Đúng 19h30' ngày 21/4/1975, Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa đã đọc diễn văn từ chức tại Dinh Độc Lập, sau đó Ông bàn giao lại chức Tổng thống cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương, sự kiện này xem như đã chấm dứt nền Cộng Hòa ở bán đảo Đông Dương, mở ra một đại họa cho nhân dân Miền Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung đó là họa VONG NÔ - VONG QUỐC.
Là hậu thế dĩ nhiên chúng ta có quyền đại diện cho lịch sử để phán xét tiền nhơn. Tuy nhiên với cá nhân tui thì Hai Ngài cố Tổng Thống của Việt Nam Cộng Hòa đều được đáng kính, trân trọng bởi nếu ở vào hoàn cảnh của Hai Ngài thì dẫu cho ai đó có tài năng xuất chúng cũng chỉ có kết cuộc như hai Ngài, đừng vì lòng vị kỷ mà trách cứ tiền nhơn mà hãy can đảm đứng lên kêu gọi KẾT LIÊN DÂN TỘC để DIỆT CỘNG - BÀI TRUNG.
Nói gì nói thì hằng năm, cứ đến những ngày tháng Tư Đen, mỗi công dân Việt Nam Cộng Hòa đều trào dâng uất hận, nỗi uất hận lại nhơn đôi khi phải chứng kiến một Việt Nam dưới tay cộng sản tụt hậu về kinh tế, suy đồi về đạo đức và trên tất thảy là họa VONG NÔ - VONG QUỐC cận kề. Nỗi uất hận càng trào dâng hòa cùng niềm thổn thức, sợ hãi trước viễn cảnh ngàn năm nô lệ từ những vần thơ não nuột của Bà Huyện Thanh Quan vọng về, đó là "Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc. Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia". Không có mối nhục nào bằng mối nhục MẤT NƯỚC và cũng không có mối hận nào bằng mối hận MẤT NƯỚC.
Tuy nhiên, nếu đặt mối hận không đúng chỗ, đúng đối tượng thì lắm lúc ta lại ôm mối hận và mối nhục xuống dưới đáy mồ bởi ta không thể lay chuyển được lòng người, không tập hợp được muôn dân vì lòng sân hận của ta đã đặt sai chỗ, nhầm đối tượng. Hận là hận cái chủ nghĩa xã hội quái thai, thù là thù bọn cuồng si cộng sản chứ không hận thù những người lầm đường lạc lối, trót lỡ lầm nghe theo phỉnh dụ của chủ nghĩa xã hội quái thai. Bởi lẽ ta không thể diệt sạch sành sanh những ai lỡ lầm nghe theo cộng sản, điều này là không thể ngay cả Việt cộng cũng không thể diệt sạch cán chính, dân binh của Việt Nam Cộng Hòa kia mà.
Ai căm thù cộng sản bằng ông Ngô Đình Diệm ? Ai căm thù cộng sản bằng ông Nguyễn Văn Thiệu ? Nhưng tại sao:
1. Tại phần mở đầu của Bản Hiến pháp năm 1956 thời ông Diệm làm Tổng Thống đã nêu:
- Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
- Nguyện vọng ấy là:
+ Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;
+ Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;
+ Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
2. Cố Tổng Thống Đệ Nhị VNCH đã bộc trực tất cả uất hận tại phiên họp với đại diện các cơ quan Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp của VNCH đêm 21/4/1975 tại phòng Khánh tiết dinh Độc Lập rằng:
- Cái bản văn Hiệp định đó (Hiệp định Ba Lê 1973) là bản văn Hiệp định Mỹ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản. Và tôi đã có đủ can đảm nói với ông ngoại trưởng Kissinger lúc đó (rằng) nếu như ông chấp nhận bản Hiệp định này, nghĩa là ông chấp nhận bán cái miền Nam này cho cộng sản. Còn tui mà chấp nhận cái bản văn Hiệp định này thì tui cũng chấp nhận phản quốc, bán cái dân tộc và đất nước miền Nam cho cộng sản. Ông (Kissinger) có chấp nhận thì chấp nhận vì quyền lợi của Mỹ, vì lý do riêng tư tui không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem quyền lợi sanh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán - chớ tui là người Việt Nam, tui không chấp nhận.
- Bản văn Hiệp định đó là một bản văn mà tui đã từ chối, tui đã phản đối trong 3 tháng trời (từ 10/1972 đến 01/1973). Và trong 3 tháng trời ấy chỉ có 3 điểm chánh mà tui tranh đấu sống chết. Và sự tranh đấu của tui được chứng minh một cách rõ ràng bởi mỗi một lần tui mời họp có ông chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền cũ, ông chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn, ông Tổng trưởng ngoại giao, ông chủ tịch Tối cao pháp viện, có Phó tổng thống, đại tướng Tổng tham mưu trưởng và Thủ tướng, thỉnh thoảng có một vài nhân vật chính trị khác.
- Ba cái điểm mà tui cho là mất nước:
+ Một chánh phủ ba thành phần ở trên chốp bu đã chỉ huy hai chánh phủ là chánh phủ VNCH và chánh phủ của Mặt trận giải phóng, và cái chánh phủ liên hiệp ba thành phần đó được đặt để cho tới tỉnh, quận, xã, ấp. Tui cho đó là một cái chánh phủ liên hiệp, dù dưới hình thức nào, dù ở cấp bậc nào, tui cũng không chấp nhận và tui không chấp nhận cái chuyện đó là từ 5, 7 năm trước.
Cho nên, đừng có nói gì tới ấp cho tới xã, mà ngay cả trung ương tui đã không chấp nhận 3 thành phần, 4 thành phần và 2 thành phần tui cũng không chấp nhận, cho nên tui đã nói không chấp nhận.
+ Là họ chỉ nói ở Đông Dương, chỉ có 3 quốc gia là Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam. Tui nói ngoại trưởng Kissinger, Việt Nam nào? Việt Nam của Sài Gòn hay Việt Nam của Hà Nội? Nếu mà ông chấp nhận bản văn này là ông chấp nhận cái Việt Nam của Hà Nội. Tui không chấp nhận. Tui muốn trở về nguyên thủy hiệp định Genève 1954 là có hai quốc gia Việt Nam, hai chánh quyền Hà Nội và Sài Gòn, tui kêu họ là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ phải kêu tui là Việt Nam Cộng hòa không xâm phạm lẫn nhau, lấy vĩ tuyến 17 và lấy hiệp định Genève làm căn bản, CHỜ ĐỢI NGÀY THỐNG NHỨT BẰNG PHƯƠNG TIỆN HÒA BÌNH VÀ DÂN CHỦ, dù cho ngày đó không biết là ngày nào. Tui bác cái chuyện đó. Tui nói trở về hai miền Nam Bắc, hai quốc gia riêng biệt có thể vô Liên Hiệp Quốc, giữ cái vĩ tuyến 17, giữ vùng phi quân sự CHỜ NGÀY THỐNG NHỨT.
+ Về quân đội Bắc Việt, thì ông ngoại trưởng Kissinger chấp nhận là quân đội Bắc Việt được quyền ở trong miền Nam một cách hợp pháp, đương nhiên. Tui nói điểm này là điểm quan trọng nhứt. Tui nói điều kiện tiên quyết và quan trọng nhứt là quân đội Bắc Việt phải rút lui về Bắc. Ông Kissinger trả lời với tui rằng: “Cái chuyện này thương thuyết với Nga Sô, Trung Cộng đã 03 năm nay không được, Mỹ chịu thua”.
Ở đoạn cuối, Bác Tám Thiệu nhắc đến quyết định của Mỹ cắt giảm viện trợ VNCH từ 1,4 tỉ Mỹ kim xuống 700 triệu, rồi cắt nữa chỉ còn 300 triệu. Con số hẩm hiu đó vẫn bị Mỹ “treo lắc lư, lắc lư cả năm trời không nói tới. Trong khoảng thời gian đó quân đội VNCH đã mất hết 60% tiềm năng chiến đấu. Một ông võ sĩ mất hết 60% sức lực, và cái vấn đề đánh nhau là hễ mạnh là mạnh luôn, mà yếu là yếu luôn, nó cũng như con bịnh, hễ mạnh là vượt qua, hễ yếu là bị kiệt sức luôn. Quý vị có thể tưởng tượng trong thời gian Mỹ cắt viện trợ của chúng ta, mà chúng ta mất hết 60% tiềm lực chiến đấu thì cái gì sẽ xảy ra ? Số thương vong gấp bội, bởi vì không có phương tiện không quân yểm trợ, mà pháo của ta lại thua pháo của địch, nội thương vong vì pháo của ta lên rất cao, rồi chết lại lên cao vì thiếu trực thăng để tải thương. Thậm chí, vô nhà thương mà một cái băng phải băng đi băng lại tới hai lần, thật vô nhân đạo đối với một chiến sĩ bị thương".
Ở một góc độ khác, Tướng Murray cùng các cộng sự trong ban tham mưu của Murray đã soạn thảo để gởi đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu một tài liệu đặc biệt, nội dung phân tích về tương tác của viện trợ Mỹ đối với sức sống còn của VNCH, cô đọng qua 5 chữ “nếu” đáng sợ sau:
1. Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỉ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả 4 vùng chiến thuật;
2. Nếu là 1,1 tỉ thì Quân khu 1 phải bỏ;
3. Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt;
4. Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc và khó điều đình được với Bắc Việt;
5. Nếu quân viện dưới 600 triệu thì chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long;
Đó là 5 tuyến phòng thủ tương đương với 5 mức độ quân viện. Tướng Murray kết luận: “Ta có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy”.
Vì vậy, với mức quân viện quá thấp (300 triệu USD thời điểm năm 1974-1975), hẳn nhiên nhịp thở của nền Đệ nhị Cộng hòa bị đứt quãng, lâm nguy, dẫn đến sụp đổ trước cuộc tấn công của đối phương.
Bên cạnh đó, ngoài việc Mỹ đã "bỏ rơi" thì cần phải xét đến “yếu tố nội tại”, tự chia rẽ trong bộ máy VNCH dẫn đến sự suy yếu của chánh phủ VNCH. Lỗi dễ thấy nhất là:
- Những bất hòa dai dẳng trong hàng ngũ lãnh đạo của quân đội VNCH;
- Thực trạng "ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản" như phong trào "trăm hoa đua nở" đã làm cho chánh phủ VNCH rơi vào tình trạng "hoa nở trong lòng địch" thì sao đương đầu nổi với cả khối cộng sản từ bên trong lẫn bên ngoài?
Cuối cùng thì vào lúc 19h30' ngày này của 44 năm trước, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức mà theo Ông là:
- Tổng Thống nói thẳng rằng Mỹ muốn Ông từ chức và rằng dù Ông có bằng lòng hay không thì có nhiều tướng cũng muốn Ông làm như vậy.
- Tổng Thống nói sự ra đi của Ông sẽ giúp mang lại nền hòa bình thật sự cho đất nước và Quân đội sẽ được nhận tiếp viện trợ.
Theo Hiến pháp VNCH quy định thì Ông sẽ trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Cuối cùng Tổng Thống Thiệu yêu cầu Quân đội và Cảnh sát Quốc gia nên triệt để hậu thuẫn cho vị tân Tổng Thống. Tuy nhiên, chỉ sau 9 ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Miền Nam đã hoàn toàn rơi vào tay cộng quân, mở ra một thời kỳ VONG NÔ - VONG QUỐC trên toàn cõi Việt Nam. HẬN./.
Tran Hung.
No comments:
Post a Comment