Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến, thuyền không lái cũng không!
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong?" - Ngô Đình Diệm, 1953
Hỏi bến, thuyền không lái cũng không!
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong?" - Ngô Đình Diệm, 1953
Đó là tâm sự của một con người khi nhìn về đất nước của mình. Tuy nhiên, khi nhận lãnh vai trò lãnh đạo đất nước, ông đã đem tất cả “sở tồn” làm “sở dụng” để phục vụ đất nước. Đồng thời, Ông cũng đưa ra một cái nhìn chuẩn xác cho hướng đi của đất nước trong ngày mai. Ông nói:
“Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để bảo đảm tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời của chúng ta, tự do của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng…” Nguồn: Major Policy Speeches by President Ngo Dinh Diem Vietnam Center and Archive. ( Đồng Cam Tuy Hoà 17-8-1955)Những tưởng cơn ác mộng bị CS nhuộm đỏ đã trôi qua. Bởi, sau chín năm miệt mài với đất nước, chung vui hạnh phúc và đau khổ với toàn dân, cộng sản như đã bị tan bay trong mọi ngõ ngách ở miền nam.
Nhưng đến năm 1962 ông Diệm lại phải nói với người Mỹ rằng: “các ông nên nhớ rằng: trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này, chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo”. (Tổng Thống Ngô Đình Diệm).
Ngô Đình Diệm là ai?
Ai cũng biết, tất cả mọi người thuộc mọi thành phần trên đất nước Việt Nam ấy đều biết. Hơn thế biết rất rõ, danh tánh của ông Ngô Đình Diệm như một ánh sao định mệnh gắn chặt vào dòng lịch sử Việt trong hậu bán thế kỷ 20. Chỉ tiếc, có một định mệnh nghiệt ngã đã đến trên quê hương này và ánh sao ấy chỉ vừa đủ loé sáng lên bầu trời như một dấu chỉ Hoàn - Mỹ đã vụt tắt, thay vì chiếu rạng dài lâu.
Đến nay, hơn 60 năm sau chuyến đi của Ông, đã có những chuyển dời khác thường xảy ra trên đất nước Việt Nam. Trước hết, niềm ước mơ của ông cũng như ước mơ được Tự Do, Độc Lập và Công Lý của dân tộc trong ngày hòa bình đã không đến. Trái lại, ở đó là một cái cùm đỏ của cộng sản do HCM đem vào, nó đã khóa chặt mọi người Việt Nam vào trong cảnh rên siết cơ hàn từ hơn 40 năm nay. Ở đó đã không còn Tự Do, Độc Lập, nhân bản nói chi đến Công Lý. Hỏi xem, đây là hình phạt do định mệnh khắc nghiệt gởi đến cho dân cho nước Việt Nam? Hay nó là kết quả được khơi nguồn từ cuộc phản bội của những kẻ nhận tiền làm đảo chánh và giết hại ông trong biến cố 01-11-1963?
Xem ra với khoảng cách từ 1963 đến nay, người ta đã có đủ thời gian và bằng chứng để minh chứng, hay nhận định, đánh giá chuẩn xác về vai trò của ông đối với quốc gia và quốc dân Việt Nam trong thời gian ông tại nhiệm. Đồng thời cũng có đầy đủ những lý lẽ để soi tỏ mọi góc cạnh khi nhìn về “công trạng” của cái tập thể gọi là "hội đồng quân nhân cách mạng" do Dương Văn Minh đóng vai chủ trì và nhận 3 triệu bạc Việt Nam thời bấy giờ để sát hại ông. Tiếp đến, người ta cũng có đủ những chứng minh cặn kẽ về vai trò của Thích Trí Quang, tên tự là Nguyễn Văn Bồng, một đảng viên đảng cộng sản được Tố Hữu đứng ra kết nạp, đã đẩy “Phật Giáo Ấn Quang” vào trong các cuộc biểu tình bạo động trước và sau 1963 để đưa một Nam Việt Nam như một con rồng Á Châu đi đến nghiệt ngã rách nát và đổ vỡ toàn diện vào ngày 30-4-1975 ra sao?
Cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ, những người của hôm nay đã có thể nhìn rõ chân tướng của từng cá nhân, từng sự việc cũng như những dư âm chua chát, hay những đảo điên bất thường trong lịch sử của Việt Nam do những kẻ có thể bị lên án là phản dân hại nước (từ cả hai phía) tạo ra. Đồng thời, người ta cũng có thể nhìn và đánh giá một cách chính xác về vị trí, thế đứng của TT Diệm trong dòng lịch sử Việt Nam hơn là những cái thùng loa, chảo vỡ hôm nào múa rối.
Đôi dòng tiểu sử:
Ngô Đình Diệm là ai?
Ai cũng biết, tất cả mọi người thuộc mọi thành phần trên đất nước Việt Nam ấy đều biết. Hơn thế biết rất rõ, danh tánh của ông Ngô Đình Diệm như một ánh sao định mệnh gắn chặt vào dòng lịch sử Việt trong hậu bán thế kỷ 20. Chỉ tiếc, có một định mệnh nghiệt ngã đã đến trên quê hương này và ánh sao ấy chỉ vừa đủ loé sáng lên bầu trời như một dấu chỉ Hoàn - Mỹ đã vụt tắt, thay vì chiếu rạng dài lâu.
Đến nay, hơn 60 năm sau chuyến đi của Ông, đã có những chuyển dời khác thường xảy ra trên đất nước Việt Nam. Trước hết, niềm ước mơ của ông cũng như ước mơ được Tự Do, Độc Lập và Công Lý của dân tộc trong ngày hòa bình đã không đến. Trái lại, ở đó là một cái cùm đỏ của cộng sản do HCM đem vào, nó đã khóa chặt mọi người Việt Nam vào trong cảnh rên siết cơ hàn từ hơn 40 năm nay. Ở đó đã không còn Tự Do, Độc Lập, nhân bản nói chi đến Công Lý. Hỏi xem, đây là hình phạt do định mệnh khắc nghiệt gởi đến cho dân cho nước Việt Nam? Hay nó là kết quả được khơi nguồn từ cuộc phản bội của những kẻ nhận tiền làm đảo chánh và giết hại ông trong biến cố 01-11-1963?
Xem ra với khoảng cách từ 1963 đến nay, người ta đã có đủ thời gian và bằng chứng để minh chứng, hay nhận định, đánh giá chuẩn xác về vai trò của ông đối với quốc gia và quốc dân Việt Nam trong thời gian ông tại nhiệm. Đồng thời cũng có đầy đủ những lý lẽ để soi tỏ mọi góc cạnh khi nhìn về “công trạng” của cái tập thể gọi là "hội đồng quân nhân cách mạng" do Dương Văn Minh đóng vai chủ trì và nhận 3 triệu bạc Việt Nam thời bấy giờ để sát hại ông. Tiếp đến, người ta cũng có đủ những chứng minh cặn kẽ về vai trò của Thích Trí Quang, tên tự là Nguyễn Văn Bồng, một đảng viên đảng cộng sản được Tố Hữu đứng ra kết nạp, đã đẩy “Phật Giáo Ấn Quang” vào trong các cuộc biểu tình bạo động trước và sau 1963 để đưa một Nam Việt Nam như một con rồng Á Châu đi đến nghiệt ngã rách nát và đổ vỡ toàn diện vào ngày 30-4-1975 ra sao?
Cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ, những người của hôm nay đã có thể nhìn rõ chân tướng của từng cá nhân, từng sự việc cũng như những dư âm chua chát, hay những đảo điên bất thường trong lịch sử của Việt Nam do những kẻ có thể bị lên án là phản dân hại nước (từ cả hai phía) tạo ra. Đồng thời, người ta cũng có thể nhìn và đánh giá một cách chính xác về vị trí, thế đứng của TT Diệm trong dòng lịch sử Việt Nam hơn là những cái thùng loa, chảo vỡ hôm nào múa rối.
Đôi dòng tiểu sử:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, con của Cụ Nhiếp Chánh Đại Thần Ngô Đình Khả và cụ bà Phạm Thị Thân. Tổng Thống là người con thứ ba trong gia đình có 6 trai và 3 gái.
Bảo Giang (Danlambaovn)
II. Đời hoạt động
1. Giai đoạn làm quan triều Nguyễn.
Năm 1923, ở tuổi 22 ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
Năm 1932, khi vừa 31 tuổi, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại (tương đương chức vụ Thủ Tướng). Trong thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký uỷ ban cải cách, ông đề xướng hai điều: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hoà ước Giáp Thân 1884. Hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề liên quan đến sinh hoạt của đất nước nhằm canh tân lối cai trị cũ. Vì không được chấp nhận, ông từ chức ngày 12.07.1933.
a. Hoạt động chống Pháp: 1933 – 1945
Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim… tổ chức phong trào trí thức miền Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi tước vị cho ông và ông về dạy tại trường Thiên Hựu do anh trai Ngô Đình Thục làm Giám học
Thời kỳ 1934 – 1944, ông tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp. Tháng 7 năm 1944, Ông Ngô Đình Diệm trốn vào Sài Gòn với sự giúp đỡ của hiến binh Nhật vì bị Pháp theo bám.
b. Trong chiến tranh Đông Dương 1945 – 1954
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam Độc Lập trong khối Đông Nam Á. Với tình hình mới, nhà vua mời ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng, ông đã từ chối và cụ Trần Trọng Kim được đề cử thành lập nội các.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng đồng Minh. Việt Minh lợi dụng cuộc biểu tình của học sinh công chức Hà Nội ủng hộ chính quyền Trần trọng Kim, chúng đã tổ chức cướp chính quyền vào ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Sau đó, Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ông Ngô đình Diệm trên đường từ Sài Gòn trở lại Huế đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà và đưa ra Quảng Ngãi. Sau đó, Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm hợp tác với chính phủ nhưng ông đã cương quyết từ chối. Khi ông bị giam tại Tuyên Quang do áp lực của đảng phái quốc gia và Phó chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng, ông đã được trả tự do. Năm 1948, ông Ngô Đình Diệm lại từ chối lời mời lập chính phủ của cựu hoàng Bảo Đại. Sau đó ông xuất ngoại, đi vận động ngoại giao tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thuỵ Sĩ, Pháp, Bỉ…
Vì tình hình chiến sự suy sụp mau chóng sau khi thất thủ tại Điện Biên Phủ ngày 07.05.1954, Pháp muốn rút lui nên đồng ý trao trả độc lập cho Việt Nam. Trước tình thế bi đát, đất nước có thể bị chia hai, Bảo Đại đã kêu gọi lòng ái quốc và trách nhiệm của ông trước sự tồn vong của dân tộc. Ông nhận lời vào ngày 19.06.1954, đúng 31 ngày trước khi Hiệp Định Genève chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước ra đời. Ngày 24 tháng 06 năm 1954 ông Ngô đình Diệm về nước thành lập chính phủ.
2. Thủ tướng Quốc Gia Việt Nam 19.6.1954 – 26.10.1955
Hội nghị Geneve vào mùa hè năm 1954 đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có câu chuyện về chiến sự tại Việt Nam. Kết qủa, Pháp chấp nhận thua cuộc cay đắng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy thế, Việt Nam còn phải chấp nhận một cay đắng ngàn lần đau thương hơn pháp là đất nước này bị chia ra làm hai vào ngày 20-7-194. Họ đã lấy con sông Gianh để làm ranh giới phân chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Từ đây hai phần đất nước có hai chính phủ hoàn toàn đối nghịch nhau. Phía bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo theo chủ thuyết cộng sản. Miền Nam với sự ra đời của chính phủ Ngô Đình Diệm theo thể chế Cộng Hòa.
Vào lúc ấy, hầu hết các quan sát phương tây đều cho rằng Nam Việt không thể đứng vững và đương đầu với cộng sản. Đã thế, nhiều người còn cho rằng cái khoảng thời gian ấy không chừng chỉ là đôi ba tháng hoặc nửa năm. Lý do. Ngoài đôi tay trắng, miền nam còn bị chồng chất lên những đa đoan như nạn sứ quân và cuộc di cư của người miền bắc tràn vào nam. Tất cả đều cho rằng không ai có thể gánh nổi cái gánh quá nặng này.
Những nhận định này được coi là chuẩn mực vào thời gian ấy. Bởi lẽ, phía nội bộ. Khi nhận gánh trách nhiệm làm Thủ tướng quốc gia Việt Nam, ông không có chút thực quyền nào đối với các lực lượng quân đội, cũng như cảnh sát đang nằm dưới quyền của hai viên tướng Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn (Bình Xuyên) do Pháp hỗ trợ. Đã thế, hai lực lượng này còn liên minh với nhau nhằm chống lại ông. May thay, trong lúc khó khăn này ông bắt đầu nhận được nhiều sự hậu thuẫn ở trong cũng như ngoài nước. Đặc biệt, Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower gửi công hàm cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Việt Nam sẽ nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ, thay vì thông qua nhà đương cục Pháp.
Nhờ những hỗ trợ này, chỉ sau vài tháng nắm quyền Thủ Tướng, vào tháng 12 năm 1954 ông đã bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng Đông Dương do Pháp quản trị. Thay vào đó, giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do ngân hàng Việt Nam mới thành lập phát hành. Tiếp theo, ông yêu cầu chính phủ Pháp phải trả lại quyền kiểm soát quân đội cho Việt Nam.
1. Thu phục Trình Minh Thế
Trình Minh Thế (1922 – 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa quốc gia và là một Tướng lãnh quân sự tài ba trong thời gian cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, đầu cuộc chiến tranh Quốc-Cộng Việt Nam. Vào tháng 6 năm 1951, Trình Minh Thế chính thức rời khỏi hàng ngũ giáo phẩm Cao Đài với chừng 2000 người và thành lập lực lượng lấy tên là Liên Minh, chủ trương chống cả Việt Minh và Pháp.
Tháng 9 năm 1954, Đại tá Lansdale (Phái bộ Mỹ) và Cố vấn Ngô Đình Nhu phát hiện tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc gia, đang tiến hành âm mưu lật đổ Thủ tướng Diệm. Cùng lúc đó, quân Pháp nhận nhiệm vụ phong tỏa các lực lượng Cao Đài định tiến vào Sài Gòn giải nguy cho Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên lực lượng Liên Minh của Tướng Thế đã bất chấp khó khăn, họ đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Diệm và tiến binh vào bảo vệ Sài Gòn. Từ thời điểm này, Nguyễn Văn Hinh dần mất binh quyền.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 5 năm 1955, tình hình tại Sài Gòn trở nên rất căng thẳng. Lý do: Thủ tướng Diệm kiên quyết tiêu diệt lực lượng vũ trang đối lập. Ông ra lệnh đưa các đơn vị trung thành gồm 3 tiểu đoàn Nùng, rồi 2 tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ Cao Trí vào trấn đóng trong lòng Sài Gòn. Nhờ các đơn vị này, cộng với số binh sĩ của tướng Trình Minh Thế (Cao Đài), đại tá Nguyễn Văn Huê (Hòa Hảo) và thiếu tá Nguyễn Văn Đày (Hòa Hảo) làm cho cán quân lực lượng nghiêng hẳn về phía quân chính phủ. Bộ mặt Sài Gòn dần đổi khác.
2. Dẹp loạn Sứ quân.
Lê Văn Viễn (Bảy Viễn 1904 – 1970) là tên của một tên cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp. Kế đó, trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955. (1)
Trước đó, vào khoảng tháng 5 năm 1946 Tướng Nguyễn Bình tư lệnh Việt Minh tại Nam bộ ký quyết định phong Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7. Mục đích của cuộc mua chuộc tướng cướp này là tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên. Chuyện không thành, sau này khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá. Năm 1952, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng (Général de Brigade).(2)
Từ năm 1948, dưới sự đồng thuận của Pháp, lực lượng Bình Xuyên kiểm soát nhiều sòng bài, nhà thổ (gái mãi dâm), cùng những thương cuộc lớn nhỏ khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn trong đó phải kể Casino Grande Monde (Đại Thế Giới), Casino Cloche d’Or (Kim Chung), Bách hoá Noveautes Catinat. Sau Hiệp định Genève, Bình Xuyên trở thành một Sứ Quân cát cứ trong Quân đội Quốc gia Việt Nam.(3)
Đến tháng 9 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cử đại tá Dương Văn Minh thay Tướng Trình minh Thế mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nã Bình Xuyên ở Rừng Sát. Quân Bình Xuyên bị tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp. (4)
Chiến cuộc tạm lắng, một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955 đã chấm dứt chính thể quốc gia Việt Nam. Chính thể mới với tên Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và ông được bầu làm Tổng thống vào ngày 23 tháng 10 năm 1955.
Hai năm sau ông đi thăm Hoa Kỳ, Tổng thống Dwight Eisenhower đích thân ra tận phi cơ đón chào với 24 phát súng đại bác theo nghi lễ. Tổng thống Eisenhower ca ngợi Tổng thống Diệm là Churchill Châu Á. TT Diệm đã đến thăm và đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Ông đã được tất cả Nghị Sĩ đứng dậy vỗ tay nhiều lần. Đặc biệt khi ông xác minh “Nếu Hồng quân Trung Hoa muốn vượt vĩ tuyến 17, biên giới của Thế giới tự do gồm cả Hoa kỳ sẽ là vĩ tuyến 17 do Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng.
(Còn tiếp)
Bảo Giang (Danlambaovn)
No comments:
Post a Comment