Sunday, March 24, 2013

Những tấm hình lịch sử năm 1975


          Ngày 18 tháng 3 năm 1975, người dân ở Huế, lũ lượt kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản ồ ạt chật cả đường phố. Xe nghẹt cả đèo Hải Vân, đứng dưới đèo nhìn lên thấy một dòng xe ngoằn ngoèo.
Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ gồng gánh ẳm bồng con cái chạy trốn cộng sản cả trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Tại Quảng Trị và Huế



Ngày 21 tháng 3 năm 1975, cộng sản đã cắt đứt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế & Đà Nẳng .

Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên đường rút quân vô Đà Nẵng và đang kẹt trên đèo Hải Vân với dân chúng di tản .













Tại Quảng Trị và Huế










Người phụ nữ này 1 mình dẩn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nổi lo âu










Chiếc xà lan quân vận vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Thuận An


Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Quảng Trị và Huế đã thất thủ


Tại Đà Nẵng

Ngày 27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn cộng sản


Ngày 27 - 3 - 1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội. Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.


Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẩn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975



Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng








Tại Đà Nẵng



Chiến Hạm HQ 802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975

Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà Nẵng.
phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi cộng sản ngày 28 tháng 3 năm 1975





Ngày 30 tháng 3 năm 1975 Dân tị nạn từ Huế , Đà Nẵng và các thành phố khác chen chúc chạy trốn cộng sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.

Ngày 29 tháng 3 năm 1975 , Đà Nẵng và toàn Quân Khu 1 thất thủ

Tại Tuy Hòa , Phú Yên

Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cả các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21.




Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng




Những người dân rút chạy khỏi cao nguyên ngày 19-3 - 1975 tại Phú Bổn-Kontum


 

(Theo Phạm Viết Đào Blog)

No comments:

Post a Comment