Ít nhất có hai điều đưa đến cái chết oan uổng cho bản thân mình mà TT Diệm chủ quan, không hề nghĩ tới. Thứ nhất, khi những viên đạn đầu tiên của quân phản loạn bắn vào dinh Gia Long, TT Diệm đã không bao giờ dự trù cho một chuyến đi không trở lại. Thứ hai, khi ông ra lệnh cho tùy viên Đỗ Thọ liên hệ với bộ TTM, ông đã không dự trù được rằng, những tên đầy tớ phản chủ kia không bao giờ dám gặp mặt chủ nhân của chúng. Đó là lý do ông đã bị giết, còn những kẻ như Mai Hữu Xuân hay Nguyễn Văn Nhung, Dương Hiếu Nghĩa… chẳng qua chỉ là những cánh tay, cán búa thi hành lệnh mà thôi.
Trở lại câu chuyện vào buổi chiều ngày 01-11-1963, trước khi TT Diệm rời dinh Gia Long, mà nhiều ngươi đã từng nghe biết là:
- Hỏi: Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?
Đáp: Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống.Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì?Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?
Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?
Ông quát lên: Chết thì đã sao.
Đúng, đối với ông chết thì đã sao. Nhưng đối với chúng ta thì cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. (trích cuộc phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đổng lý VP của TT Diệm. Thực hiện Minh Võ, San Diego)
Chuyện ấy xảy ra trước khi ông rời dinh Gia Long. Nhưng chỉ sau đó một đêm, TT Ngô Đình Diệm và người em của ông đã bị giết bí hiểm trong lòng chiếc xe tăng M113. Và cho đến nay, không một kẻ nào trong những kẻ đã tham dự vào cái chết của Tổng Thống Diệm lại dám nhận mình là kẻ giết hay ra lệnh giết TT Diệm. Lạ chưa, họ tự xưng là “anh hùng” là “nhà cách mạng” trong cuộc đảo chánh, nhưng lại không dám nhận mình là kẻ giết “bạo chúa”! Tuy thế, tiền công giết mướn họ lại không chê!
Theo các tài liệu còn lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ thì hôm đảo chánh Lucien Conein đã đến bộ Tổng tham mưu QLVNCH ngồi và điều hành cuộc phản loạn. Sau khi biết tin TT Diệm đã bị giết, Y quăng một gói bạc ba triệu VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần Văn Đôn như là tiền thưởng cho những kẻ giết người trước khi về. Và dưới đây là bản phúc trình các quan chia tiền, lĩnh công với nhau như sau:
“Phiếu đệ trình, ngày 14 tháng 8 năm 1971. (Gởi tướng Trần Văn Đôn)
Trích yếu: Về số bạc ba triệu đồng của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày Cách mạng 1/11/63.
Kính thưa Trung Tướng, Số bạc 3 triệu đồng của ông Conein cho thì đã được trung tướng chỉ thị cấp cho những người sau đây:
Ngày 1/11/63, TT/TMT Trần Thiện Khiêm nhận: 500,000 $
Ngày 1/11/63, TT Tôn Thất Đính tư lệnh quân đoàn 3 nhận: 500,000 $
Ngày 10/11/63, TT Tôn Thất Đính có nhận thêm: 100,000 $
Ngày 4/11/63, tặng sư đoàn 5: 50,000 $
Ngày 5/11/63, tặng liên đoàn thủy quân lục chiến của đại tá Lê Nguyên Khang: 100.000$
Ngày 5/11/63, đại tá Trần Ngọc Huyến thị trưởng Đà Lạt nhận: 100,000 $
Ngày 9/11/63, thiếu tá Phan Hòa Hiệp trường thiết giáp nhận: 100,000$
Ngày 19/11/63, đại úy Đào Ngọc Diệp câu lạc bộ tổng tham mưu nhận: 100,000$
Tổng cộng: 1,550,000$
Tất cả số tiền 1,550,000 $ trên đây đều có biên nhận (đính kèm).
Như vậy còn lại 1,450,000 $, trung tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có chữ ký biên nhận:
Trung tướng Dương Văn Minh
Trung tướng Lê Văn Kim
Trung tướng Tôn Thất Đính
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có
Thiếu tướng Trần Ngọc Tám
Trung tướng Nguyễn Khánh
Trung tướng Đỗ Cao Trí
Ngày 14 tháng 8 năm 1971
Ký tên
T/t Đặng Văn Hoa
Có tiền, phòng trà, phòng ca vũ nhạc mở ra thâu đêm. Tướng tá vui mừng nhảy Sol đố Mì reo vui. Riêng đường phố thì nhóm Trí Quang càng lúc càng hung hãn hơn, nên sinh hoạt của thành phố càng lúc càng bị tê liệt vì những cuộc xuống đường. Nay lật đổ Dương Văn Minh, mai là Nguyễn Khánh rồi Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát đến Trần Văn Hương… Lòng phố chưa được một ngày yên.
Trong khi đó, quay về nông thôn lại là một thảm cảnh khác. Ấp chiến lược, những thành quả của Đệ Nhất Cộng Hoà, là nơi ngăn chặn và tiêu diệt cuộc sống chui lòn của cộng sản trà trộn vào trong dân. Nay sau đảo chánh đều bị phá hủy bởi cấp lãnh đạo u mê này. Kế đến, bao người trong những chuyến đi vì đất nước, họ nhảy ra bắc hoạt động đều bị bỏ rơi, bị bỏ mặc cho CS tóm gọn từng người với những trận đòn thù trên thân xác của họ.
Phận miền nam, chẳng mấy hôm sau, những con đường ngày xưa xe chạy thâu đêm, nay sau mười giờ đêm là nằm bó gối tìm chỗ ẩn thân. Lý do, Việt cộng đã sống lại. Việc trước tiên là dưới bóng đêm, chúng mò đến, đắp mô gài mìn trên nhiều tuyến đường để khủng bố miền nam.
Kế đến, những vùng đồng bào miền bắc di cư được gọi là vùng trù phú nay đã không còn người như ở Phú Giáo, Cây Gáo, Lạc An, Ba bèo đến Long Phước Thôn, rồi Bình Giả và nhiều nơi khác cùng số phận. Ở đó, từ rừng hoang vu thành đồng ruộng. Đất sỏi đá thành cơm. Cảnh nhà cửa, trường học, nhà thờ mọc lên từ bàn tay cần cù của người di cư. Bỗng một chiều tất cả đều bỏ chạy. Bởi lẽ, làng thôn, quốc sách ấp chiến lược của “Diệm Nhu” đã bị “cách mạng” hủy bỏ. Nhờ đó, bọn Việt cộng sống dở chết dở trong rừng hoang, bờ cỏ, bỗng hồi sinh. Chúng mò vào làng, thôn với vài ba khẩu súng trường, con dao mã tấu. Chúng chém trưởng ấp, trộm gà, cướp vịt, vác gạo của dân. Đến sáng hôm sau, dân chúng trong làng bị chúng lùa đi phá hàng rào, lấp ấp. Kết quả , ngày thuộc về ta, đêm nó chỉ huy. Dưới gọng kìm này, người dân chỉ còn một cách duy nhất, bỏ lại vườn rau, luống cải cũng như cánh đồng với nhà thờ trường học, chùa chiền được xây dựng, canh tác bằng chính từ mồ hôi, nước mắt của mình chảy xuống, mà đi…
Rồi cuộc chiến bùng lên. Mỹ đưa quân vào. Bắc việt ngày đêm vác súng đạn Tàu Nga qua đường mòn Lào, Campuchia vào nam. Kết qủa, đêm pháo hoa giăng tựa ban ngày. Từ thành phố cho đến giữa rừng sâu hay nơi thôn làng đều được thắp sáng nhờ ánh hỏa châu giữa trời do máy bay thả xuống hay địa pháo bắn lên. Giấc ngủ của con người ngày nay chỉ còn là chợp mắt. Và dĩ nhiên, cái chợp mắt ấy đong đầy ác mộng. Bởi lẽ, chỉ cần nghe đùng, đoàng, ầm ầm đâu đó là, không nhà tôi thì cũng là nhà hàng xóm, nhà người thân quen lãnh đạn pháo của cộng sản hỏi thăm. Hỏi thăm ngay trên bàn cơm có đủ mặt mọi người lớn bé trong nhà. Thế là, tất cả được giải phóng!
Phần phố xá, nắng vừa lên là đoàn xe lại nhộn nhịp rời thành phố. Mở đầu là toán quân Mỹ, hay Việt Nam đi mở đường. Mà khúc đường ấy có bao xa, nhiều khi chỉ cách Sài Gòn vào khoảng từ 50-70 cây số. Vậy mà mìn Việt cộng vẫn nổ, bao nhiêu xe đò banh xác, bao nhiêu người Việt Nam tan thây. Ngoại ô là thế, nay đến thành phố cũng không còn giấc ngủ ngon. Mở đầu là trường học Cai Lậy với hơn một trăm học sinh tiểu học được ăn B40, B41 của Việt cộng. Rồi Sài Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa, Long Khánh và 37 thành phố, tỉnh lỵ của miền nam oằn mình đón pháo, hỏa tiễn của Việt cộng thay cho pháo mừng xuân vào tết Mậu Thân. Riêng Huế, hôm đó được đón chào thịnh tình hơn. Bởi lẽ, người mở cuộc đón chào chính là người của thành phố đã đi theo, làm nằm vùng, nội gián cho Việt cộng. Nay nhân dịp Mậu Thân chúng biến mình thành dã nhân nên người dân Huế bị khỉ hành hạ và chôn sống khoảng trên, dưới 5000 người.
Sau Mậu Thân là hồn bay, phách lạc. Việt Nam nằm chờ chết bởi hiệp định Ba Lê với chủ đích là Mỹ được mở tiệc rút quân ra khỏi Việt Nam. Lạ chưa, khi họ muốn vào, TT Ngô Đình Diệm không muốn. Ông bị bọn tay sai lật đổ và bị thảm sát. Nay, họ muốn rút thì Việt Nam trắng mắt. Họ liên lạc với Việt cộng. Miền nam trơ mắt ra nhìn viện trợ, khí cụ không còn, đất một ngày một bị CS lấn chiếm. Dẫu lòng có là thép, là đá của quân dân miền nam với những binh đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Dinh, Đia Phương Quân, Nghĩa Quân, Cán bộ xây dựng nông thôn… thì cũng phải tan hàng vì súng không còn đạn.
Cuối cùng, pháo của giặc cộng như mưa rào đổ vào Ban Mê Thuột thay cho pháo mừng năm mới. Những con đường số 7, 9, 10 từng bị chia cắt, từng bị bỏ hoang nằm lặng lẽ trong rừng vắng, nay bỗng choàng tỉnh giấc để nhận hàng ngàn đạn pháo của Việt cộng cùng với thân xác của những người trốn chạy cộng sản. Kết qủa, thành phố vào tay giặc cộng, đường dài bị chúng chặn bằng đạn pháo, xác người phương nam thành phân bón trên rừng!
Chẳng bao lâu sau, lửa đã bốc cháy trên toàn cõi miền nam. Huế rồi Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Ninh… đều bỏ chạy. Xuân Lộc có chăng là trạm dừng chân để thở trước cuộc chạy sau cùng. Vào lúc ấy, không còn một con đường nào, lối đi nào của miền nam mà thiếu bóng dáng của đoàn người vai gồng gánh, tay bồng bế, dắt díu con cháu cuống cuồng bỏ nhà, bỏ thôn làng, biệt phố xá mà đi khi cộng sản mò đến. Họ chạy đã hụt hơi, nằm xuống ven đường chờ chết hay vào được lòng phố thì đều gặp nhau ở một điểm hẹn vào khoảng 10 giờ ngày 30-4-1975. Từ Sài Gòn, lệnh đầu hàng giặc cộng của Dương Văn Minh đã truyền đi. Thế là hết! Đôi chân cuồng hóa cứng, nước mắt nào còn chảy được từ bản tin? Có lẽ chỉ còn những đôi mắt trắng cho người phải quay về, hoặc giả, máu đào từ thân xác người lính uất hờn vì bị buộc phải đầu hàng giặc cộng lại loang chảy giữa lòng phố bằng qủa đạn cuối cùng của chính mình.
Thế là hết. Nhà Việt Nam Cộng Hòa đã chấm hết từ đây. Mẹ bồng con ra biển, đi không trở lại. Mẹ cõng con trên những con đường chạy loạn đầy dấu bom rơi, đạn pháo, nay phải quay trở về mái nhà xưa. Mẹ chưa kịp vui khi thấy căn nhà chưa cháy thì đã trắng mắt nhìn vài ba thằng Việt cộng đang ngồi xổm giữa căn nhà xưa. Mẹ thở không ra hơi, đứa bé bừng đôi mắt dại, run rảy để thấy những hàm tăng bừa đang gặm miếng xương chó giữa nhà. Con sợ hãi gục đầu vào lòng mẹ. Bà mẹ khốn khổ ôm lấy con bằng đôi mắt trắng và dòng nước tràn ra từ khóe mắt khô thay cho lời nói. Tội cho bà vì nó chảy xuống không phải cho riêng bà, nhưng là cho số phận của đàn con và lũ cháu của bà…
Cũng từ đây, trong chùa, trong tự, có những lớp người mới đến thừa tự do bác đảng chỉ huy. Kẻ hò hét năm nao thì nay bị bắt quay mặt vào tường, không còn dám nói lấy một lời. Phận nhà thờ cũng chìm sâu trong lặng lẽ, thỉnh thoảng rón rén tiếng kinh, tiếng chuông chiều. Tuy thế, nó cũng có thể bị bắt ngưng lại nửa vời vì dàn Ak của cộng phỉ với đạn đã lên nòng.
Xem ra, một chữ hết đã đến với một ước mơ Tự Do, Độc Lập của người Việt Nam. Hôm ấy, dĩ nhiên, người đã từng đem đến ước mơ lớn cho người dân Việt là TT Diệm và em của ông cũng không còn. Rồi khúc quân hành đem theo niềm ước mơ trong lời ca vang của đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã tắt. Riêng những kẻ nhận tiền Mỹ giết ông năm nao thì được cùng vợ con đủng đỉnh ra khơi. Họ hạnh phúc khi được bước vào cuộc đời của những kẻ ở đợ xứ người, nhưng lại là một niềm tủi nhục cho người Việt Nam Lưu Vong cũng như cho những người còn ở lại. Bởi lẽ tất cả đã mất quê hương.
Cảnh đời hoan lạc của nhà Việt Nam không còn. Niềm vui trong ước mơ Tự Do Độc Lập của đất nước đã tan. Nơi đó có còn chăng là bóng dáng của tập đoàn Việt cộng như những bóng ma trơi phủ lên quê hương ấy mà thôi. Rõ ràng, chỉ với một cái tên Hồ Chí Minh mà toàn dân Việt Nam đã bị dìm xuống tận đáy mồ sâu. Nay thêm một cái gánh Tàu trên vai nữa, hỏi xem, người dân Việt Nam thở làm sao, sống làm sao đây?
II. Bi kịch này cần được kết thúc.
Xem ra bi kịch tôn giáo chen vào chính trị cần phải được kết thúc. Bởi lẽ, theo cư sĩ Mai Thọ Truyền, một trong những học giả uyên bác nhất về Phật giáo Việt Nam cho biết: “Phật tử người Việt ước chừng có 4 triệu người, hay độ 30 phần trăm dân số”. Rõ ràng không phải là con số 80% như những kẻ đội danh Phật Giáo khi xuống đường chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rêu rao.
Rồi ai cũng biết, theo bản báo cáo của phái đoàn LHQ sang điều tra, dù gặp cuộc đảo chánh xảy ra vẫn được hoàn tất và đệ trình lên LHQ. Và bản phúc trình này đã được phổ biến tại diễn đàn LHQ ngày 9.12.1963. Đến ngày 20.12.1963. Đại Sứ Fernando Volio Jimenez của Costa Rica cầm đầu cuộc điều tra đã nói với hảng thông tấn NCWC như sau: “Cảm tưởng của riêng tôi là không có chính sách kỳ thị, áp bức hay khủng bố đối với Phật Giáo trên căn bản tôn giáo. Những khai báo về phương diện này thường là nghe nói, và trình bày một cách mơ hồ. Mỗi khi một nhân chứng cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể nào để trình Phái Đoàn thì rốt cục sự kiện chỉ là một hành vi lẻ tẻ hay cá nhân. Căn cứ trên bằng chứng, chính quyền không có chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.”..
Từ bản tường trình này cho thấy họ đã làm việc công tâm trong khoảng thời gian trước và sau đảo chánh. Chứng từ của họ chừng như có giá trị hơn lời vu khống của những thành phần đi biểu tình chống đối TT Diệm. Cũng theo bản cáo cáo này, dường như người dân ở nhiều tỉnh lỵ, thành thị, hay nông thôn đều không bao giờ tham gia vào những cuộc tuần hành này. Hơn thế, họ cũng chẳng ủng hộ những thành phần quá khích khi kéo cả bàn thờ Phật xuống đường.
Tuy nhiên, lúc ấy có một thành phần mới nổi lên (có thế là do Việt cộng trà trộn vào), nhiều người trở thành nhà sư của Phật Giáo tranh đấu mà không cần phải học đạo để chuẩn bị cho cung cách hoằng Pháp. Họ cũng chả cần thọ giới, cũng không cần phải phát nguyền. Họ chỉ cần cạo đầu, khoác lên người mảnh áo như Thích Trí Quang vào tịnh xá nào đó là bước lên ngôi…. cao tăng! Đến khi muốn hoàn tục thì tự nhiên cởi áo ra như Trần Quang Thuận (Thích Trí Không) hay sadi Nguyễn Công Hoan… là xong. Rồi đến khi cần họ lại khoác áo vào. Chỉ thế thôi! Và họ đã làm ta mất nước.
Tôi thực lòng là không dám chen vào hay lên tiếng về cái… thủ tục kỳ lạ này. Tôi chỉ muốn nói đến và nêu lên những hoạt cảnh trong cuộc tranh đấu gọi là mùa pháp nạn của những năm 1963-1966 mà thôi. Riêng chuyện bị khống chế bởi bàn tay của tập đoàn Việt cộng sau 1975 tôi cũng không nhắc đến ở đây. Dù nó cũng rất tương tự, nếu như không muốn nói là còn phổ cập hơn trước nhiều lần. Để chứng minh về những hình ảnh này, tôi xin trích lại nguyên văn của TT Thích Tâm Châu khi nói về lớp người này: “Ở miền Nam, ngoài Dương Văn Minh, còn có Thích Trí Quang, và phe Phật Giáo Ấn Quang, hay "PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT" là một ổ cán bộ CS nằm vùng trước mũi của chính quyền. Vì giới quân nhân cầm quyền tham nhũng, nên đã dung dưỡng bọn mượn danh đạo, tạo danh đời này, khiến cho miền Nam bị rữa mục, rơi vào tay CS quá dễ dàng” (Thích Tâm Châu).
Chua chát hơn: “Ngày lịch sử trong đời làm chánh trị của Minh Cồ không phải là ngày nhận chức tổng thống mà chính là ngày 29.4.75, vì ngày này từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya Minh Cồ và tôi phải đến "HOÀNG CUNG ẤN QUANG" 5 lần và lần nào cũng với nội dung là "THẦY" cũng hứa hẹn một cách chắc chắn không thể sai lệch là sắp xong. Bên kia chậm lắm là tối 29.4.75 hay sáng 30.4.75 sẽ bàn thảo việc thành lập Chánh Phủ Liên Hiệp... 4 giờ 30 sáng 30.4.75, Minh Cồ sốt ruột không thể chờ thêm được nữa, phải nhắc điện thoại lên xin gặp “thầy” trong khi tiếng đì đùng của loại súng AK nghe càng rõ mồn một. Minh Cồ càng quýnh hơn khi trả lời gọn một câu:”Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy. Lúc đó là 5 giờ kém 15 sáng 30.4.75 “(trích trong bài "tâm tình tướng Có trong nhà tù Hà Tây" của nhà báo CS Hồ Văn Quang ghi lại).
III. Những lời vinh danh cho một vì sao lặng giữa trời.
Nay thì TT Diệm đã ra đi rồi. Hai người em của ông cũng chung một số phận. Trong khi đó, những kẻ gây nên cuộc “nồi da, xáo thịt” này cũng chẳng còn là bao. Riêng phận số của của dân tộc Việt Nam thì đang bị giam cầm trong sợi lòi tói của tập đoàn Việt cộng. Ngày mai ra sao và người ta nói gì về những chuyến đi này?
Rõ ràng, sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: “Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy”.
Theo tướng Thomas Lane, Tổng Thống Diệm là “một con người có có đặc tính mẫu mực điển hình của một con người xả kỷ vô ngã, đã quên thâm mình để dâng hiến trọn đời ông cho quê hương xứ sở ông. Đó là một con người có giá trị nhân tính sâu thẳm (the last of Mandarins Diệm of Vietnam. Anthony Trawich Boucary, 1965)".
Cũng trong cuốn sách này, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn, ông Frederich N. Nolting đã viết một bức thư cho tờ New York Time như sau:
“Tôi không thể chần chừ cho tháng ngay qua đi mà mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm đã gục chết vì quê hương của ông vào một năm trước đây. Người đó chính là Tổng thống Ngô Đình Diệm”
Cũng trong cuốn sách này, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn, ông Frederich N. Nolting đã viết một bức thư cho tờ New York Time như sau:
“Tôi không thể chần chừ cho tháng ngay qua đi mà mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm đã gục chết vì quê hương của ông vào một năm trước đây. Người đó chính là Tổng thống Ngô Đình Diệm”
Phần giáo sư Philippe Deviller, một sử gia lỗi lạc đương thời đã viết “Bước vào một hoàn cảnh cực kỳ đen tối, Ông là một Sỹ Phu can đảm phi thường và cũng là một con người đầy nguyên tắc. Ông là một người được kính trọng nhất (the most respected Man) và cũng là người có ảnh hưởng lớn lao nhất. Đây là một sự can đảm hiếm thây nơi các lãnh tụ chính trị. Ông rất coi trọng đạo đức gia đình. Ông có tính chịu đựng bền bỉ. Đó là con người không bao giò thiếu sự chính trực, liêm chính. Ông luôn cư sử công bình với mọi người. Đặc biệt, đã không bao giờ ra lệnh xử tử những người đã cố gắng giết ông”
Để kết thúc cho bài viết nhân dịp Kỷ niệm ngày ông… biệt Quê Hương. Tôi xin trích lại một đoạn viết về ông qua ngòi bút của Joseph Buttinger trong The Miracle of Viet Nam: "Sự chính trực vô tỳ vết (untained integrity) cùng với thái độ quyết liệt, ông đã vì đất nước chối từ sự thỏa hiệp với thực dân Pháp. Và trên chóp đỉnh của lòng dũng cảm, ông đã cho cả kẻ thù và bạn bè của ông thấy việc ông xây dựng nền Độc Lập cho đất nước và đoàn kết chính quyền cho thật vững mạnh là quan trọng nhất. Bởi lẽ, đó là điều đất nước của ông cần hơn là bom đạn và thực phẩm”. Buttinger thêm: "Đó là một phần trong cái vĩ đại của một con người chính trị như ông Ngô đình Diệm".
Rõ ràng, khi nhìn lại đoạn đường đã qua và khi đến thăm hai nấm mồ khiêm tốn của Tổng Thống và ông Cố Vấn nằm quạnh hiu nơi nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương ai cũng thấy buồn và tiếc vì bước đường dở dang của họ và nhớ đến một bài học lịch sử quý giá cho thân phận nước nhược tiểu đứng lên chống đế quốc, chống CS.
Nhưng chắc chắn 9 năm ngắn ngủi ấy, mãi mãi còn ghi khắc trong dòng sử cũng như trong lòng mọi người Việt Nam hôm nay cũng như ngày mai.
Nhưng chắc chắn 9 năm ngắn ngủi ấy, mãi mãi còn ghi khắc trong dòng sử cũng như trong lòng mọi người Việt Nam hôm nay cũng như ngày mai.
Một ánh sao băng, lặng giữa trời.
Giang sơn cô lẻ gởi đời thôi.
Người đi nghĩa khí tròn sông núi,
Kẻ ở tranh ăn nhục với đời.
11-2018.
No comments:
Post a Comment