "núi sông từ nay luôn vững bền."
3) Phân tích/ Áp dụng/ Diễn giải: Người dân phải biết hy
sinh "dù cho thây phơi trên gươm giáo," và phải "lấy máu đào đem
báo" cho "thù nước." Ngoài ra, người dân phải biết "giải nguy"
cho đất nước "lúc biến," "vững bền tâm trí" và "hùng tráng quyết
chiến đấu" để "tiếng người nước Nam" vang "khắp nơi" "cho đến muôn
đời."
4) Kết luận: Hỡi dân chúng, hãy "mau hiến thân dưới cờ" và
"mau làm cho cõi bờ thoát cơn tàn phá," cho "vẻ vang nòi giống" và
"xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!"
Với bố cục chặt chẽ đó, ý tưởng trong "Công Dân" trôi chảy mạch lạc và rất dễ hiểu.
Bài hát mở đầu với lời xác định vấn đề nghiêm trọng của
quốc gia khi đất nước đã đến thời kỳ thoát ly ra khỏi những
gông cùm của nô lệ và tăm tối ("Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng").
Câu hỏi ngầm là người dân phải làm gì khi quốc gia đến ngày
giải phóng. Câu trả lời nhanh là mọi công dân hãy cùng ra đi
dấn thân và hy sinh cho quê hương ("Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống").
Ngày phần mở đầu, câu "Này công dân ơi!" tương phản rõ rệt với câu "Đoàn quân Việt Nam đi"
trong ca khúc "Tiến Quân Ca" của nhạc sĩ Văn Cao, và là quốc ca
của cộng sản Bắc Việt và sau này gán đặt lên Việt Nam
(Wikipedia 2015f). Trong khi "Này công dân ơi!" là lời kêu gọi êm ái tới đồng bào dân chúng cùng đứng lên bảo vệ non sông, câu "Đoàn quân Việt Nam đi"
vẽ ra hình ảnh binh lính đi bắn giết quân thù nơi sa trường
dưới lá cờ hình máu của chiến thắng. Chỉ với câu mở đầu
này, ta thấy "Công Dân" xứng đáng là quốc ca của Việt Nam hơn
"Tiến Quân Ca" vì "Công Dân" kêu gọi toàn dân, chứ không phải quân
đội.
Ta phải hiểu "đến ngày" trong câu "Quốc gia đến ngày giải phóng" không
có nghĩa là ngày đó đã được định trước mà có nghĩa là đã
đến lúc giải thoát quốc gia ra khỏi tù túng. Cho dù tù túng,
gông cùm, hay tăm tối, tình trạng đã chín mùi cho cuộc nổi
dậy. Một cách tiên tri, câu "Quốc gia đến ngày giải phóng"
nói lên thực trạng của Việt Nam hiện nay khi nhóm cầm quyền
cộng sản đem chủ thuyết ngoại bang là gông cùm đặt lên đầu lên
cổ người dân.
Có phiên bản dùng "Đứng lên đáp lời sông núi" thay vì "Quốc gia đến ngày giải phóng." Đây là sự sai lầm vô tình hay cố ý (có thể vì dị ứng với từ ngữ "giải phóng"). Câu "Ðứng lên đáp lời sông núi" là câu trong "Sinh Viên" và không phải trong "Công Dân." Việc đó rất rõ ràng vì câu kế tiếp ".. thân sống" không vần với "sông núi" mà vần với "giải phóng."
Sai vần thực sự không quan trọng. Cái sai lầm kế là cách dùng
cú pháp lệch lạc. Như sẽ trình bày sau, chữ "này" trong tiếng
Việt rất tinh tế. Khi bạn nói với ai với chữ mở đầu "Này
..." (thí dụ, "Này anh ơi,"), bạn không có ý định thúc giục
hoặc kêu gọi người đó làm chuyện gì. Chữ "này" mở đầu một
câu nói chuẩn bị cho lời giảng giải, cắt nghĩa, phân trần,
nhắn nhủ, hoặc biểu lộ cảm nghĩ, tình trạng nào đó. Thí dụ,
"Này anh ơi, bây giờ kinh tế khó khăn,..." Bạn không dùng "này"
để thúc giục hoặc kêu gọi. Câu "đứng lên đáp lời sông núi" là một lời thúc giục, kêu gọi, và do đó không thể đặt sau câu "Này công dân ơi!" Quan trọng hơn, câu "Quốc gia đến ngày giải phóng"
đóng vai trò một câu đặt vấn đề như trình bày ở trên. Nếu
không có câu này, ta sẽ không hiểu vấn đề ở đâu mà ra, tại sao
phải "đứng lên đáp lời sông núi" hoặc "hy sinh tiếc gì thân sống,"
v.v... Quan trọng nhất, ta không nên sửa đổi lời bài quốc ca đã
được dùng trong suốt hai mươi năm của VNCH trước 1975, vì đó là
một văn bản có giá trị lịch sử và quốc gia.
Vào năm 1960, cộng sản Bắc Việt tạo ra "Mặt trận giải phóng
miền Nam" (MTGPMN) với mục đích xâm lăng miền Nam theo lệnh Tàu
cộng, khiế́n "giải phóng" có ý nghĩa tang tóc, chém
giết, cướp bức, đàn áp, và mang theo tính chất dã man, vô nhân
đạo, và ngu xuẩn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng sản chiếm đóng
miền Nam dưới chiêu bài "giải phóng" và sau đó lại còn đem ý nghĩa đau thương, tang tóc, hận thù cho chữ "giải phóng." Tuy nhiên, ta không nên dị ứng với chữ "giải phóng" vì "giải phóng"
có ý nghĩa cao cả vào lúc lời nhạc được ghi. (Xin các vị
Chống-Chống Cộng đừng hăm hở nhào vô và kết tội tôi là cổ võ
dùng từ ngữ cộng sản.) Lời nhạc cho ca khúc "Công Dân" được
viết vào năm 1956, bốn năm trước khi MTGPMN được thành lập. Do
đó ý nghĩa "giải phóng" phải được suy diễn trong tình
huống thời cục lúc ấy. Bấy giờ, miền Nam Việt Nam là một
quốc gia hoàn toàn độc lập và có chủ quyền trên khắp lãnh
thổ miển Nam. Do đó, "giải phóng" không thể có ý nghĩa hạn hẹp là giành độc lập hoặc thoát khỏi cai trị của ngoại bang. "Giải phóng"
theo ý nghĩa lúc lời nhạc "Công Dân" được viết lại vào năm
1956 hàm ý giải thoát khỏi gông cùm của bất cứ gì cản trở
sự tiến hoá của con người trong hiện tại và tương lai, kể cả
bảo thủ, độc tài, lệ thuộc ngoại bang, nô lệ, tăm tối, hoặc
ngu si. Ta không nên "tẩy chay" từ ngữ "giải phóng" chỉ vì
cộng sản lạm dụng và cho nó một ý nghĩa xấu xa. Nhóm cầm
quyền cộng sản đã thao túng và làm suy đồi nền văn hóa Việt
Nam qua sự ngu dốt, lạm dụng, và đã khiến một số từ ngữ bị
"tai tiếng." Nhưng ta không thể để cộng sản giết chết những từ
ngữ này.
Trở về bài hát, lời nhắn nhủ công dân tiếp tục. Cuộc hy sinh
là vì tương lai của toàn dân nên mọi người hãy cùng nhau xông
pha nơi lằn tên mũi đạn để giữ gìn non sông được bền vững ("Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên/ Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền"). Câu "núi sông từ nay luôn vững bền"
cho thấy ý chí bảo tồn lãnh thổ toàn vẹn. Theo đúng ý chí
đó, quân lực VNCH (QLVNCH) đã luôn luôn tích cực chống trả mãnh
liệt mưu đồ xâm lấn của ngoại bang. Cuộc chiến giữa QLVNCH và
Tàu cộng tại Hoàng Sa năm 1974 cho thấy ý chí can trường đó.
Cho dù phải chết phơi thây trên gươm giáo nhưng vì thù nước,
người dân phải lấy máu đổi máu, báo thù bằng chính máu đỏ
của mình ("Dù cho thây phơi trên gươm giáo/ Thù nước, lấy máu đào đem báo"). Câu "Dù cho thây phơi trên gươm giáo" tương phản rõ rệt với câu "Đường vinh quang xây xác quân thù"
trong bài "Tiến Quân Ca," quốc ca của cộng sản Bắc Việt và sau
này gán đặt lên Việt Nam. Trong khi VNCH kêu gọi toàn dân hy sinh
cho tổ quốc, cho dù phải hy sinh tánh mạng như cha ông tổ tiên
đã làm, nhóm cầm quyền cộng sản chỉ kêu gọi binh lính họ
chém giết quân thù, một hình ảnh khát máu khác hẳn với bản
chất hiền hòa và ý chí hy sinh của dân Việt.
Câu "Thù nước, lấy máu đào đem báo" là một câu độc đáo.
Thế nào là "thù nước"?
"Thù nước" nhấn mạnh mối thù quốc gia, chứ không phải là mối
thù cá nhân, như phe địch giết thân nhân mình. Đó là mối thù
hại đến tổ quốc. Lúc bấy giờ, vào năm 1956, cộng sản Bắc
Việt còn đang lo kinh tế ngoài Bắc nên chưa tăng cường xâm lấn
mìền Nam. Cộng sản vẫn có trong miền Nam, khoảng chục ngàn
cán bộ, nhưng hiểm họa cộng sản hoặc ngoại xâm không nặng nề
lắm. Vậy tại sao "thù nước"?
Trong một giải thích, tác giả (nhân viên Đài phát thanh Sài
Gòn) không có ý tưởng rõ rệt ai là kẻ thù của đất nước lúc
bấy giờ, mà chỉ là lời kêu gọi tổng quát cho toàn dân báo
thù cho bất cứ kẻ thù quốc gia nào, kể cả những kẻ trong
nước cướp nước dâng cho ngoại bang hoặc quân xâm lăng ngoại bang.
Tuy nhiên, giải thích đó không thỏa đáng vì "thù nước" và "máu
đào đem báo" hàm ý một mối thù rõ rệt. Do đó, dưới một
giải thích khác,"thù nước" là mối thù cộng sản Việt Minh lừa
đảo dân, cướp chính quyền của quốc gia Việt Nam vào tháng 8
năm 1945, đặt gông cùm cộng sản tàn ác lên dân Việt, và cúi
đầu làm nô lệ cho Tàu cộng và Liên Xô. Hành động phi pháp,
cuộc thảm sát hơn 170.000 dân trong chiến dịch cải cách ruộng
đất theo lệnh quan thầy Tàu cộng của họ, và phí phạm hàng
vạn binh lính trong các trận chống Pháp nhất là trận Điện Biên
Phủ, quả là một mối thù quốc gia. Người miền Nam, lúc nào
cũng coi người dân miền Bắc không cộng sản là anh em, coi việc
cộng sản đặt gông cùm lên đồng bào mình ngoài Bắc là mối thù
quốc gia.
Một cách tiên tri, ý nghĩa của "thù nước" lại càng nổi bật
rõ khi cộng sản Bắc Việt xâm lăng và chiếm đóng miền Nam Việt
Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Từ đó, ngày 30 tháng 4 thường
được gọi là ngày "quốc hận" để cho thấy mối thù nhóm cầm
quyền cộng sản nghe lệnh quan thầy Tàu cộng, xé bỏ hiệp định,
và xâm lăng miền Nam, dẫn đến cảnh hàng triệu người bỏ xứ
định cư trên các nước tự do, và hàng trăm ngàn người bỏ mạng
khi vượt biên hoặc bị hành quyết trong các trại tù cải tạo.
Mối thù nước này lại càng được nung nấu trong suốt 40 năm qua
khi nhóm cầm quyền cộng sản lôi kéo đất nước oai hùng ngày
nào xuống bờ vực của ươn hèn và lụn bại, hủy hoại tài nguyên
và của cải đất nước qua hành động bán nước và tệ trạng tham
nhũng, tiêu diệt những tinh hoa đất nước qua những tuyên truyền
và lừa đảo khiến các thế hệ trẻ bị chôn vùi trong ngục tù
tăm tối, và phạm biết bao nhiêu tội ác với nhân dân và tổ
quốc. Với ý nghĩa "thù nước" này, "Công Dân" nên được coi là
quốc ca của nước Việt Nam hiện nay hoặc ít nhất là bài ca đại
diện các phong trào đấu tranh giành tự do dân chủ cho Việt
Nam.
Người dân Việt thuộc nòi giống Tiên Rồng phải biết giải tỏa
nguy hiểm khi có cơn nguy biến xảy ra cho đất nước; và người dân
lúc nào cũng phải vững tâm bền chí ("Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy/ Người công dân luôn vững bền tâm trí").
Người dân phải quyết chiến đấu hùng tráng chống lại quân thù
để tiếng tăm dân Việt được vang vang khắp nơi trên thế giới cho
đến ngàn năm ("Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi/ Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!").
Lời kêu gọi cho tiếng tăm nước Việt Nam vẻ vang khắp nơi trên
thế giới và cả ngàn năm cho thấy tinh thần quốc gia độc lập
cao độ, không chịu lệ thuộc ngoại bang.
Phiên khúc chót là lời kêu gọi tha thiết đến toàn dân. Hỡi
người dân Việt, hãy nguyện hy sinh cho tổ quốc. Hãy cố gắng
chiến đấu để đất nước thoát cơn tàn phá vì kẻ thù, và để
vẻ vang xứng danh ngàn năm là con cháu Lạc Hồng ("Công dân ơi!
Mau hiến thân dưới cờ!/ Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ/ Thoát cơn tàn
phá, vẻ vang nòi giống/ Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!").
Lời kêu gọi này là câu trả lời cho câu hỏi ngầm người dân nên
làm gì khi quốc gia đến ngày giải phóng đặt ra trong phần đầu.
Nội dung toàn bài kêu gọi lòng yêu nước của toàn dân đứng lên
bảo vệ non sông trong cơn nguy biến. Với lời kêu gọi hùng hồn
tha thiết và đầy ý nghĩa, "Công Dân" nên được dùng là ca khúc
cho các phong trào đấu tranh tự do dân chủ tại Việt Nam. Ngoài
ra, như đã trình bày ở trên, "Công Dân" nên là quốc ca của nước
Việt Nam khi chế độ cộng sản không còn hiện hữu.
D. "Tiếng Gọi
Công Dân" có giai điệu trầm bổng hùng tráng, tiết tấu dồn dập,
và lời ca phù hợp, cách diễn tả hữu hiệu kêu gọi lòng ái
quốc và hy sinh cho tổ quốc
Kelen (2015, 107) cho rằng một nghịch lý của quốc ca là người
hát và người nghe thường quên ý nghĩa lời ca. "Chúng ta quên
chúng ta đang hát gì; chúng ta quên ý nghĩa của các chữ" (sđd.) Cái tác dụng mạnh mẽ được tạo ra tự động (sđd.,
108) vì người ta tham gia trong một tình trạng biểu tượng chặt
chẽ, thí dụ một nghi lễ tưởng niệm hoặc một hoạt động thể
thao quốc gia. Tôi không đồng ý hoàn toàn với ý tưởng này,
nhất là với "Công Dân." Một trong những lý do "Công Dân" là bài
quốc ca bất hủ là lời ca rất đáng nhớ và gây tác dụng mạnh
mẽ. Ít ai có thể quên được những từ ngữ mạnh như "giải
phóng," "thây phơi," "thù nước," "máu đào," "hiến thân dưới cờ"
và ý nghĩa của những chữ này. Ngoài ra, các khía cạnh âm
nhạc của "Công Dân" cũng đóng góp rất nhiều trong việc tạo tác
dụng lớn lao trên khán giả.
1. Bài hát có giai điệu
trầm bổng hào hùng và thánh thót, tiết tấu thay đổi, giúp
bài hát dễ hát và gây cảm xúc mạnh trên khán giả:
Một trong những đặc tính quan trọng cho quốc ca là bài hát
phải dễ hát để ai cũng có thể hát được. Quốc ca là bài hát
cho toàn dân và không phải là bài hát cho ca sĩ. Bản
"Star-Spangled Banner," quốc ca của Hoa Kỳ, có tiếng là khó hát,
ngay cả cho ca sĩ chuyên nghiệp vì không ngân nổi nốt nhạc cao
hoặc quên lời nhạc (Wikipedia 2015d). Nhiều người nói bài
"Star-Spangled Banner" khó hát vì âm vực (khoảng cách giữa nốt
thấp nhất và nốt cao nhất trong bài) vượt quá mức của giọng
người thường, khoảng một quãng tám rưỡi (an octave and a half)
(Xem, thí dụ như, Klein 2013; Macko 2014). Tuy nhiên, âm vực một
quãng tám rưỡi không đến nỗi khó lắm. Lý do chính khiến người
hát vấp ngã là giai điệu thay đổi lung tung, nhảy lên nhảy
xuống quá nhanh, như một "con cá giẫy đành đạch trong thuyền
chèo" (Klein 2013). Thí dụ, đoạn khó nhất ("were so gallantly streaming? And the rockets’ red glare")
có giai điệu thay đổi quá nhanh, từ nốt thấp nhất ("-ing" trong
“streaming") tới nốt cao nhất ("red"), một quãng tám (octave)
rưỡi, trong vòng khoảng bốn nốt đen với năm âm tiết (syllable).
Người hát với giọng thường khó mà thay đổi cao độ nhanh như
vậy. Đoạn khó thứ nhì xảy ra ở đoạn cuối ("the land of the free and the home of the brave"),
khi mà người hát đã mệt nhoài vì hết hơi nên không thể lên cao
được ở chữ "free" (Klein 2013). Như sẽ được trình bày sau, "Công
Dân" có cùng âm vực khoảng một quãng tám rưỡi, nhưng cách sắp
đặt giai điệu không tạo ra những khó khăn cho người hát như bài
"Star-Spangled Banner."
Một khái niệm quan trọng trong giai điệu là chuyển động
(movement, motion). Chuyển động là sự tiến triển của các nốt
nhạc đi với nhau. Có hai loại chuyển động: liên kết (conjunct)
và khác biệt (disjunct). Trong chuyển động liên kết, giai điệu
tiến triển từ một nốt sang nốt kế tiếp từng nấc một
(stepwise), tạo nên một nét nhẹ nhàng uyển chuyển. Loại giai
điệu này thường thích hợp cho cách diễn tả tình cảm hoặc tả
cảnh êm ả. Trong chuyển động khác biệt, giai điệu tiến triển
từ một nốt sang nốt kế tiếp qua bước nhảy (leaps), tạo nên vẻ
mạnh mẽ và "góc cạnh" (Mitchell).
"Công Dân" có giai điệu phối hợp giữa chuyển động liên kết và
chuyển động khác biệt, giúp âm thanh có sắc thái trầm bổng
hào hùng và thánh thót. Âm điệu vì thế trở nên linh động và
lôi cuốn, rất thích hợp cho việc kêu gọi người dân hy sinh cho
tổ quốc. Chuyển động liên kết xảy ra trong câu và chuyển động
khác biệt xảy ra giữa một câu và câu kế tiếp. Thí dụ hai câu "Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng" và "Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống" có tiến triển lên xuống chậm chạp trong mỗi câu, nhưng có tiến triển đột ngột giữa hai câu (từ "phóng" trong câu đầu tới "Đồng" trong câu kế), nghe như hai lớp sóng vỗ lên nhau. Đặc biệt, từ câu "từ nay luôn vững bền" tới câu "Dù cho phơi thây trên gươm giáo"
có chuyển động khác biệt và dấu lặng, giúp cho hòa âm được
dễ dàng khi thay đổi hoặc nhấn mạnh một nhạc cụ khác.
Tiết tấu thay đổi, lúc thì nhanh dồn dập, lúc thì kéo dài tha
thiết, thích hợp cho lời kêu gọi toàn dân. Những nốt kéo dài
cuối câu giúp cho khúc đoạn có xác định rõ rệt, làm dễ dàng
cho việc chuyển nhạc cụ trong hòa âm đem lại nhịp điệu thay đổi
và kích động. Thí dụ, hai câu đầu có khí thế mạnh bạo dồn
dập, nhưng chuyển tiếp giữa "tiếc gì thân sống" và "Vì tương lai quốc dân"
đem lại một sắc thái trầm hùng thống thiết. Tất cả những
chuyển động liên kết và khác biệt này theo một cấu trúc khá
cố định khiến các câu ca vang lên như những đợt sóng nối tiếp
nhau trên một con sông lớn cuồn cuộn chảy hoặc sóng vỗ lên đá
trên bờ biển, để tạo nên một khí thế mạnh dần dẫn đến phiên
khúc chót.
Phiên khúc chót là phiên khúc độc đáo nhất và là cực điểm của bài hát. Phiên khúc này bắt đầu bằng câu "Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!"
có các nốt cao dẫn đến nốt cao nhất vào chữ "dưới" được kéo
dài để nhấn mạnh và tạo âm hưởng. Đoạn này khởi đầu sau một
đoạn được chấm dứt bằng nốt nhạc thấp nhất của bài và một
dấu lặng đơn ("Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời"),
tạo nên một chuyển động khác biệt, dứt khoát để chuẩn bị cho
lời kêu gọi hoành tráng với âm thanh vang vang cho các câu kế
tiếp ("Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ/ Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống") dẫn đến câu kết khởi đầu bằng nốt cao nhất và xuống chậm dần cho đến kết thúc toàn bài ("Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!").
Khác với bài "Star-Spangled Banner" của Hoa Kỳ, đoạn giữa nốt
thấp nhất và nốt cao nhất được ngắt quãng bởi dấu lặng đơn,
giúp người hát có dịp nghỉ "lấy hơi." Ngoài ra, đoạn này được
kéo dài qua nhiều nốt với bảy âm tiết ("Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!")
giúp người hát có thì giờ chuẩn bị để lên cao giọng ở âm
tiế́t "dưới" và kéo dài xuống âm tiết "cờ" sau đó. Với cách
dùng dấu lặng và câu có nhiều âm tiết, tác giả giữ được sắc
thái "góc cạnh" của giai điệu lên cao mà không tạo ra khó khăn
cho người hát. "Tiếng Gọi Công Dân" do đó rất dễ hát, không đòi
hỏi người hát phải có giọng bao trùm âm vực lớn, và cũng
không đòi hỏi người hát phải luyện tập kỹ càng trước khi hát.
2. Lời ca phù hợp với nhạc
điệu, có lối diễn tả có tính chất dân tộc, và cách dùng chữ
hữu hiệu cho một bài kêu gọi toàn dân đấu tranh vì tổ quốc:
Tác giả lời nhạc của "Công Dân," nhân viên Đài phát thanh Sài
Gòn, chỉ giữ lại vài từ ngữ trong phiên bản "Thanh Niên" và
hầu như viết lại toàn bộ lời nhạc cho thích hợp là quốc ca
của chính thể VNCH. Vì được viết cho một quốc ca, lời nhạc
đượm màu sắc dân tộc và quốc gia. Tác giả lời ca biết cách
phối hợp các kỹ thuật diễn tả và dùng chữ hữu hiệu, gây cảm
xúc mạnh trên khán giả.
Ngay trong nhan đề và rải rác khắp bài, chữ "công dân"
rất thích hợp cho lời kêu gọi toàn dân, và cũng tiện lợi vì
là thanh không dấu, thuận với âm điệu của nhạc, thay thế thẳng
cho "thanh niên" hoặc "sinh viên" cũng là các thanh không dấu.
Câu "Này công dân ơi!" chất chứa niềm thương yêu cho đồng
bào. Như đã trình bày ở trên, câu này đi theo giai điệu có
chuyển động liên kết, tạo nên nét nhẹ nhàng êm ả, thích hợp
cho lời nhắn nhủ tâm tình, hoặc giải bày tâm sự. Chữ "ơi" (và
các chữ khác như "à") là một chữ độc đáo trong tiếng Việt,
hầu như không thể dịch được sang ngoại ngữ. Khi dùng với "anh,"
"em, "mình," v.v., chữ "ơi/à" bộc lộ một tình cảm nhẹ nhàng,
kín đáo, và thương yêu cố hữu của người Việt. Khi dùng với
các danh từ hoặc đại từ khác, chữ "ơi/à" có ý nghĩa tương tự
tuy với chút giảm thiểu về tình cảm. Chữ "này" là một chữ
chứa đựng niềm thân thiện, và cũng là một chữ độc đáo trong
tiếng Việt khi dùng như thán từ. "Này" và "ơi," do đó nói lên
lời nhắn nhủ chứa đựng tinh thần dân tộc, đồng bào, có tình
thương yêu, và như là lời của người dân nói với người dân, trong
lúc giải bày tâm sự, phân trần, hoặc biểu lộ cảm nghĩ cho
một tình trạng nào đó.
Trong khi "Này công dân ơi!" ở phiên khúc đầu nghe như lời nhắn nhủ tâm tình, câu "Công dân ơi!"
ở phiên khúc chót là lời kêu gọi, thúc giục người dân thi
hành nghĩa vụ công dân của mình bảo vệ non sông. Như đã trình
bày ở trên, lời kêu gọi này đi theo nhạc điệu hùng tráng, với
giai điệu bay bổng lên cao, tạo nên khí thế mãnh liệt và kích
động tâm thần khán giả. Lời ca và nhạc điệu (giai điệu, tiết
tấu) do đó rất phù hợp nhau, tạo nên tác dụng mạnh vào cảm
xúc khán giả.
Tác gỉả dùng chữ rất hữu hiệu. Những hình ảnh cụ thể được
"cho thấy" bên cạnh những lời "kể" làm nổi bật ý tưởng và có
tác dụng mạnh trên khán giả. Thí dụ, "xông pha khói tên," "thây phơi trên gươm giáo," "lấy máu đào," "hiến thân dưới cờ." Những nhóm chữ này vẽ lên hình ảnh linh động, cụ thể, và gợi ý mạnh mẽ. Câu "hiến thân dưới cờ"
có nét độc đáo vì ngoài tác dụng cho thấy hình ảnh cụ thể,
nó còn là một ẩn dụ tuyệt vời cho lòng miệt mài tận tụy
dâng hiến cuộc đời ("hiến thân") cho tổ quốc ("dưới cờ"). Hình ảnh lá cờ tượng trưng cho tổ quốc là một hình ảnh thiêng liêng cao quý, và hành động "hiến thân dưới cờ" nói lên lòng yêu nước vô bờ bến của người dân Việt Nam.
Tác giả duy trì vần điệu cho lời ca trôi chảy, dễ nhớ. Một
cách đặc sắc, tác giả tận dụng thanh vận cho cách gieo vần:
dùng vần trắc cho lời lẽ mạnh bạo ("giải phóng/ thân sống," "gươm giáo/ đem báo") và vần bằng cho lời lẽ nhẹ nhàng gợi tình cảm ("khói tên/ vững bền," "khắp nơi/ muôn đời," "dưới cờ/ cõi bờ").
Tóm lại, lời ca trong "Công Dân" phù hợp với nhạc điệu, có lối
dùng chữ hữu hiệu, mang nét dân tộc, gây tác dụng mạnh mẽ
trên khán giả. Người nghe hoặc người hát khó quên ý nghĩa của
từ ngữ vì chính những từ ngữ này tạo cảm xúc mạnh cho chính
họ.
E. Kết Luận:
Ca khúc "Tiếng Gọi Công Dân" kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên
đấu tranh và hy sinh cho tổ quốc để gìn giữ bờ cõi. Đây không
phải chỉ là một bài quốc ca của VNCH mà nên được coi là bài
quốc ca của toàn thể nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, từ Nam
ra Bắc, nên hãnh diện vì bài quốc ca hùng hồn, đầy màu sắc
dân tộc, và tha thiết kêu gọi toàn dân hy sinh cho tổ quốc. Lịch
sử nguồn gốc ca khúc này cho thấy nước VNCH có toàn quyền sở
hữu bản nhạc, và nói lên tinh thần đồng bào dân tộc của
người miền Nam Việt Nam không tị hiềm việc tác gỉả điệu nhạc
sau đó trở thành một đảng viên cộng sản.
Với giai điệu trầm bổng có các chuyển động thích hợp, tiết
tấu thay đổi, và lời ca có bố cục chặt chẽ, phù hợp với
điệu nhạc, và diễn tả hữu hiệu lời kêu gọi toàn dân trong tinh
thần yêu nước thương nòi, "Tiếng Gọi Công Dân" là một bản quốc
ca bất hủ. Ca khúc "Tiếng Gọi Công Dân" là biểu tượng độc đáo
của toàn dân và quốc gia Việt Nam, và nên được tôn trọng và
duy trì mãi mãi trong và ngoài nước Việt Nam.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã phất phới bay cao trên nóc nhà Nguyễn
Viết Dũng tại Nghệ An. Chẳng bao lâu, ca khúc "Tiếng Gọi Công
Dân" sẽ được hát vang vang tại Sài Gòn, Hà Nội, Huế, hoặc một
thành phố đông dân nào đó tại Việt Nam.
CẢM TẠ
Tôi xin có lời cám ơn các bạn trên trang mạng Dân Làm Báo đã
có lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi
có ý định viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của bạn Babui.
15/05/2015
______________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Bạch Diện Thư Sinh. 2014. Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS? 26-1-2014.
http://tuxtini.com/2014/01/26/tai-sao-quoc-ca-vnch-lai-la-mot-bai-hat-cua-mot-dang-vien-cong-san/ (truy cập 2-5-2015).
2. Ban Kỹ Thuật Khóa 10A. 2009. Chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. 14-2-2009.
http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_VT/NMH/NH/CQK/LHCCSHTD_VT_NMH_NH_CQK.htm (truy cập 11-5-2015).
3. Biển Nhớ. Không rõ ngày. Bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa Ra Đời Như Thế Nào? Không rõ ngày.
http://www.dactrung.com/Bai-bv-351Bai_Quoc_Ca_Viet_Nam_Cong_Hoa_Ra_doi_Nhu_The_Nao.aspx (truy cập 29-4-2015).
4. Buis, Francois. 2012. The National Anthem of the Republic of Vietnam. 30-12-2012.
https://www.youtube.com/watch?v=w5Fvuhf3Q0g (truy cập 9-5-2015).
5. Buttinger, Joseph. 1967. Vietnam: A Dragon Embattled. Volume I – From Colonialism to the Vietminh. Frederick A. Praeger, New York, U.S.A.
6. Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. 2-10-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/nhung-lua-ao-lich-su-cua-ho-chi-minh-va.html (truy cập 2-5-2015).
7. ConHoiThoConDauTranh. 2011. Tiếng Gọi Thanh Niên. 2-3-2011.
https://www.youtube.com/watch?v=Cj73q8aTc2Y (truy cập 9-5-2015).
8. CUNY School of Law. Không rõ ngày. IRAC/CRRACC Format. Không rõ ngày.
http://www.law.cuny.edu/legal-writing/students/irac-crracc/irac-crracc-1.html (truy cập 13-5-2015).
9. Hoàng Cơ Thụy. 2002. Việt Sử Khảo Luận Cuốn 4, từ Đế quốc Việt Nam đến trận Điện Biên Phủ (3-1945 / 7-5-1954). Nam Á (Sudasie). Paris, France.
10. Kelen, Christopher (Kit). 2015. Anthem Quality – National Songs – A theoretical survey. Intellect, Bristol, U.K.
11. Klein, Randy. 2013. The Star Spangled Banner Is Not A Song, or Is It? 3-7-2013.
http://www.americansongwriter.com/2013/07/star-spangled-banner-is-not-a-song-or-is-it/ (truy cập 9-5-2015).
12. Lê Hữu Mục.1990. Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký. Văn-Bút Việt-Nam Hải Ngoại.
13. Macko, Kathryn Mary. 2014. Why is the national anthem so hard to sing? 14-5-2014. http://americanhistory.si.edu/blog/2014/05/why-is-the-national-anthem-so-hard-to-sing.html (truy cập 9-5-2015).
14. Mallon, Thomas. 1989. Stolen Words. Updated with a new afterword about the Internet. Hartcourt, Inc., Florida, U.S.A.
15. Marr, David G. 1995. Vietnam 1945 - The Quest for Power. University of California Press, Berkeley and Los Angeles, California, U.S.A.
16. McFarlane, Ben. 2014. The Law of Proprietary Estoppel. Oxford University Press, Oxford, United Kingdom.
17. Mitchell, Danlee. Không rõ ngày. Elements of Music - Part 3 and Part 4. Không rõ ngày. http://trumpet.sdsu.edu/M345/Elements_of_Music3.html và
http://trumpet.sdsu.edu/M345/Elements_of_Music4.html (truy cập 9-5-2015).
18. Nguyễn Ngọc Huy. Không rõ ngày. Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam. Không rõ ngày.
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/covang/309-309 (truy cập 4-5-2015).
19. Nguyễn Lưu Viên. Không rõ ngày. Những kỷ niệm với Bài Quốc Ca của VNCH. Không rõ ngày.
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/quochieuvn/nlvien-kyniemvoiquoccavnch.htm (truy cập 11-5-2015).
20. Pappas, Theodore. 1998. Plagiarism and the Culture War: The Writings of Martin Luther King, Jr., and Other Prominent Americans. Revised and expanded edition. Hallberg Publishing Corporation, Florida, U.S.A.
21. Quinn-Judge, Sophie. 2002. Ho Chi Minh: the Missing Years, 1919 – 1941. University of California Press, California, U.S.A.
22. Stearns, Laurie. 1999. Copy Wrong: Plagiarism, Process, Property,
and the Law, in “Perspectives on Plagiarism and Intellectual Property
in a Postmodern World,” Lise Buranen and Alice M. Roy (Eds.), 5-17. State University of New York Press, New York, U.S.A.
23. Thụy Khuê. 2012. Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc (Nhân Văn Giai Phẩm and the issue of Nguyễn Ái Quốc). Tiếng Quê Hương, Virginia, U.S.A.
24. Trần Trọng Kim. 1969. Một Cơn Gió Bụi. Vĩnh Sơn. Sài gòn. Việt Nam.
25. Vu Ngu Chieu. 1986. The other side of the 1945Vietnamese Revolution: The Empire of Vietnam (March - August 1945). Journal of Asian Studies XLV, No. 2 (Feb. 1986), 293-328.
26. Wikipedia. 2015a. Quốc gia Việt Nam. 16-3-2015.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam (truy cập 29-4-2015).
27. _________. 2015b. Thanh Niên Hành Khúc. Thay đổi chót: 9-4-2015.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_ni%C3%AAn_h%C3%A0nh_kh%C3%BAc (truy cập 29-4-2015).
28. _________. 2015c. Thanh niên Tiền phong. Thay đổi chót: 1-3-2015.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_ni%C3%AAn_Ti%E1%BB%81n_phong (truy cập 2-5-2015).
29. _________. 2015d. The Star-Spangled Banner. Thay đổi chót: 28-4-2015.
http://en.wikipedia.org/wiki/The_Star-Spangled_Banner (truy cập 29-4-2015).
30. _________. 2015e. Estoppel. 26-4-2015. http://en.wikipedia.org/wiki/Estoppel (truy cập 2-5-2015).
31. _________. 2015f. Tiến Quân Ca. 24-3-2015.
http://en.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_Qu%C3%A2n_Ca (truy cập 2-5-2015).
32. _________. 2015g. Plagiarism. Thay đổi chót: 26-4-2015.
http://en.wikipedia.org/wiki/Plagiarism (truy cập 3-5-2015).
33. _________. 2015h. Lưu Hữu Phước. Thay đổi chót: 1-4-2015.
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_H%E1%BB%AFu_Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc (truy cập 3-5-2015).
34. _________. 2015i. IRAC. Thay đổi chót: 22-4-2015.
http://en.wikipedia.org/wiki/IRAC (truy cập 13-5-2015).
© 2015 Cao-Đắc Tuấn
No comments:
Post a Comment