Wednesday, September 17, 2014

Cải cách điền địa ở miền Nam Việt Nam




Nhân việc nhà cầm quyền Hà Nội, “trưng bày” để lấp liếm sự thật về việc Cải Cách Ruộng Đất trước đây làm chết hằng trăm ngàn người, gây ra những tác động rất xấu về văn hóa, xã hội… đến bây giờ, DN xin giới thiệu chương trình cải cách điền địa của chính phủ miền Nam để bạn đọc trẻ biết thêm về một thời kỳ của đất nước…

ccdd
Trong khuôn khổ chương trình Cải cách nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở xuống phía Nam) từ 1954-1975 sau Hiệp định Genève do phía Việt Nam Cộng hòa lãnh đạo có 2 đợt cải cách điền địa.
  1. Cải cách lần 1 (Thời Đệ nhất Cộng hòa): Chi tiết xem link đính kèm.
Kết quả:

Đến năm 1958, Ngô Đình Diệm đã khôi phục được kiểu sở hữu đất tại đồng bằng Nam Bộ về lại như thời trước chiến tranh khi 2% chủ đất sở hữu 45% đất đai và khoảng một nửa số người cày không có ruộng.
Ngày 30 tháng 6 năm 1959, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long số khế ước tá điền lập được đã lên tới 774.286 ha (Loại A: 576.856 ha, loại B và C: 197.530 ha), liên quan tới khoảng ¾ số tá điền.
Khế ước quy định mức tô tối đa là 25% đối với mùa gặt chính của ruộng 2 mùa/năm nhưng trong thực tế thì địa chủ bắt ép nông dân nộp tô hơn mức quy định rất nhiều. Mức tô phổ biến trong giai đoạn này là 25% – 40% hoa lợi[11]. Còn theo báo Tự Do (báo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa) số ra ngày 3/3/1961 thừa nhận: “Tuy khế ước quy định tô 15% nhưng thực tế địa chủ đã thu tô 45 – 50% như cũ, những năm mất mùa cũng không được giảm tô”.
Theo tạp chí Chấn Hưng Kinh Tế đã thống kê như sau:
Diện tích truất hữu (2035 chủ điền) = 430.319 ha (chiếm 94%)
Diện tích đã được bồi thường = 340.744 ha
Diện tích có đơn xin mua = 297.018 ha
Diện tích đã cấp bán (123.193 tá điền) = 345.851 ha
Diện tích mua trực tiếp của chủ điền (2857 tá điền) = 6.362 ha
Diện tích mua của điền chủ Pháp = 220.842 ha (Thỏa ước Việt-Pháp ngày 10/9/1958)
Số tiền bồi thường bằng chi phiếu = 165.497.567 đồng
Số tiền bồi thường bằng trái phiếu = 1.195.380.000 đồng
Theo số liệu trên, tính chung cả miền Nam, chính quyền đã thu hồi 430.319 ha và bán lại cho 123.193 nông dân. So với 1 triệu hộ tá điền ở đồng bằng sông Cửu Long thì rõ ràng dụ 57 về cơ bản không ảnh hưởng bao nhiêu

  1. Cải cách lần 2 (Thời Đệ nhị Cộng hòa): Chi tiết xem link đính kèm.
Kết quả:

Ở miền Nam, trong đợt 1, đất đai của địa chủ được chính phủ thu mua giá cả sòng phẳng rồi bán trả góp 12 năm cho dân nghèo. Trong đợt 2, đại địa chủ chỉ được giữ tối đa 15 ha nếu trực canh, sau năm 1973 đã chấm dứt nạn tá canh làm thuê ruộng của chủ điền vì nông dân đã được cấp, bán trả góp. Ở miền Nam Việt Nam, phương thức sản xuất nông nghiệp kiểu phong kiến đã bị xoá sạch. Những phương pháp canh tác mới có tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng để gia tăng năng suất. Sau khi hoàn tất chương trình “Người Cày Có Ruộng” trong những năm 1970-1973, Việt Nam Cộng hoà đã có 80 phần trăm tư sản trung nông hóa và thành phần nông dân này là lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam.
Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất. Còn lại khoảng 20 phần trăm là phú nông và tư sản trung nông giàu sở hữu chừng 10 phần trăm ruộng đất canh tác. Số người nông dân giàu có này ngoài việc canh tác số ruộng đất sau khi đã truất hữu còn lại, họ cũng kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, chế biến thực phẩm nông sản trong một thị trường thương nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp rất tự do. Sau khi Việt Nam Cộng hòa hoàn tất chương trình “Người Cày Có Ruộng” thì không còn thành phần đại địa chủ ở miền Nam Việt Nam.
 Trong ba năm 1970-1973, kết quả của chương trình “Người Cày Có Ruộng” là đã chấm dứt chế độ tá canh ở miền Nam Việt Nam khi tá điền trở thành điền chủ.
    Năm 1960 đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng hoà, với 340.000 tấn gạo được xuất cảng. 
 Từ năm đó, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh, ruộng đất thiếu người cày, xuất cảng gạo xuống dần, và tới năm 1962, còn 85 ngàn tấn. Từ năm 1965, đã có lúc phải nhập cảng gạo có năm lên tới 760.000 tấn.

 Nhờ những chính sách phát triển nông thôn, từ năm 1970, sản xuất lúa gạo tại miền Nam đã tăng trưởng. Thêm vào đó là nhờ tiến bộ kỹ thuật: loại lúa giống IR-3 phát xuất ở Philippines được đem vào đồng bằng Cửu Long, nhờ phát triển nhanh và tốt, còn được gọi là “lúa Thần nông”. Đến năm 1971 thì lúa Thần nông đã phủ được trên 2,6 triệu ha ruộng, bằng 42% diện tích canh tác.
 
Kết quả chương trình “Người Cày Có Ruộng” theo số liệu của Tổng nha Điền Địa (tính đến ngày 15/7/1974):
Toàn miền Nam cấp phát = 1.290.949 ha
Đồng bằng sông Cửu Long = 1.154.371 ha (ruộng tư 1.099.382 ha; ruộng công 54.989 ha)
Chứng thư cấp đất = 693.258 chứng thư
Số tiền bồi thường = 151 tỷ đồng (số liệu 26/4/1974)
Luật “Người Cày Có Ruộng” không hề đụng chạm đến ruộng đất của tôn giáo nên ngay sau năm 1975, các tôn giáo còn sở hữu rất nhiều ruộng đất. Phật giáo, Hòa Hảo và Cao Đài còn chiếm không đáng kể, nhưng đáng chú ý nhất là sự sở hữu lớn của các nhà thờ Thiên chúa giáo. Nhà thờ Cầu Ngang (huyện Tiểu Cần, Cửu Long) sở hữu 529 ha, nhà thờ Bãi Sang (huyện Càng Long, Cửu Long) sở hữu 432 ha, nhà thờ Bình Hạnh Đông (huyện Phú Tân, An Giang) sở hữu 570 ha. Ở tỉnh Long Châu Hà cũ, trong tổng số ruộng đất canh tác của tỉnh, tôn giáo chiếm 5% (7.848 ha) trong đó Thiên chúa giáo chiếm 7205 ha.

Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_%C4%91i%E1%BB%81n_%C4%91%E1%BB%8Ba_(Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)
(dannews.info )

No comments:

Post a Comment