Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo của VNCH qua đời vào 3/19/2020 tại Mỹ
Thiếu tướng Saint Luis Lê Minh Đảo vừa mới được Chúa gọi về vào lúc 1 giờ 45 chiều, ngày 19 tháng 03, 2020 tại tiểu bang Connecticut. Hưởng thọ 87 tuổi.
Theo bảng tin từ Hoa Thịnh Đốn loan báo : Tướng Lê Minh Đảo đã chia tay vĩnh viễn các chiến hữu và gia đình của ông vào lúc 1:45 PM hôm thứ năm 19/3/2020 tại Bịnh Viện Hartford Connecticut.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo sinh năm 1933 nguyên là tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, xuất thân từ trường Võ bị Liên quân dưới thời kỳ Quốc gia Việt Nam (thuộc Liên bang Đông Dương của Pháp).
Dưới thời VNCH , và trong thời gian tại ngũ, ông đã tuần tự đảm nhiệm từ chức vụ Trung đội trưởng cho đến Tư lệnh đơn vị Bộ binh cấp Sư đoàn. Ngoài ra, ông còn được cử giữ những chức vụ ở lĩnh vực Hành chính Quân sự tỉnh trưởng Mỹ Tho.
Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được đánh giá là một trong những tướng lĩnh chỉ huy cấp Sư đoàn có khả năng nhất của Việt Nam Cộng hòa, từng là Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc, phòng tuyến cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Sau năm 1975 , ông không theo phong trào di dân như các quan chức và tướng lãnh VNCH khác , mà ông chọn ở lại VN cùng các chiến hữu của ông. Vì thế Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đã trãi qua 17 năm trong các trại học tập cải tạo của thể chế CSVN , và ông cũng là vị tướng của thể chế Việt Nam Cộng hòa có thời gian học tập cải tạo lâu nhất ở Việt Nam.
Trong trại học tập cải tạo . Thiếu Tướng Lê Minh đảo đã khẳng khái nói với các quan chức trông coi trại HTCT" Nếu các ông còn đang giam giữ nhiều chiến hữu sư đoàn của tôi, thì tôi mong là tôi sẽ là người sau chót bước ra khỏi đây. Nếu khác đi thì tôi không còn mặt mũi nào nhìn họ nữa”. Khi được hỏi về những ký ức ở Xuân Lộc, Thiếu Tướng Đảo đã trầm ngâm đôi giây phút:”Chiến đấu là một nghệ thuật.Chúng ta không phải dùng tay và chân thôi, mà còn trí óc nữa. Cho dù biết đang thua cuộc chiến tranh, tôi vẫn chiến đấu“.
Với bản tính khiêm tốn , lời nhắn nhủ với tác giả sử gia Jay Veith, người đã bỏ công phục hiện lại diễn tiến Xuân Lộc, của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, được dùng làm lời kết cho thiên anh hùng ca :”Xin đừng gọi tôi là anh hùng. Những chiến hữu của tôi đã hy sinh tại Xuân Lộc và những chiến trường khác mới chính là những anh hùng“. Không cần thiết phải ngợi ca Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là một anh hùng. Những dữ kiện của sự thật đã nói lên được điều đó.
Trong niềm thương tiếc và ngưỡng mộ . VSU chúng tôi xin Thành kính phân ưu cùng tang quyến và các chiến sĩ Sư Đoàn 18 VNCH. Nguyện xin Thiên Chúa đem linh hồn Saint Luis Lê Minh Đảo mau về hưởng nhan thánh Chúa trên cõi Thiên đàng .
By VSU
(vietstarusa)
***
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị Tướng bất tử
Ông Lê Minh Đảo và con gái Bích Phượng
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa qua đời ở tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, ngày 19 tháng 3, 2020, hưởng thọ 87 tuổi.
Xin chia sẻ suy nghĩ về một vị tướng lừng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lãnh 17 năm tù cộng sản vẫn không ngừng vận động để dân Việt thoát ách cộng sản.
Vị tướng gần dân…
Xin chia sẻ suy nghĩ về một vị tướng lừng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lãnh 17 năm tù cộng sản vẫn không ngừng vận động để dân Việt thoát ách cộng sản.
Vị tướng gần dân…
GẦN 6 năm, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện và sau đó là tỉnh Định Tường, ông nổi tiếng là người thương lính và gần dân.
Năm 1979, tôi sống trong vùng Đồng Tiến, An Giang, một hôm chủ nhà nhắc chuyện cũ, ông chỉ về chỗ tôi đang ngồi rồi nói, “Hồi đó ông Tướng Đảo có ghé thăm nhà mình, ổng mặc áo thung, quần đùi ngồi (nhậu) ở chỗ Bảy nó đang ngồi đó (tôi thứ bảy trong gia đình nên ông chủ nhà gọi tôi là Bảy), ổng thương dân lắm, ổng nói bà con kêu ổng bằng anh Tư, giờ nghe nói ổng bị tù ở tận miền Bắc, thương ổng lắm, bà con mình thương ổng lắm…”
Vị Tướng và tôi…
Năm 1979, tôi sống trong vùng Đồng Tiến, An Giang, một hôm chủ nhà nhắc chuyện cũ, ông chỉ về chỗ tôi đang ngồi rồi nói, “Hồi đó ông Tướng Đảo có ghé thăm nhà mình, ổng mặc áo thung, quần đùi ngồi (nhậu) ở chỗ Bảy nó đang ngồi đó (tôi thứ bảy trong gia đình nên ông chủ nhà gọi tôi là Bảy), ổng thương dân lắm, ổng nói bà con kêu ổng bằng anh Tư, giờ nghe nói ổng bị tù ở tận miền Bắc, thương ổng lắm, bà con mình thương ổng lắm…”
Vị Tướng và tôi…
Cuối năm 2004, Tướng Đảo cùng phái đoàn Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa sang thăm Úc, có ghé thủ đô Canberra, vào Quốc Hội Úc vận động nhân quyền, sau đó có gặp bà con trong Cộng Đồng tại Canberra, ở một quán ăn, để chia sẻ tâm sự.
Tôi đến quán đúng lúc Tướng Đảo tới, tôi gặp ông ngay cửa quán ăn, ông đứng thẳng chào tôi theo Quân Cách rồi hỏi, “Chiến hữu thuộc đơn vị nào?”
Tôi hơi bỡ ngỡ trả lời ông, “Thưa Thiếu Tướng thế hệ tiếp nối,” xong tôi đưa tay ra xin bắt tay ông và mời ông vào quán ăn.
Hôm đó, ông nhắc nhở mọi người đừng quên những tội ác cộng sản đã gây ra, đừng quên nhưng không thù, vì thù oán không giải quyết được vấn đề, đừng quên để nhớ trách nhiệm của tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn chưa hoàn tất, đó là bảo vệ người dân khỏi ách cộng sản.
Vị Tướng và 9 người con…
Tôi đến quán đúng lúc Tướng Đảo tới, tôi gặp ông ngay cửa quán ăn, ông đứng thẳng chào tôi theo Quân Cách rồi hỏi, “Chiến hữu thuộc đơn vị nào?”
Tôi hơi bỡ ngỡ trả lời ông, “Thưa Thiếu Tướng thế hệ tiếp nối,” xong tôi đưa tay ra xin bắt tay ông và mời ông vào quán ăn.
Hôm đó, ông nhắc nhở mọi người đừng quên những tội ác cộng sản đã gây ra, đừng quên nhưng không thù, vì thù oán không giải quyết được vấn đề, đừng quên để nhớ trách nhiệm của tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn chưa hoàn tất, đó là bảo vệ người dân khỏi ách cộng sản.
Vị Tướng và 9 người con…
Tướng Đảo có chín người con, hai trai và bảy gái, khi cộng sản chiếm miền Nam tất cả đều ở lại Việt Nam, đều chịu chung số phận tù đày với đồng bào, cho đến năm 1979 mới vượt biên sang đến Mỹ.
Cô Lê Bích Phượng, con gái thứ sáu trong gia đình Tướng Đảo, hiện làm phóng viên cho đài SBTN, có phỏng vấn Tướng Đảo tại sao ngày 30 tháng 4, 1975 có điều kiện cho gia đình di tản sang Mỹ nhưng ông không thực hiện.
Ông trả lời chiến hữu của ông cũng có con cái, họ đều phải ở lại Việt Nam, nếu ông cho các con di tản, giờ con cái chiến hữu của ông sẽ chỉ vào mặt các con ông mà nói, “Ba mày không chạy trốn, nhưng cho chúng mày chạy trốn.” Biết vậy, để giữ danh dự cho cả gia đình nên ông không cho các con di tản.
Tướng Đảo còn nói, mà cũng nhờ mấy năm sống với cộng sản các con mới hiểu, vì sao ba chiến đấu bảo vệ miền Nam, các con mới hiểu mà thương cho đồng bào vẫn chưa thoát được ách cộng sản như các con.
Vị Tướng thương dân…
Cô Lê Bích Phượng, con gái thứ sáu trong gia đình Tướng Đảo, hiện làm phóng viên cho đài SBTN, có phỏng vấn Tướng Đảo tại sao ngày 30 tháng 4, 1975 có điều kiện cho gia đình di tản sang Mỹ nhưng ông không thực hiện.
Ông trả lời chiến hữu của ông cũng có con cái, họ đều phải ở lại Việt Nam, nếu ông cho các con di tản, giờ con cái chiến hữu của ông sẽ chỉ vào mặt các con ông mà nói, “Ba mày không chạy trốn, nhưng cho chúng mày chạy trốn.” Biết vậy, để giữ danh dự cho cả gia đình nên ông không cho các con di tản.
Tướng Đảo còn nói, mà cũng nhờ mấy năm sống với cộng sản các con mới hiểu, vì sao ba chiến đấu bảo vệ miền Nam, các con mới hiểu mà thương cho đồng bào vẫn chưa thoát được ách cộng sản như các con.
Vị Tướng thương dân…
Được BBC tiếng Việt phỏng vấn, Tướng Đảo cho biết, "Vợ tôi có hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam. Tôi cho bà ấy biết, dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn mình, họ đau khổ nhiều hơn mình, hơn 20 năm trong chế độ cộng sản.”
Tướng Đảo cho biết một người cộng sản đã nói với ông rằng, “Các anh có biết, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ đâu, là tại các anh không dám cầm súng các anh bắn vô dân. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn...”
Tướng Đảo cho biết một người cộng sản đã nói với ông rằng, “Các anh có biết, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ đâu, là tại các anh không dám cầm súng các anh bắn vô dân. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn...”
Tướng Lê Minh Đảo
Vị Tướng thương cả địch quân
Tướng Đảo cũng từng chia sẻ, bộ đội miền Bắc nhiều người còn rất trẻ chỉ 16 hay 17 tuổi, họ được mang thẳng từ miền Bắc vào, họ thiếu kinh nghiệm chiến trường, nên chết rất nhiều, tội nghiệp họ lắm, họ cũng là nạn nhân cộng sản.
Ông cho biết Đức, Đại Hàn, Tàu cũng chia thành hai miền, nhưng chỉ có cộng sản miền Bắc là mang quân đánh miền Nam.
Miền Bắc hy sinh 2 hay 3 triệu những đứa con ưu tú của Việt Nam, miền Nam cũng hy sinh hằng triệu người, lỗi cũng tại những người cầm quyền miền Bắc quá tin vào chủ nghĩa cộng sản và quyết đánh chiếm miền Nam.
Vị Tướng anh hùng…
Ông cho biết Đức, Đại Hàn, Tàu cũng chia thành hai miền, nhưng chỉ có cộng sản miền Bắc là mang quân đánh miền Nam.
Miền Bắc hy sinh 2 hay 3 triệu những đứa con ưu tú của Việt Nam, miền Nam cũng hy sinh hằng triệu người, lỗi cũng tại những người cầm quyền miền Bắc quá tin vào chủ nghĩa cộng sản và quyết đánh chiếm miền Nam.
Vị Tướng anh hùng…
Đầu tháng 4/1975, khi quân đội miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 tràn xuống miền Nam, Tướng Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh.
Lực lượng Bắc Việt do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy đông gấp 3 đến 5 lần hơn lực lượng của Tướng Đảo, có nơi hơn gấp 10 lần, nhưng đã bị chặn lại 12 ngày tổn thất nặng nề, cộng sản cho Tướng Trần Văn Trà lên thay và cho đổi hướng tiến quân.
Xuân Lộc không còn là địa thế chặn quân miền Bắc, Tướng Đảo được lệnh rút quân, vào tối ngày 20/4/1975 ông rút khỏi Xuân Lộc mang theo được mọi vũ khí, cả pháo, cả đến thương binh và tử sĩ.
Tướng Đảo đi bộ theo đoàn quân, ông đốc thúc binh sĩ hàng ngũ trật tự và nhanh chóng rút quân, đến sáng hôm sau phía cộng sản mới biết.
Trận Xuân Lộc và cuộc rút quân tạo cho Tướng Đảo biệt danh “người hùng Xuân Lộc,” một biệt danh ông không muốn nhận.
Ông cho biết trong suốt 25 năm, chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vừa phải chiến đấu để bảo vệ an ninh cho dân, vừa phải xây đường xá, xây cầu cống, xây trường học, xây nhà thương, xây nhà ở, xây làng xóm cho dân.
Không một Quân Đội nước nào mà các binh sĩ đã có những đóng góp tích cực như vậy, vì thế theo ông mỗi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều là một anh hùng.
Vị Tướng với thế hệ tiếp nối…
Lực lượng Bắc Việt do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy đông gấp 3 đến 5 lần hơn lực lượng của Tướng Đảo, có nơi hơn gấp 10 lần, nhưng đã bị chặn lại 12 ngày tổn thất nặng nề, cộng sản cho Tướng Trần Văn Trà lên thay và cho đổi hướng tiến quân.
Xuân Lộc không còn là địa thế chặn quân miền Bắc, Tướng Đảo được lệnh rút quân, vào tối ngày 20/4/1975 ông rút khỏi Xuân Lộc mang theo được mọi vũ khí, cả pháo, cả đến thương binh và tử sĩ.
Tướng Đảo đi bộ theo đoàn quân, ông đốc thúc binh sĩ hàng ngũ trật tự và nhanh chóng rút quân, đến sáng hôm sau phía cộng sản mới biết.
Trận Xuân Lộc và cuộc rút quân tạo cho Tướng Đảo biệt danh “người hùng Xuân Lộc,” một biệt danh ông không muốn nhận.
Ông cho biết trong suốt 25 năm, chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vừa phải chiến đấu để bảo vệ an ninh cho dân, vừa phải xây đường xá, xây cầu cống, xây trường học, xây nhà thương, xây nhà ở, xây làng xóm cho dân.
Không một Quân Đội nước nào mà các binh sĩ đã có những đóng góp tích cực như vậy, vì thế theo ông mỗi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều là một anh hùng.
Vị Tướng với thế hệ tiếp nối…
Trong lần hội luận do SBTN Úc châu tổ chức, được đồng hương hỏi ông nghĩ sao về một Chính Phủ ở hải ngoại, Tướng Đảo trả lời, sau biến cố 30/4/1975, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại, nhưng tinh thần Việt Nam Cộng Hòa theo ông thì bất diệt.
Tinh thần Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được lưu truyền ở hải ngoại cho các thế hệ thứ hai, thứ ba, mà còn được lưu truyền trong nước khi các thế hệ tiếp nối biết được quá trình giữ nước và dựng nước của ông cha. Bởi vậy chúng ta phải nói, nói cho con em chúng ta hiểu rõ.
Những vị Tướng bất tử…
Tinh thần Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được lưu truyền ở hải ngoại cho các thế hệ thứ hai, thứ ba, mà còn được lưu truyền trong nước khi các thế hệ tiếp nối biết được quá trình giữ nước và dựng nước của ông cha. Bởi vậy chúng ta phải nói, nói cho con em chúng ta hiểu rõ.
Những vị Tướng bất tử…
Ở tiểu học, tôi được dạy tấm gương của hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu tuẫn tiết khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội năm 1873.
Biến cố 30/4/1975 tôi biết thêm năm vị Tướng tuẫn tiết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.
Sau gần 45 năm, có thêm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, với 17 năm tù cộng sản, không ngừng hy sinh vận động cho một Việt Nam không cộng sản.
“Anh hùng tử, khí hùng bất tử.” Họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
(Melbourne, Úc Đại Lợi, 21/3/2020)
Biến cố 30/4/1975 tôi biết thêm năm vị Tướng tuẫn tiết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.
Sau gần 45 năm, có thêm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, với 17 năm tù cộng sản, không ngừng hy sinh vận động cho một Việt Nam không cộng sản.
“Anh hùng tử, khí hùng bất tử.” Họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
(Melbourne, Úc Đại Lợi, 21/3/2020)
Bài NGUYỄN QUANG DUY
(viendongdaily)
No comments:
Post a Comment