Từ trước, có nhiều người, nhiều nguồn tin vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng. Điều này, không phải như thế. Trái lại, cựu Hoàng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm, và khẩn khoản mời ông về nước chấp chánh. Câu chuyện như sau:
- “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:
- Còn bọn Pháp?
- Tôi đối phó với họ!
- Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu?
- Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.
- Hoàng thượng hứa chắc?
- Tôi xin cam kết như vậy!
- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó…"
"Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lãnh đạo bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, là “có ý đồ chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”.
“Tôi trả lời như sau: - Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm chiếm Miền Nam!
Tôi cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đã làm tôi choáng váng:
- Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô Đình Diệm! (Nguyễn Nam Sơn. Bảo Đại con Rồng Việt Nam)
Riêng về việc “truất phế”, cựu hoàng Bảo Đại cho biết: "Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến tôi thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp, vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy". Đến khi được hỏi, việc truất phế ấy đúng hay sai? Cựu hoàng cho biết: “- Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đình Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi phải mời cho bằng được ông Ngô Đình Diệm, vì cần phải đối phó với Cộng sản Bắc Việt, và những mưu đồ của chúng. Cạnh đó, tôi vẫn không sao quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là Cộng sản Bắc Việt !... Do đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình Diệm “truất phế” là một hành động “bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô Đình Diệm là một Trung thần!” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam)
A. Hành trình xây dựng nền Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam
Hiệp định chia đôi đất nước Việt Nam vào ngày 20-7-1954 hẳn nhiên không phải là một nỗi đau của riêng ai hay của riêng một thành phần nào, nhưng là của tất cả mọi người Việt Nam. Chỉ có những kẻ cướp trong tập đoàn CS/BV mới hả hê, cho đó là chiến thắng vinh quang của họ. Tệ hơn, miền nam Việt Nam cũng còn nằm trong âm mưu nhuộm đỏ của chúng. Đó là lý do vào ngày 6- 6- 1955, Phạm văn Đồng, thủ tướng nhà nước Việt cộng BV mồi chài miền nam là: "theo như qui định của Hiệp Định Geneva, Hà Nội sẵn sàng tham dự hội nghị hiệp thương với các giới chức thẩm quyền của miền Nam để thảo luận về việc tổng tuyển cử quốc gia".
Tiếc cho Y, miền nam hôm nay đã có một lãnh tụ biết rất rõ về những gian tà, bất nhân, bất nghĩa của tập đoàn cộng sản bắc Việt do Hồ Chí Minh cầm đầu và Phạm Văn Đồng chẳng qua chỉ là cái loa phải bước theo kế hoạch của CS/TQ là nhuộm đỏ cả nam Việt Nam và Dông Nam Á mà thôi. Theo đó, Y và tập đoàn CS đã nhận được câu trả lời khẳng khái từ cấp lãnh đạo miền nam vào ngày 17- 6- 1955, Thủ Tướng Diệm tuyên bố: “Chúng tôi đã không ký vào Hiệp Định Geneva. Do đó, chúng tôi không bị ràng buộc phải thi hành Hiệp Định này dưới bất cứ hình thức nào. Hơn nữa, Hiệp Định này đã được ký kết trái với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam." (Documents Relating to British Involvement in the Indo China Conflict 1945-1965, tr. 107)
Nhận được cái tát tai này, PV Đồng vẫn không hết vẩu. Trái lại, ngày 19- 7- 1955, Phạm văn Đồng lại gởi một văn thư cho Thủ Tướng Diệm đề nghị tổ chức một hội nghị hiệp thương giữa hai miền như Hiệp Định Geneva đã qui định. Ngày 12- 8- 1955, Thủ Tướng Diệm đã thẳng thắn trả lời:
“Nhằm đạt được một nền dân chủ thực sự, chính quyền Việt Nam cứu xét nguyên tắc của những cuộc bầu cử thực sự tự do để tạo nên một định chế dân chủ và hoà bình. Nhưng trước hết phải thỏa mãn những điều kiện của một cuộc sống tự do và bầu cử tự đo. Trong quan điểm đó, không có một điều tích cực nào trên đây sẽ đạt được khi chế độ Cộng Sản miền Bắc còn không cho phép mỗi công dân Việt Nam được hành sử những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.” (Ibid. tr. 109-110
Rồi thay vì chuyện hiệp thương với miền bắc cộng sản. Miền nam tự hoàn chỉnh những công việc của Quốc Gia. Ngày 23-10- 1955, Chính quyền miền Nam đã tổ chức một cuộc Trưng cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa người lãnh đạo quốc gia. Cuộc trưng cầu này có hai ứng viên là Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả ông Ngô Đình Diệm được 5,721,735 phiếu tín nhiệm (trên 60 %). Từ kết qủa này, ngày 26.10.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, trong đó Việt Nam là một nước Cộng Hòa, và người lãnh đạo quốc gia là Quốc Trưởng kiêm chức vụ Thủ Tướng, được gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.
a. Sách lược đối phó với Việt Minh cộng sản.
Mở đầu, ngày 20- 6-1956, chính phủ Miền Nam đã gởi cho nhà cầm quyền tại Hà Nội và cho hai vị đồng Chủ Tịch trong hội nghị Genève 1954 một văn thư. Trong đó đưa ra 6 điều kiện tiên quyết yêu cầu Hà Nội phải chấp nhận, trước khi miền Nam có thể ngồi vào bàn thương nghị hiệp thông như sau:
- Cho phép tự do trao đổi thư tín và thông tin giữa 2 miền Nam và Bắc.
- Cho phép những gia đình ở miền Nam hay Miền Bắc còn có thân nhân bị kẹt lại ở bên kia giới tuyến có thể xin đoàn tụ với gia đình.
- Cho phép thiết lập và tự do trao đổi thương mãi giữa hai miền...
- Tổng tuyền cử phải được tổ chức theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liện Hiệp Quốc, (theo Cụ Cao Xuân Vỹ)
Tuy nhiên, “Hà Nội đã không dám chấp nhận những điều kiện tiên quyết này. Từ đó, hai vị đồng Chủ Tịch trong hiệp định là Liên Sô và Anh quốc đã bỏ qua vấn đề tổng tuyển cử và từ đây không còn cứu xét đến nữa”. (Dept, of State Bulletin, Washington, June7, 1965, tr. 893) ( TS Phạm Văn Lưu)
Cũng trong thời gian này, chính phủ Pháp đã gởi văn thư cho đồng Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva thông báo là Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và không còn trách nhiệm trong việc phải thi hành Hiệp Định này nữa. Thư viết: “Hiệp Định Geneva dự định được tổ chức vào 7. 1956. Trên nguyên tắc, lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Nước Pháp là người bảo đảm cho Hiệp Định Geneva.. Nhưng chúng tôi một mình không có đủ phương tiện để buộc những đồng minh tôn trọng..." (Journal Officiel De La Republique Francaise, DebatsParlementaires, Feb 24, 1956, p. 197).(TS Phạm Văn Lưu). Từ đây câu chuyện về trưng cầu dân Ý sau hiệp định Genève về Việt Nam coi như chấm dứt.
b. Đường hướng của chính phủ miền nam đối với thực dân Pháp.
Xem ra đến thời điểm này, người ta tin rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ làm tất cả mọi chuyện để chờ một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải là dìm đất nước vào vòng nô lệ như Hồ Chí Minh đã và đang làm. Bằng chứng là, vào cuối năm 1954, việc chuyển dời thị trường thương mại Việt Nam từ khu vực của đồng Franc sang khu vực đồng Mỹ Kim đã khiến giới kinh doanh Pháp nổi điên. Trước đây, họ đã không hài lòng về chính sách tiền tệ của Việt Nam, nay thành điên loạn. Việc này đã khiến nhiều người Pháp rời Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Việt Nam còn yêu cầu, đòi hỏi chính quyền Pháp là, nếu muốn tái tục bang giao bình thường với Việt Nam, Pháp phải tuân hành những việc sau:
“Tuyên bố từ bỏ hiệp định Geneva, từ chối đề cập đến cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956. Công nhận một cách công khai và không dè dặt về chính sách của ông Diệm, chấm dứt mọi quan hệ với Việt Minh và triệu hồi phái bộ Sainteny về nước”.(Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q.I, IV, tr. 39).* TS Phạm văn Lưu)
Kết quả, để thực thi hướng đi của đất nước, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chính thức rút đại diện của mình ra khỏi Liên Hiệp Pháp. Đồng thời, để kiện toàn nền Độc Lập của xứ sở, Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu cầu Pháp phải mau chóng chuyển giao chủ quyền quốc gia cho chính phủ Việt Nam. Đồng thời yêu cầu quân đội Viễn Chinh Pháp triệt thoái khỏi đất nước này, không thể để chậm trễ.
Đến lúc này, Pháp chỉ còn lại đôi mắt trắng, đã phải lần lượt thi hành toàn bộ những yêu cầu của chính phủ miền Nam. Trước hết là rút quân. Tình đến tháng 2- 1956, chỉ còn lại 15,000 quân Pháp tại Việt Nam và 10,000 trong số này buộc phải triệt thoái vào cuối tháng 3. Và ngày 25- 4-1956 quân đội Pháp chính thức triệt thoái toàn bộ khỏi Việt Nam. Rồi vào ngày 26. 4-1956 Phủ Cao Ủy Pháp tại Đông Dương chính thức bị hủy bỏ. Việc bị từ bỏ này cũng mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam. (1884-1956)
I. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
1. TT Diệm và cuộc di cư tìm Tự Do từ miền bắc.
Hội nghị Geneve vào mùa hè năm 1954 đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có câu chuyện về chiến sự ở Việt Nam. Kết qủa, Pháp chấp nhận thua cuộc cay đắng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy thế, Việt Nam còn phải chấp nhận một cay đáng ngàn lần đau thương hơn pháp là đất nước này bị chia ra làm hai vào ngày 20-7-194. Họ đã lấy con sông Gianh để làm ranh giới phân chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Từ đây hai phần đất nước có hai chính phủ hoàn toàn đối nghịch nhau. Phía bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo theo chủ thuyết cộng sản. Miền Nam Tự Do với sự ra đời của chính phủ Ngô Đình Diệm với thể chế Cộng Hòa.
Vào lúc ấy, hầu hết các quan sát phương tây đều cho rằng Nam Việt hầu như không thể đứng vững và đương đầu với cộng sản bắc Việt, và nhiều người còn cho rằng cái khoảng thời gian ấy không chừng chỉ là đôi ba tháng hoặc nửa năm. Lý do. Ngoài đôi tay trắng, miền nam còn bị chồng chất lên những đa đoan như nạn sứ quân và cuộc di cư của người miền bắc vào nam.
Nạn sứ quân tôi đã nhắc đến ở phần trên. Nay đến “Cuộc di cư năm 1954 (nguyên bản tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, tạm dịch: Mở đường đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955. Trong đó con số được chia ra như sau: Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi những đoàn tàu của Hải quân Hoa Kỳ, và khoảng 500.000 người được đưa đến Quốc gia Việt Nam bởi quân đội Pháp".(wikipedia). Theo chương trình, cuộc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Trong đó thời gian để được tự do ra đi được chia, phân định như sau: Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày..
a. Tại sao lại ra đi?
Người ta cho nó nhiều cái tên mỹ miều cho những chuyến đi này, nào là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” nào là “đi tìm Tự Do”. Nhưng đơn giản hơn, đó là cuộc trốn chạy cộng sản. Mặc dầu các tên gọi có khác nhau, nhưng tất cả những ngôn từ này đều quy tụ về một đích điểm là người ta đã phải bỏ lại cả phần sản nghiệp, bao gồm nhà cửa đất đai và mồ mả của tổ tiên nhiều đời để đi tìm Tự Do khi Việt cộng (cộng sản) tìm đến.
Khi nhìn lại, không phải chỉ có một mình dân tộc Vệt Nam phải bỏ của chạy lấy người khi cộng sản đến. Trái lại, trước đó Dân chúng Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Rumany và các quốc gia thuộc khối Đông Âu, cả dân Liên Sô nữa, đã bỏ của chạy lấy người ngay sau khi các quốc gia này bị cộng sản chiếm đóng sau đệ Nhị thế chiến. Chỉ riêng “năm 1966 đã có 6110 người Đông Đức đào thoát được sang Tây Đức. Tính từ năm 1949 đến 1952 có khoảng 228.500 người đã trốn thoát khỏi các vùng do Nga Sô kiểm soát để tới Bá Linh. Và cứ như thế, 5 vạn người Tiệp Khắc đã trốn ra khỏi nước họ."(Trích Cuộc Di Cư lịch sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ nạn)
Trong khi đó, hiệp định Genève được coi là kết quả cuộc bại trận của Pháp tại Việt Nam. Rồi khi Pháp phải chấp nhận ký vào hiệp định này thì chỉ có 7/9 nước tham gia cùng ký. Và hai thành viên không ký là Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam. Vào thời gian đó ai cũng biết là về phía Quốc Gia Việt Nam thì Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng. Mặc dù bị chính quốc trưởng BĐ thúc ép nhưng ông Ngô Đình Diệm nhất định không chịu ký. Sau cùng thì chính phủ cử Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn đầu một phái đoàn đến Giơneve như để quan sát mà thôi.
Đến khi Hiệp Định Giơneve 1954 được ký kết thì ông ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc. Trong khi đó TT Ngô Đình Diệm tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định. Lý do, ông chủ trương "Phải thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải trong nô lệ".
Có lẽ điều ông chủ trương là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, ngay từ trước khi hiệp định Genève năm 1954 ra đời, trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH đã có những nét u buồn. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng chỉ thấy cảnh nhà cửa, làng thôn, phố xá tiêu điều. Nơi nơi đều vang lên những tiếng khóc than vọng thấu trời xanh. Lý do cuộc Cải Cách Ruộng Đất được mô tả là "Long Trời Lở Đất" với chủ trương cướp của giết người của Hồ Chí Minh đã bắt đầu nổ ra từ 1953 ở những nơi dưới quyền kiểm soát của chúng. Trong khi đó, những vùng chúng chưa kiểm soát được, cuộc di cư vào nam của hàng trăm ngàn đồng bào đã bắt đầu. Rõ ràng, cùng trên một mảnh đất mà đã sớm có hai đời sống khác biệt nhau. Điều ấy chỉ ra rằng, Ông hoàn toàn đúng khi không ký vào tờ giấy chia hai sơn hà do Pháp bại cuộc, chủ trương. Bởi lẽ, khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là tự sát. Rồi một quốc gia không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì làm sao có thể tranh thắng, nếu như không muốn nói là đã chấp nhận thua cuộc trước đó.
Trở lại chuyện di cư, người ta chẳng cần ai rủ ai, nhưng tất cả đều muốn bỏ miền bắc để vào nam. Tại sao thế? Đơn giản là miền bắc sẽ thuộc về cộng sản hệ Nga, Tàu. Nga thì người dân chưa nhìn thấy mặt nó tròn méo ra sao. Nhưng Tàu thì người Việt Nam đã có kinh nghiệm từ hàng ngàn năm trước. Xem ra là không thể đội trời chung, nói chi đến việc nó làm chủ. Trong khi đó, miền Nam thuộc về Tự Do. Chỉ thế thôi, hai chữ Tự Do bừng lên trong mắt, làm rạng rỡ trong tâm hồn, rồi vội vàng trên đôi chân. Từ đó, nó tạo cho con người nguồn sống, nên chẳng cần ai dục ai, tất cả đều phải nhanh chân cho kịp với cái khoảng thời gian ngắn ngủi là số ngày được quy định theo hiệp định.
b. Bạn mang theo những gì đây?
Chắc là chẳng có gì! Đã là người phải chạy loạn, phải bỏ nhà, bỏ nước ra đi để tìm lấy chữ Tự Do thì còn cần phải mang theo thứ gì nữa. Cứ thế, hàng hàng lớp lớp gánh gồng, bồng bế con cháu ra đi. Hỏi xem, dẫu có dăm ba ký gạo, nồi cơm nếp trong đôi quang kia thì cho họ được bao ngày sống trên đường đi? Hỏi thôi, nhưng bạn biết là chẳng một ai cần đến câu trả lời này. Bởi lẽ, mỗi người di cư đã không cần mang những thứ này khi ra đi. Trái lại, họ sẵn sàng quăng cả đôi quang gánh kia đi, rồi bồng lấy đứa con mà trốn chạy khi cộng sản chặn đường. Nói cách khác, đôi quang gánh kia chẳng qua chỉ là những ngụy trang của người ra đi mà thôi. Nó không phải là vật bất khả ly thân của người trốn chạy cộng sản!
Như thế, chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954 là bài học lớn cho miền nam vào năm 1975. Hơn thế, đây còn là chuyện phải làm ngay và trước khi cộng sản nhuộm đỏ mảnh đất miền nam. Đã thế, người dân ở đây cũng không có một chọn lựa nào khác ngoài việc đem mạng sống của mình ra để đánh đổi lấy chữ Tự Do. Thật vậy, đến nay đã nửa thế kỷ qua rồi, chuyện ra đi vẫn như còn mới trong lòng người Việt Nam. Họ vẫn sẵn sàng bỏ ra đi bất cứ lúc nào, dẫu chuyện đi tìm Tự Do phải trả bằng cái giá qúa nặng. Thế mới biết, cộng sản còn tàn bạo hơn cả sự chết. Về chuyện này, khéo mà Duyên Anh nói đúng đấy “Nếu biết đi, con chó nó cũng không muốn ở lại” với Hồ Chí Minh, nói chi đến con người.
Đó là bài học đầu tiên người Việt Nam nhận được từ khi Hồ chí Minh xuất hiện. Kế đến gần 20 năm trong chiến tranh, người ta đã nhìn rõ bộ mặt thật của những thành phần dã nhân cộng sản này. Chuyện trường học Cai Lậy, chuyện Huế và tết Mậu Thân năm nào là những bài bọc không thể quên. Thêm vào đó là những cái loa hàng “tôm, cá, chợ búa” của nhà nước lải nhải dọc đường, đến việc tập trung cải tạo của chúng đều là những lý do để từ và sau ngày 30-4-1975 người miền nam xuống thuyền, ra khơi. Khi đi, chẳng có một đau đớn nào hằn trong tâm hồn một con người nặng hơn là việc mất quê hương, làng xóm, người thân, nhưng vẫn phải đi. Dĩ nhiên, tôi đã là một trong những kẻ ấy. Đã thế, không phải một, nhưng là hai lần! Nó bắt đầu bằng cái tên Việt Minh khi rời đất bắc, rồi Việt cộng ở trong nam.
Hôm nay, khi nhìn lại những chuyến đi. Xem ra người di cư từ miền Bắc vào năm 1954 còn bắt gặp rất nhiều may mắn. Họ mới chỉ mất nhà, mất gia nghiệp. Với những người rời Việt Nam từ và sau 30-4-1975 không chỉ mất nhà, mất gia nghiệp, nhưng còn là mất cả quê hương, tổ quốc của họ nữa!
I. Công cuộc đổi mới tại miền nam sau 1954
Dẫu thời gian có trôi đi hoặc là phôi pha thì ngàn ngàn năm sau nữa, còn Việt Nam là còn triệu triệu người dân ở đó nhớ đến và ngưỡng mộ vị Tổng Thống đã tạo dựng nên một nhà Việt Nam Độc Lập sau hơn 70 năm dưới thời Pháp thuộc. Đồng thời họ cũng không quên nhắc nhở đến những kẻ như tội phạm của dân tộc trước đó, hay ngay trong ngày 02-11-1963 khi chúng nhúng tay vào máu người Liêm - Chính.
Thật vậy, khi nhìn về đoạn đường mở đầu của Việt Nam Cộng Hòa người ta thấy những gì? Có phải ở đó là một xã hội hỗn độn, vô luật pháp không? Ngành công an, cảnh sát thì nằm trong tay những kẻ sống bằng nghề trộm cướp nổi danh, có tài tổ chức cờ bạc sòng bài nha phiến và đĩ điếm là Lê Văn Viễn. Phía quân đội, lực lượng nòng cốt để bảo vệ Quốc Gia thì nằm trong tay một kẻ bồi tây là Nguyễn Văn Hinh. Hỏi xem, ngành an ninh như thế thì làm sao đất nước được trị an, nói chi đến đời sống thái bình của người dân? Lại nữa, đến dinh thự của một Thủ Tướng chính phủ lại được bảo vệ bằng cái đám Bình Xuyên này thì tương lai của nhà nước, hơn là tính mạng của viên Thủ Tướng ra sao? Ấy là chưa kể đến uy danh của thập nhị sứ quân, mỗi kẻ chiếm cứ lấy một nơi như của riêng. Hỏi xem số phận của đất nước của dân tộc này ra sao?
Đó là bức tranh vẽ toàn cảnh Việt Nam vào thời điểm ông Ngô Đình Diệm về nước. Với tình hình này, bất cứ ai cũng biết rõ câu trả lời là dân nước ta đã nằm trong đáy đường tuyệt vọng. Hầu như chẳng còn một phương cách nào cứu vãn. Bởi lẽ, bên trong thì bè phái cát cứ, ngoại biên thì bọn Việt Minh do Hồ chí Minh chỉ đạo không ngừng sắn tay áo lên và đưa dao mã tấu xuống trên cổ dân để chiếm đất chiếm nhà. Xem ra tất cả là tuyệt vọng. Ngoại trừ, có một phép mầu nào đó.
Thật vậy, khi đất nước và người dân nằm ở cuối đường tuyệt vọng ấy, ông Ngô Đình Diệm đã về nhận lãnh trách nhiệm. Khi ấy, có hàng ngàn câu hỏi được đặt ra và cũng có hàng trăm lời tiên đoán là ông chẳng tại vị được vài ba tháng đến nửa năm! Kết qủa, tất cả những dự đoán đều sai. Ông đã yên vị. Hơn thế, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi chừng một năm, ông đã đem lại sự ổn định cho đất nước. Kế đến, mở ra một tương lai sáng lạng cho nhà Việt Nam bằng cái tâm và công sức của ông. Nhờ ông, từ những đổ nát tang thương, tất cả đã trở mình. Nhà thương, đường xá, cầu cống, sân bay đến ruộng đồng đều theo nhau vươn mình đổi mới. Hơn thế, vận hội đất nước đã nở hoa.
Sở dĩ có cuộc chuyển mình này là ngay từ đầu TT Diệm đã có một cái nhìn chuẩn xác cho Việt Nam. Đó là con đường Độc Lập của xứ sở. Và chỉ với con đường này, Việt Nam mới có thể xây dựng Quốc Gia, giữ toàn vẹn lãnh thổ và đẩy khối cộng sản Tàu, Nga ra khỏi bắc Việt. Từ chủ trương này, ông đã cương quyết không chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử như hiệp định Geneve ấn định. Bởi lẽ, nếu đất nước không có chủ quyền thì tất cả đều không có tiếng nói. Từ đó, Ông đòi Thực Dân Pháp phải trao trả toàn vẹn chủ quyền cho Việt Nam, chứ không phải chỉ là cái lối trao trả bằng mồm hay là từng phần theo kiểu Thực Dân với chủ trương đề cao danh tính Việt Nam là một Quốc Gia Độc Lập và thống nhất, nhưng thực tế nằm trên thớt trong cái vỏ Liên Hiệp Pháp. Bởi vì, Việt Nam không có quyền ngoại giao, mọi giao dịch với nước ngoài phải qua Liên Hiệp Pháp. Việt Nam vẫn nằm trong tay Pháp như Miên, Lào và nhận sự lãnh đạo cũng như quyền tài phán của Cao ủy Pháp.
Kết quả, với chủ trương mạnh mẽ của ông, tất cả là đổi mới. Việt Nam, từ một Quốc Gia bị trị thành một Quốc Gia Độc Lập. Đây là cuộc đổi mới đến độ kinh ngạc. Đổi đến độ người ta cho rằng: Ở nơi ông chỉ có mỗi từ Quốc Gia và đồng bào là điều con người cần phải phục vụ, phần bản thân mình, hoặc của mỗi cá nhân đều là không! Thật vậy, ngày nay với những hình ảnh, sách vở cũ được phơi bày, ai ai cũng biết. Ông sống và làm việc là vì mưu cầu sự tốt đẹp, vinh quang cho đất nước cũng như phúc lợi của người dân. Phần bản thân ông thì không màng chi đến danh lợi. Khi ăn, chén cơm nguội với thịt kho, qủa cà ghém đã là hạnh phúc. Khi ngủ, lúc nghỉ ngơi chỉ cần một cái giường tre, hay tấm phản để “tri túc tiện túc hà thời túc” là vui mừng. Vậy đó, tất cả chỉ từ những đơn giản như thế mà hoa muôn màu, muôn sắc đã triển nở tại miền nam Việt Nam từ sau 1954.
1. Công tác Xã Hội, kinh tế.
Đất nước tuy đã có độc lập. Nhưng không phải có Độc Lập là người ta tự có cơm ăn, áo mặc. Trái lại, mọi người cần phải lao nhọc nhiều hơn để bảo vệ lấy những thành quả mà Quốc Gia mới thu về. Cũng thế, với chính phủ, để bảo đảm cho người dân có đời “an cư lạc nghiệp”, Ông đã thi hành những chính sách sau:
Ngày 15 tháng 2 năm 1955, TT Diệm ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới của Bảy Viễn. Sau đó, mở chiến dịch bài trừ tứ đổ tường, đặc biệt là trừ khử nạn buôn bán nha phiến, mãi dâm, du đảng cũng như nạn cờ bạc.
Ông đã lập nhiều Cô nhi Viện, các trại cùi, các trung tâm Y tế công cộng, các trung tâm sinh hoạt và giáo dục dành cho người tật nguyền.
Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và các học sinh nghèo có chỗ ăn uống no đủ với tiền túi của mình.
Đặc biệt, chiết giảm nhiều quyền lợi và ảnh hưởng của người Hoa trên thị trường, đồng thời trợ giúp người Việt Nam dần dần có vai trò mạnh hơn trong các ngành sản xuất, kỹ nghệ.
Về Tài Chánh. Chính thức phát hành tiền tệ riêng, một biểu tượng của Quốc Gia độc lập. Từ đây, Việt Nam rời bỏ khu vực đồng Franc và gia nhập khu vực đồng Mỹ kim. Giá trị nguyên khởi của đồng bạc Việt Nam thời đó là $1VN = $ 0,02857 US.
Kế đến, vào ngày 3/12/1954, Thủ Tướng Diệm ký sắc lệnh thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam và Viện Hối Đoái.
2. Xây dựng quân đội.
Với một chủ trương rõ ràng, dứt khoát: Sức mạnh là do ta, không phải từ ngoại bang ban cho. Từ đó, ta phải bảo vệ lấy nhà của ta. Với chủ trương này, TT Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng hoàn chỉnh guồng máy quân đội để bảo vệ trọn vẹn nửa phần đất quê hương chờ ngày Thống Nhất đất nước.
Trước hết, ngoài việc ưu tiên tăng quân số để bảo vệ cho đời sống an ninh của người dân. TT Diệm đã đổi tên Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ai cũng biết, Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt được thành lập từ năm 1950. Đây là trường quân sự chuyên nghiệp nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội Quốc Gia Việt Nam với thời gian thụ huấn cho sinh viên là 1 năm. Nhưng ngay khi thu hồi độc lập, chính phủ Ngô Đình Diệm đã cải tổ và hoàn chỉnh các khóa huấn luyện ở đây.
Theo nghị định của Bộ Quốc phòng ngày 29-7-1959 ngoài việc chính thức đổi danh xưng, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam từ đây nhận trách nhiệm huấn luyện và đào tạo các sỹ quan hiện dịch cho ba binh chủng chính của quân đội là Hải Quân, Lục Quân, và Không Quân. Khởi đầu chương trình thụ huấn là 2 năm, sau tăng lên 3 năm. Các sỹ quan tốt nghiệp nơi đây, ngoài khả năng chuyên môn về quân sự họ còn có những cấp bằng về văn hóa tương đương của trường đại học dân sự. Ngoài ra chính phủ còn nâng cao trình độ cho các học viên thuộc các trung tâm huấn luyện Hải Quân và Không quân tại Nha Trang.
Có thể nói, Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã tái thiết miền Nam sau chiến tranh Việt Pháp 1946-1954, đã đưa miền Nam Việt Nam trở thành một Quốc Gia có một nền kinh tế tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở. Bên cạnh đó là sự cương quyết, không bao giờ khoan nhượng với CS, TT Diệm đã làm tất cả những điều có thể, ngõ hầu một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ.
3. Học đường
“Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau…” (Lê Thương).
Có ai là một người đến trường vào thời VNCH mà không biết đến bài tâm ca này? Dĩ nhiên là không ai không biết. Hơn thế, người học sinh của miền nam hôm nào luôn bước vào đời với một mộng ước lớn là góp bàn tay vào việc xây dựng và phát triển đất nước sau thời bị đô hộ và chiến tranh. Kết quả, không một lãnh vực nào tư kinh tế, xã hội đến y tế mà không có những bước chuyển dời. Tuy thế, học đường mới chính là trung tâm mở ra cái nhìn mới vào tương lai do Đệ Nhất Cộng Hòa thực hiện.
Có ai là một người đến trường vào thời VNCH mà không biết đến bài tâm ca này? Dĩ nhiên là không ai không biết. Hơn thế, người học sinh của miền nam hôm nào luôn bước vào đời với một mộng ước lớn là góp bàn tay vào việc xây dựng và phát triển đất nước sau thời bị đô hộ và chiến tranh. Kết quả, không một lãnh vực nào tư kinh tế, xã hội đến y tế mà không có những bước chuyển dời. Tuy thế, học đường mới chính là trung tâm mở ra cái nhìn mới vào tương lai do Đệ Nhất Cộng Hòa thực hiện.
Với chủ trương xây dựng, tài bồi dân trí cho ngày mai, TT Diệm đã khai mở các lớp học từ thành thị cho đến thôn quê. Từ đây, không một nơi nào mà không có các trường học mọc lên. Đặc biệt là trong các làng quê nơi người dân xứ bắc vừa định cư. Ở đó, các trường học đã mọc lên như nấm. Với chủ trương, lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của dân làm căn bản. Con người được nhìn như là một cứu cánh của xã hội chứ không phải là một phương tiện sản xuất, hay mục tiêu phục vụ cho cá nhân hoặc tổ chức nào khác.
Hơn thế, với chủ trương khai phóng xã hội, triết lý trong nền giáo dục của miền nam được xây dựng trên chủ thuyết Nhân Bản, Dân Tộc và cộng đồng. Hiến Pháp đầu tiên của Việt Nam nhấn mạnh đến quyền tự do trong môi trường giáo dục. Trong đó cũng cho rằng, nền giáo dục cơ bản (bậc trung và tiểu học) có tính cách cưỡng bách nên hoàn toàn được miễn phí. Riêng nền giáo dục đại học có thể được tự trị.
Tuy nhiên, cho đến ngày 30-4-1975, nền giáo dục công lập miễn phí cả trung tiểu học vẫn rộng mở tại miền nam Việt Nam, chỉ có ít trường trung học tư thục và đại học được khai trương mà thôi. Tuy thế, tất cả các trường tư thục này đều phải bước đi theo quy trình chính thức trong chương trình học và mục tiêu giáo dục của bộ giáo dục đã đề ra.
Tuy nhiên, cho đến ngày 30-4-1975, nền giáo dục công lập miễn phí cả trung tiểu học vẫn rộng mở tại miền nam Việt Nam, chỉ có ít trường trung học tư thục và đại học được khai trương mà thôi. Tuy thế, tất cả các trường tư thục này đều phải bước đi theo quy trình chính thức trong chương trình học và mục tiêu giáo dục của bộ giáo dục đã đề ra.
Sau 1954, khởi đầu cho chương trình văn học của Việt Nam Cộng Hòa là việc Việt Hóa các trường Trung Tiểu Học và Đại Học. Riêng việc thành lập thêm Đại Học Huế đã là bước đường đưa nền giáo dục của Việt Nam vào cuộc khai trương mới, rất đáng nể phục. Bởi lẽ, trước khi ông Diệm về nước, Việt Nam chỉ có một Viện Đại Học, đó là Viện Đại Học Hà Nội. Sau năm 1954 ĐH Hà Nội được di chuyển vào Sài Gòn. Vào thời điểm ấy, không chỉ trường Đại Học mà hầu như tất cả các trường Trung Tiểu học ở miền Nam đều giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Chỉ sau khi Thủ Tướng Diệm về chấp chính, nền giáo dục tại Việt Nam mới được cải tổ và từ đây Việt Ngữ được dùng để giảng dậy ở trong mọi cấp lớp từ Tiểu Học cho đến Trung rồi Đại Học.
Sau đây là một vài con số căn bản qua từng niên khóa :
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, năm ngày mỗi tuần. Theo chỉ dẫn này, vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi và có 5.208 trường tiểu học.
“Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học. Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
“Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học
“Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466. Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc Gia Giáo dục đã đề ra. (lược theo nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa, niềm tiếc nhớ khôn nguôi)
Tuy nhiên, câu chuyện huy hoàng về học đường ấy đã vụt tắt. Sau 30- 4- 1975, dưới thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Cộng, ngoài các trường công lập, tất cả 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam đều bị giải thể và bị đổi tên. Nhiều trường phải mang tên của những tên giết người như Nguyễn văn Trổi, Nguyễn thái Bình hoặc giả Lê văn Tám… hay Hồ chí Minh! Và cũng từ đây, học sinh đi học phải đóng tiền học phí. Nền văn học Nhân Bản hoàn toàn bị chấm hết. Thay vào đó là nền văn hóa phi nhân bản, vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo của cộng sản đua nở.
4. Cải cách ruộng đất
Ngày 22-10-1956, TT Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57, thiết lập chính sách cải cách điền địa tại Việt Nam. Sau dây là các điểm chính:
– Số diện tích đất tư hữu được quyền giữ lại. Mỗi điền chủ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng lúa, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, và 70 ha có thể cho tá điền thuê, đúng theo quy chế tá canh. Điền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thường thiệt hại một cách công bằng và thỏa đáng:
• 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu được trả ngay bằng tiền mặt. 90% được trả trong thời hạn 12 năm, dưới hình thức là trái phiếu được chính phủ bảo đảm…
Trong 9 năm cầm quyền (1955-1956), có 176.130 gia đình nghèo thuộc thành phần tá điền, nông dân đã được tái định cư, trở thành tiểu điền chủ có từ 1 đến 5 mẫu ruộng với những con số như sau: 126050 tá điền, với tổng số diện tích là 252.218 ha (chiếu theo Dụ số 57). 50.080 gia đình tái định cư với tổng số diện tích là 109.879 ha. (thống kê)
Theo bản thống kê này, tổng kết chiến dịch có 176.180 gia đình thuộc diện nghèo đã trở thành điền chủ (khoảng 20% số tá điền) với tổng số diện tích là 361.595 mẫu ruộng. Đời sống của họ từ đây nhờ vào kỹ thuật canh tác và nhờ có phân bón hóa học, năng suất cácruộng lúa đã gia tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, nay đã vươn lên con số 2t/ha năm 1960-1963. Sư kiện nầy đã làm cho các nhà nông phấn khởi. Họ có cuộc sống sung túc hơn và VNCH bắt đầu xuất cảng gạo và phó sản với koảng 70.000 tấn trong năm 1955 nay đã tăng lên khoảng 323.000 tấn năm 1963.
Và đây chính là cảnh sống của người miền nam dưới thời TT Ngô Đình Diệm:
Cửa thái bình chen vai cả nước,
Ngõ giang sơn vững bước quang hòa,
Đất bồi nở rộ muôn hoa,
Vườn trong oanh yến đường xa chén mời.
Bãi cỏ hoang vương mùi lúa tới,
Khoảng rừng sâu đổi mới từng ngày,
Vầng trăng dọi tỏ bước mây,
Người già yên giấc thơ ngây ấm lòng…
Vậy đó, công cuộc cải cách của ông đã đem lại một đời sống ấm êm, thịnh vượng cho tất cả mọi người. Nó hoàn toàn khác biệt với cuộc cải cách ruộng đất tắm máu người dân ở ngoài bắc do Hồ Chí Minh thực hiện bởi những cuộc đấu tố với 172,000 trưởng gia đình mất mạng, và gia đình họ bị tản lạc khi CS chiếm đoạt toàn bộ sản nghiệp do nhiều đời để lại.
Kế đến, theo “Kế hoạch 5 năm” từ 57-61 với mục đích kỹ nghệ hoá đất nước, miền nam ngoài việc gia tăng trong khu vực sản xuất lúa gạo và cao su, khu kỹ nghệ Biên Hoà được mở ra. Ở đó, nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy ván ép được xây cất. Rồi cầu đường được xây dựng, xa lộ Biên Hòa mở cửa và đường xe lửa xuyên Việt được tái lập. Nơi nơi như cùng chen vai, tạo nên một nhà Việt Nam mới trên mảnh đất yên bình miền nam.
5. Với tôn giáo
Theo báo cáo của Tướng Trần Tử Oai trình bày trước phái đoàn LHQ, dưới thời Đệ I Cộng Hoà đã có thêm 1275 ngôi chùa mới xây trên tổng số 4766 chùa. Trong khi đó, theo tác giả Nguyễn Văn Minh trong tác phẩm “Dòng họ Ngô Đình. Ước mơ chưa đạt” (tái bản lần 4, 2004, trang 137-155) viết: Năm 1958, TT Diệm đã giúp thêm một số tiền 2 triệu đồng để xây chùa Xá Lợi hầu có chỗ cho việc nghiên cứu Phật học. Số tiền này đã được ông Hoàng Quang Chính (tị nạn tại Hoa-kì), chánh văn phòng sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội trực thuộc Phủ tổng thống trao cho ông Mai Thọ Truyền là người chủ trì việc xây chùa. Chùa Vĩnh Nghiêm đã được xây trên thửa đất hơn một mẫu tây thuộc Bộ Tài chánh, mà TT Diệm đã tự quyết định nhượng lại cho Thượng toạ Thích Tâm Giác và mẹ vợ của phật tử Huỳnh Văn Lang với giá tượng trưng 1 đồng bạc (sự kiện do chính ông Huỳnh Văn Lang kể lại trong Hồi ký của ông).
Ngoài ra, người ta có đầy đủ bằng chứng, chứng minh đạo Phật phục hưng rất mạnh trong những năm cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trước tiên là về số chùa được xây dựng. Trong cuốn “Our Vietnam Nightmare” bà Maguerite Higgins cho biết: “1275 ngôi chùa được xây cất, 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào Ngô Đình Diệm”. Theo cụ Đoàn Thêm và cụ Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được Quốc Gia trợ cấp tiền bạc để xây cất, tu bổ.
Riêng về các sở văn hóa thì ai đã sống ở miền nam Việt Nam trong giai đoạn này đều biết rõ là trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm về chấp chánh không có một trường học nào do phật giáo xây dựng, lãnh đạo. Chỉ ở dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề mới ra đời. Chính Đỗ Mậu một kẻ điên cuồng, phản chủ, cũng xác nhận là “vào năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Nhưng hầu hết những trường sở này đã được xây cất trước ngày 1.11.1963”. Về phía Hoa Kỳ, TT Richard Nixon trong cuốn hồi ký của ông “No More Vietnams” (New York 1985) cũng đưa ra những thống kê tương tự như trên. Ngoài ra, ông còn cho biết rõ là trong 38 Tỉnh trưởng có 12 Công giáo và 26 Phật hoặc Khổng giáo.
6. Gia tài của một Tổng Thống vì nước.
Câu châm ngôn của tổng thống Ngô Đình Diệm: "Không có gì quý hơn nồi cơm đầy" chính vì lẽ đó mà trong suốt cuộc đời mình, Tổng thống Ngô Đình Diệm đem thân mình đấu tranh chống lại 3 loại kẻ thù hung bạo tàn phá VN: Phong kiến, Thực dân, Cộng sản. Và mục tiêu thực tế là khi đất nước hết giặc là mỗi gia đình người dân VN đều có nồi cơm đầy, bát canh ngon....
Ước mơ và rồi đem hết tâm sức ra để xây dựng cho đất nước và cho dân nghèo là thế. Đến khi nắng vừa lên, Ông giáp mặt bọn phản tướng. Ông bị chúng sát hại với hai tay bị trói quặt ra sau lưng. Than ôi, có ai ngờ, vị Tổng Thống quyền uy, một đời vì nước vì dân mà trước kia, mỗi lần gặp ông, chúng phải tự đi giật lùi sau khi nghiêm chào. Nay “tôm lộn cứt lên đầu”, Ông bị chúng sát hại, rồi bị vất bỏ trong lòng chiếc thiết vận xa M113 với những viên đạn và dao găm trả lễ từ chính những kẻ mà ông đã thương yêu, và nuôi lớn lên trong từng ngày! Từ đây, đời đời còn để lại tiếng ca cho hậu thế:
Một ánh sao băng, lặng giữa trời.
Giang sơn cô lẻ gởi đời thôi.
Người đi nghĩa khí rạng sông núi.
Kẻ ở tranh ăn nhục với đời!.. (còn tiếp)
10 -11-2018
No comments:
Post a Comment