Lúc này đã bước vào mùa xuân của năm 2025, đánh dấu một khởi đầu chặng đường 50 năm mất miền Nam, 30 tháng tư 1975 sắp tới. Kể từ đó đến nay, nhiệt kế xem ra vẫn hừng hực lửa của hận oán và mất mát. Vẫn chưa bao giờ có một tiếng nói chính thức về cái mà người ta thường rêu rao Hòa hợp và hoà giải dân tộc. Tuyên truyền có thể có, thực tế là không.
Có một điều gì đó ngăn cản hầu như không thể vượt qua!!
Điện Biên Phủ đã qua, chia đôi đất nước, ta vẫn còn một nửa.
30 tháng tư, 1975, mất cả nước với nhiều tên gọi, nhiều chính sách vô nhân đạo như một trả thù của kẻ chiến thắng.
Làm sao quên được những lời nhục mạ như: ngụy quân, ngụy quyền. Chính sách học tập cải tạo không ngày về. Có những người chịu đựng 17 năm tù, người khác chết rũ tù có đi mà không bao giờ trở lại.
Chính sách cải tạo hằng trăm ngàn quân dân cán chinh mà thực tế không cải tạo được lấy một người.
Có cần phải nhắc lại hàng trăm ngàn người đã phải đi học tập cải tạo tại miền Bắc trên những vùng cao, hiểm trở, đồi núi lạnh lẽo rét buốt, phải lao động cực khổ, đói ăn, chết dần chết mòn không?
Đó là chính sách về cái chết từng ngày, chết mòn nhục nhã và đau khổ thay vì một phát súng giải thoát.
Tưởng rằng cuộc chiến đã tàn cuộc!! Cuộc chiến với xác người, thiệt hại vật chất đã qua.
Nhưng một cuộc chiến quá khứ vẫn như tro tàn âm ỉ. Hận oán vẫn ngút trời dễ dầu gì quên được!!
- Ngay đối với kẻ thắng cuộc, nhiều người cảm thấy như bị lừa đảo…Thật vậy, cảm giác ngỡ ngàng đến sửng sốt với những kẻ chiến thắng khi vào tiếp thu miền Nam vẫn còn đó. Hình ảnh anh bộ đội khi quay về Bắc làm quà cho con là một con búp bê và chiếc khung xe đạp.
Thấm thía và nhục nhã lắm thay!!
Chưa bao giờ có một tiếng nói chính thức về cái mà người ta rêu rao, tuyên truyền về miền Nam. Họ kinh ngạc như những anh mán rừng bởi vì họ đã đem cả tuổi trẻ hy sinh và đánh cuộc , cuối cùng chỉ là nỗi thất vọng ê chề khi họ vào miền Nam- như trường hợp nhà văn nữ Dương Thu Hương.
Sau này, bà đã kể lại nỗi thất vọng khi thấy miền Nam trù phú, tự do như thể ngoài sức tưởng tượng của bà. Sau này, bà đã viết tố cáo sự lừa bịp, dối trá trong cuốn tiểu thuyết: Thiên Đường mù để tố cáo sự giả trả ấy.
Bà còn phẫn nộ tự nhận mình nay là kẻ làm giặc chống lại chế độ.
Ngày hôm nay, hàng triệu thanh niên miền Bắc đã “-sinh Bắc tử Nam”, chúng ta hãy thực tình ngay thẳng nhìn lại những lời tuyên truyền dối trá “ đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, từng là mục tiêu của sự chế riễu và khinh rẻ miền Nam.
Thực tế chỉ là cuộc chiến ủy nhiệm như lời tuyên bố của Lê Duẩn: “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại;”
( Xem Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày, trang 422.):
50 năm đã qua, nhưng nỗi đau còn nguyên vẹn, nặng trĩu trong tim họ, mặc dù họ không phải là nguyên nhân những nỗi đau ấy.
Trong 20 năm, từ 1975 đến 1995, Mỹ đề ra chính sách cấm vận nhằm cô lập Việt Nam, cộng thêm những chính sách hà khắc của nhà nước, dân chúng đói ăn, cơm độn khoai sắn bo bo..đã buộc hàng triệu người liều mình đi ra biển…Cái mà sau này người ta gọi là “ Boat people”. Sau này đã có bao nhiêu người đến được bến bờ tự do, bao nhiêu người bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp? Thật không kể xiết!!!
Trong khi đó, chính quyền Hà Nội qua thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn vẫn kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc qua Nghị Quyết 36? Hòa giải với ai? Với người đã chết hay người còn sống? Với thương phế binh VNCH? Với quá khứ của nền Đệ I Và Đệ II cộng Hòa?
Thực tế cho thấy, các thương phế binh này đã bị bỏ rơi, chỉ nhờ vào sự tương trợ của các tổ chức hải ngoại quyên góp tiền gửi về trong nhiêu năm quá.
Tất cả số phận quân dân miền Nam đã sống cô lập bên lề xã hội cộng sản.
Tôi chỉ cần nêu ra một trường hợp cụ thể là trong lãnh vực tôn giáo như Phật giáo kể từ năm 1981 đã trở thành Phật giáo nhà nước dưới sự kiểm soát của chính quyền không nói làm gì.
Riêng công giáo còn có cái tiếng là tự chủ, độc lập dưới cái dù che của Vatican. Tuy nhiên, điều cần và đủ là họ chỉ được nói và phát biểu hoàn toàn trong phạm vi nhà thờ. Ngoài ra là một cấm kỵ không có văn bản, họ không bao giờ dám đề cập xa gần đến Đệ I và Đệ II cộng hòa.
Các giám mục cai quản hiện nay phải biết im lặng, không dám phê phán về tệ nạn xã hội xảy ra hằng ngày trước mắt họ..
Đó là bàn tay bạo lực được che đậy, dấu kín. Muốn yên thân, họ phải câm lặng như những loại chó câm- chó không biết sủa- một từ ngữ của giám mục người Pháp, đức cha Seitz, (Kim) trong Les chiens Muets
Chó là để sủa, chó không biết sủa có còn là chó không?.
- Hai mươi năm miền Nam nhập cuộc và 30 năm sau giải phóng.
Tôi xin được lấy lại lời của triết gia E. Mounier như một cột mốc khởi điểm tóm gọn tinh thần của miền Nam tự do:
“Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá tảng đặt đúng chỗ, có thể chuyển hướng cả một dòng sông.”
Miền Nam là những ai trong mỗi chu kỳ lịch sử? Nhiều lắm kể sao cho xiết. Vấn đề là: Liệu có thể kiếm ra được ai là hòn đá tảng có thể chuyển hóa cả một dòng sông?
Hãy cùng nhau nhớ lại về mặt lịch sử, chính trị. Hai miền Nam-Bắc trở thành hai thực thể đối đầu. Sự ngăn cách không hẳn chỉ nằm ở dòng sông Bến Hải mà còn in sâu trong tâm thức người dân miền Nam, bên này người Việt quốc gia chống ý thức hệ cộng sản bên kia, chủ nghĩa cộng sản vô thần..
Mà thực tế cùng là người Việt, cùng máu đỏ da vàng, nhưng không còn nhìn nhận nhau là người Việt nữa. Chỉ có bạn, đồng chí hay kẻ thù!!!
Lẳn ranh thật rõ ràng và dứt khoát không có cơ may nào nối lại.
Hòn đá tảng mở đầu cho miền Nam xoay ngược tình thế lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục chính là ông Ngô Đình Diệm.
Từ một chế độ thực dân, phong kiến thối nát, bóc lột và hại dân, ông Diệm biến nó trở thành một chế độ dân chủ cộng hòa.
Cần nhắc với nhau rằng khi ông Diệm nhận chức Thủ tướng về nước, miền Nam đang ở bên bờ vực thẳm về chính trị, kinh tế, bị khuynh đảo bởi nhiều thế lực cả bên trong lẫn bên ngoài..
Lúc ấy, chỉ cần ổn định tình thế là đủ trở thành vị cứu tinh. Stephan Pan, trong Viet Nam crisis đã nhận xét không sai: “Ngo Đinh Diêm assumed the prime ministership in 1954 when his country was facing economic chaos, political íntasbility and external subversion, not on a massive scale, but on a scale that kept increasing intensity. He led South Viêt Nam through this initial crease, changed it from a the first national monarchy in a republic and built the first national loyalty íts people ever know.
Đến lượt nhà văn đại diện cho giới trí thức miền Nam lúc bấy giờ, Mai Thảo đã hãnh diện tuyên bố: “Sài gòn, thủ đô văn hóa miền Nam. Sài gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành một thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước, Saigòn sáng tạo và suy tưởng”
( Tạp chí Sáng Tạo, số đầu 1956).
Bên cạnh Sáng Tạo, còn nhiều báo chí, tập san ra đời như Tạp chí Văn Hóa Á Châu của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Quê Hương của giáo sư Nguyễn Cao Hách, Tin Sách của giáo sư Thanh Lãng, Luận đàm của hội Giáo chức với các cụ Thẩm Quỳnh và Nghiêm Toản, tạp chí Bách Khoa của của Huỳnh Văn Lang, Hiện Đại của thi sĩ Nuyên Sa, Thế kỷ 20 của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch..
Trong 20 năm ấy, miền Nam đã hình thành một sắc thái văn hóa riêng, một nền giáo dục chuyên môn và nhất là tinh thần làm việc, về ý thức dân chủ, về ý thức tự do về những giá trị nhân bản.
Và nhất là quyền con người.
Tâm thức ấy, lý tưởng ấy đã khắc sâu, truyền thừa chẳng những trong 20 năm miền Nam mà còn là hành trang khi đối đầu với thế lực với kẻ thắng cuộc trong suốt hành trình 30 năm còn lại sau này.
Tuy nhiên, trong thế đối đầu với cộng sản, chọn lựa giữa tranh đấu cho dân chủ của một miền Nam dân chủ, tự do và tác động sống còn vẫn là chọn lựa đối đầu với cộng sản phía bên kia thật sự không dễ dàng gì!! Phải hy sinh điều gì, dân chủ hay độc đoán?
Vì thế, trong viễn tượng đường dài, ngay trong tình huống thất vọng thua cuộc, giới trí thức miền Nam vẫn hoàn tất vai trò nhân chứng, vai trò phản biện, vai trò tố cáo và cả vai trò tiên tri cho cả giai đoạn sau 30 tháng tư. Nên nhớ cho bởi khát vọng tự do, dân chủ đã thấm đẫm trở thành máu thịt với khát vọng xóa bỏ mọi thứ độc tài đảng trị, khát vọng về công bình xã hội, khát vọng về một cuộc cách mạng cho người nghèo, vì người nghèo, khát vọng chấm dứt phân ly, thù hận trong cộng đồng dân tộc vẫn là khát vọng chung của đất nước.
Tình hình miền Nam sau 1954, mỗi ngày thêm ổn định như nhận định của giáo sư Vũ Văn Mẫu: “Quá khứ trong sạch của Ngô Đình Diệm khi làm việc quan, tính tình khí khái của ông khi từ chức Thượng Thư Bộ Lại trong nội các đầu tiên của Bảo Đại.”
Trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã giải quyết vấn đề định cư cho cả triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam, giải quyết vấn đề các giáo phái, ổn định kinh tế và quan trọng là: phát triển đào tạo giáo dục.
Giáo sư Lý Chánh Trung ghi nhận dưới thời ông Diệm, năm 1954-1955 có 1000 trường tiểu học với 7000 lớp học. Qua năm 1961-1962 có 4172 trường tiểu học với 21.817 lớp học. Gần 200 trường trung học đã được xây dựng cho các tỉnh ly và quận lỵ. Ngay các vùng hẻo lánh, nghèo nàn như Gio Linh, Bồng Sơn, Cà Mâu, Trà Oạn vv.. đều có trường học.
Viện Đại học Sài gòn được trao trả ngày 11/5/1955. Hai năm sau thành lập Đại học Huế ngày 12/11/1957. Và năm 1958, đại học Đà Lạt.
Chính sự phát triển đồng bộ về giáo dục từ tiểu học, trung học, đại học và các ngành chuyên môn là điều mà trong suốt thời kỳ chiến tranh Hà Nội đã không bao giờ thực hiện được.
Về an ninh, năm 1956, 80% cán bộ hạ tầng Việt minh bị triệt hạ. Trại tù Chí Lợi ở Bình Dương tập trung đến 6000 chính trị phạm cộng sản bị bắt giam.
Đặc biệt ở miền Trung, cán bộ cộng sản dưới thời của Ngô Đình Cẩn gần như bị trừ diệt toàn bộ cán bộ nằm vùng.
Đây là điều mà người Pháp không làm được trong suốt 9 năm chiến tranh Việt-Pháp.
Vào những năm đầu của chính thể ông Diệm, người ta có thể đi suốt ngày đêm từ Cà Mâu đến Bến Hải một cách an toàn. Thôn quê miền Nam tương đối an toàn.
Để tóm tắt giai đoạn này, xin trích dẫn nhận định của một sử gia trẻ tuổi Edward Miller như sau: “ Ngô Đình Diệm là người có hoai bão. Với tư cách lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963. Diệm mong muốn trở thành người lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền Quốc gia, ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam đang theo đuổi.” ( Ngô Đình Diệm was a dreamer. As ruler of South Viêt Nam from 1954 to 1963. Diệm aspired to greatness as nation builder and he was determined to find an alternative to the path taken by Hồ Chí Minh and the Vietnamese Communists.)
Hay như ông Denis warner, người Úc nhận xét: Diêm là The last Confucius- Nhà nho cuối cùng còn lại.
- Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
Khi chế độ TT. Diệm sụp đổ, Hà Nội cho là thời cơ may đã đến bất ngờ với họ. Họ cấp tốc thi hành những biện pháp tức thời sau đây:
- Chọn một số Trung đoàn đưa gấp vào Quân Khu V và Tây nguyên.
- Mở rộng đường vận chuyển chiến lược 559
- Đưa gấp vào chiến trường những vũ khí chống lại thiết vận xa M.113.
- Bùi Tín có mặt trong đoàn cán bộ 24 người vào miền Nam quan sát tình hình tại chỗ.
- Đưa đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở lại quân đội để vào miền Nam nhận nhiệm vụ tổng tư lệnh và lên đường ngay tháng 12/1963.
Chính vì thế, sau 1963, chính phủ quân nhân do tướng Thiệu cầm đầu đã gặp rất nhiều trắc trở tứ phía với sự xâm nhập từ miền Bắc vào Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh. Nhiều dấu hỏi được đặt ra tại sao người Mỹ có mặt ở Việt Nam, tại sao họ rút lui, tại sao thua?
Câu trả lời đã có hồi đáp của TT. Nguyễn Văn Thiệu: “ Họ đã bỏ rơi chúng tôi. Họ đã bán đứng chúng tôi. Họ đã đâm sau lưng chúng tôi. Đó là sự thực. Họ đã phản bội chúng tôi. Một đồng minh vĩ đại đã thất ước với một đồng minh nhỏ bé.” ( They abandoned us. They sold us out. They stabbed us in the back. It ís true. They betrayed us. A great ally failed a small ally.
( Trong” The ten thousand day war- Michal Mac lear, trang 395.)
Cuộc chiến ngày một thêm khốc liệt. 10 ngàn binh sĩ cộng sản đã trở thành tro bụi dưới bom đạn B.52 ở Khe Sanh, rồi tết Mậu Thân cũng vậy…
Cộng thêm vào đó, việc chống đối chiến tranh của giới văn nghệ sĩ miền Nam ngày càng lan rộng từ nhiều phía. Họ là những tên tuổi nổi tiếng là thành phần thiên tả, lực lượng thứ thú ba, đòi hỏi chấm dứt chiến tranh từ một phía như Nguyễn văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, vương Đình Bích, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín và nhiều người khác…
Sau này họ mới vỡ lẽ ra rằng, điều mà họ đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí là những điều thật ra họ đã có sẵn trong túi áo của họ..
Cái mà người viết bài này dành bẽ bàng gọi tên nó là ảo tưởng của trí thức miền Nam và chúng ta có vẻ tất CẢ là NHỮNG KẺ VẼ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY. Hay nói một cách bình dân là những kẻ tiếp tay, nối giáo cho giặc.
- Một trang sử mới bắt đầu và mở ra: 30/4/1975- 25/5/2025
Tôi vẫn tin rằng: trong cái rủi có cái may. Lịch sử đôi khi cũng đem lại những cái bất ngờ đầy ý nghĩa và thú vị như một bù trừ, một báo hiệu tin lành..
- Cuộc di cư. Chẳng mấy ai ngờ và tin rằng cuộc di cư đem lại những thành quả bất ngờ là thống nhất Nam Bắc một nhà. Nếu cuộc di cư năm 1954-1955 đã đem lại những thành quả đáng khich lệ khi một triệu người di cư vao miền Nam đã tạo ra hai dòng chảy văn học, hai nếp sống văn hóa, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, hai giọng ngôn ngữ, hai nếp sống tôn giáo giữa Bắc và Nam.
Nó hòa quyện vào nhau như thể là một. Nó tạo ra sức mạnh của miền Nam với một quân đội được huấn luyện tại các trường hạ sĩ quan Đồng Đế, chuẩn úy tại Thủ Đức và thiếu úy ở trường sĩ quan Đà Lạt và được được trang bị đầy đủ.
Sự quyết tâm rời bỏ quê cha đất tổ, bỏ lại tất cả lên đường vào Nam là một cuộc bỏ phiếu bằng đôi chân. Đã có gần 2 triệu đôi chân như thế, từ già trẻ lớn bé, từ người nông dân đến trí thức thành thị, từ giới nhà văn đến giới tu sĩ đã ơi ới gọi nhau lên đường vào miền Nam.
- Một chiến dịch Passage to Freedom là niềm tự hào của người ra đi và sự mở rộng bàn tay đón tiếp của con dân miền Nam.
Người miền Bắc cộng sản sau này chưa bao giờ được hưởng cái ân huệ ấy và sẽ không bao giờ xảy ra.!!
- Cuộc di tản sau 1975.
Với cái tinh thần ấy, cuộc di tản của người miền Nam cũng sẽ nối tiếp con đường của cuộc di cư năm 1954 và nó còn mở ra nhiều cơ hội hơn thế nữa của thế giới tự do.
Tôi có dịp viết một bài về cuộc di tản ra chiến hạm chỉ huy Blue Ridge cùng với 30 chiến hạm đủ loại của Hạm đội 7 đang đậu sẵn ở ngoài khơi bờ biển VN , cách Vũng tàu khoảng 30 dặm vào lúc miền Nam đang hấp hối..
Các chiến hạm ấy đang chờ để đón lính Mỹ và người Việt Nam từ đất liền… Sứ mạng lần này không giống với 21 năm về trước tại vịnh Hạ Long.
Trên boong chỉ huy của chiến hạm của viên Đô Đốc hạm đội 7, người ta thấy tề tựu đông đủ các ký giả, nhà báo Mỹ đã từng có mặt trên các chiến trường Việt Nam như Stanlay Karnov, David Haberstam, Neil Seehan, John Kenneth Galbraith và nhiều người khác. Dầu vạy còn được biết 125 nhà báo trong số họ, đủ quốc tịch tình nguyện ở lại để tường thuật cơn hấp hối của miền Nam…
Bên cạnh đó, người ta còn nhận thấy có phụ tá trùm mật vụ Frank Snepp đã vừa đến đây, người mà trước đây đã hộ tống tt. Nguyễn Văn Thiệu ra đi trước đó mấy ngàyự
- Snepp đến đây với mục đích là để đón tiếp một nhân vật quan trọng nhất-đại diện cho nước Mỹ- trong lúc này. Đó là đại sứ Martin. Ông là người Mỹ cuối cùng rời Việt Nam mà trên tay chỉ ẵm theo một gói nhỏ: Đó là lá cờ nước Mỹ.
Lá cờ đã được cuốn lên có nghĩa là nước Mỹ không còn ở đó nữa..!!.
Ngay khi vừa bước lên chân lên boong tàu vào lức 2 giờ 47, giờ Sàigon. Ông đại sứ đã nhận được một điện chúc mừng của H.Kissinger với nội dung như sau:” Với lời ngợi khen nồng nhiệt vì ông đã chu toàn trách nhiệm Nước Mỹ đến như thế nào thì lúc ra đi cũng như thế!!
Trong khi đó, những con thuyền nhỏ như lá tre của dân tỵ nạn nhấp nhô trên mặt biển. Đó là những con thuyền đủ loại, đủ cỡ của những người Việt Nam đầu tiên bỏ chạy cộng sản. Họ là ai? Họ có thể là bất cứ ai. Số phận họ rồi sẽ ra sao? Chẳng ai tiên đoán được tương lai họ như thế nào ? Chỉ biết rằng con số được vớt đi trên biển là 100.000 người được vớt đi từ các chiến hạm trong tổng số 250.000 được đi bằng các phương tiện khác như máy bay..
Sự ra đi trên biển cả thật bi tráng và tuyệt vọng như số phận những lá tre trên một đại dương!!
Bằng mọi giá họ đã ra đi mà nay ngồi nghĩ lại, nhiều người đã không mường tượng nổi họ đã có thể làm được một điều như vậy!
Cứ như một phép lạ Hy Lạp. Cứ như sự đáp trả như một cát tát vào mặt người cộng sản. Cứ như một lời tố cáo trực tiếp: chúng tôi có mặt. Cứ như một tín hiệu cho thấy: đất lành chim đậu. Cứ như một dấu hiệu đâu là quê hương đích thực, đâu là bến đỗ, đâu là chỗ để về…
Nhưng cái Sô vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng tư và đầu tháng năm của người Mỹ cũng nói lên được cái gì.
Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, ngay cả việc trốn chạy.
Nhận xét ấy ăn khớp với điều mà Sir Robert Thompson, một chuyên gia về du kích dưới thời đệ I cộng hòa đưa ra lời tiên đoán trước đó vào ngay 23/3/1975 như sau:” Chúng ta sắp chứng kiến một cuộc đầu hàng chiến lược của Hoa Kỳ.. Cuộc triệt thoái khỏi Đông Dương là cuộc rút lui lớn nhất thế giới từ khi Napoleon rút lui khỏi Moscou.”.
Một vụ cần nói lại trong chuyến tàu vượt biển này là có một chiếc trực thăng do một vị tướng không quân chở theo một trung tướng quân đoàn đã đáp trực thăng xuống tàu chỉ huy Blue-Ridge. Một sĩ quan đã báo việc này lên vị đô đốc. Ông đã ra lệnh và nói vị thiếu tướng không quân nội dung như sau: Nói với y là đây không thuộc lãnh thổ VNCH mà là nước Mỹ ngoài biển. Và yêu cầu họ cởi bỏ quân phục cũng như lon chậu, đồng thời giữ im lặng, không được tuyên bố điều gì.
Được biết, sau đó vị tướng Không quân đã quỳ phủ phục xuống sàn tàu và thề rằng sẽ có một ngày ông sẽ trở về.
Quả thực, sau này ông đã quay trở về VN, nhưng không phải để phục quốc mà để bắt tay hòa giảo với chính quyền cộng sản..
- Thế hệ người Việt thứ hai.
Phần những đồng bào may mắn đến được miền Đất Hứa đã hy sinh đời mình cho đời sau con cái, đã tận tụy làm ăn.. Con cái họ nay đã trưởng thành với phần đông thành công trên xứ người, không phụ lòng cha mẹ.
Cả một thế hệ tương lai đầy hứa hẹn như một biểu tượng thành công nơi xứ người trong sự hội nhập đem lại hãnh diện cho cá nhân gia đình mà còn góp phần vào gia tài chung của thế giới.
Chúng ta chỉ cần nhìn lại miền Nam Cali, nơi có gần một triệu người Việt sinh sống. Họ tạo thành một sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa.
Đã có các tướng lãnh trong nhiều binh chủng Hoa Kỳ, đã có ngững chuyên viên thượng thặng trong nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.. Người Việt hải ngại ngày nay có quyền hãnh diện về những thành quả ấy.
Phần giới trẻ sẽ dần quên quá khứ và những gì chúng biết được, nghe kể lại từ cha ông chúng sẽ chỉ còn là những hoài niệm quá khứ mờ nhạt, lu mờ.
- Và cái ngày hôm nay, sau 30 tháng tư, 1975, sau 50 năm.
Sau 50 năm, tôi và những người Việt di tản trên dưới 3 triệu người trên khắp thế giới tự hỏi chúng ta được gì? Và mất gì?
Câu hỏi rất thiết thực và xác đáng cần có câu trả lời. Phần tôi, không có tư cách gì đại diện thay cho hơn 3 triệu người ấy.
Nhưng tôi thành thực nghĩ rằng, khi ra đi, tôi đã mất trắng tất cả như một thứ ăn cướp ngày một cách công khai. Từ quê hương, nhà cửa, bạn bè, họ hàng và cả quãng đời tuổi trẻ miền Nam của tôi được lớn lên, được ăn học trở thành người thông tuệ.
Sang xứ người, tôi đã có lại tất cả mọi thứ, con cái tôi được ăn học đến nơi đến chốn mà nếu ở VN, rất có thể, chúng sẽ dở dang không ra ông ra thằng..
Phần trong giới quen biết, những người có căn bản học vị như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư đều có cơ may trở lại nghề cũ, hội nhập và đời sống thu nhập cao…
Nghĩ lại những điều ấy, tôi thấy rằng món quà cao quý nhất mà đất nước này dành cho tôi và những người khác là Tương Lai.
Có thể có tương lai, có niềm hy vọng là có tất cả mà chính quyền cộng sản không hề có để ban phát.
Kỷ niệm 50 năm ngày mất miền Nam, thay vì nguyền rủa bóng tối, tôi an ủi thân phận mình vẫn còn chút gì và bằng lòng về những điều ấy cho riêng mình…
Tương lai với đầy triển vọng và hứa hẹn vẫn thuộc về chúng ta.
( danchimviet )
No comments:
Post a Comment