Kissinger viết trong hồi ký:
“Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…”
(Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê)
Người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm
Kissinger là người mà Nguyễn Văn Thiệu ghét cay ghét đắng cho tới khi xuống mồ. Trong khi ngược lại, Kissinger cũng làm ra vẻ ghét cay ghét đắng Nguyễn Văn Thiệu, kẻ mà báo chí và nhân dân Mỹ luôn luôn nguyền rủa là cản trở và phá hoại hòa bình.
Tuy nhiên cuối cùng, khi mà hòa bình đã đạt được bằng cái giá phản bội dân tộc Việt Nam, Kissinger mới bình tâm thú thực cảm nghĩ của ông ta về người anh hùng lãnh đạo đất nước Việt Nam trong thời gian gay cấn nhất của lịch sử. Kissinger nói:“… Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hy sinh cho những hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà Nội. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ quan ngại vào những điều mong manh về sau này…”
(Bản dịch của Xuân Khuê).
Kissinger cũng thú thực là vì không còn cách lựa chọn nào khác cho nên Mỹ đành phải hy sinh Nam Việt Nam, và cũng vì vậy mà Kissinger đành phải đóng vai làm kẻ thù của Nguyễn Văn Thiệu nhưng tự sâu xa trong đáy lòng, Kissinger khâm phục Thiệu:
“… Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông…
… Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm (nguyên văn: terrible loneliness) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…”
(Bản dịch của Xuân Khuê)
“… Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông…
… Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm (nguyên văn: terrible loneliness) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…”
(Bản dịch của Xuân Khuê)
Cuộc sống không có tự do còn tệ hơn sự chết
Ngày 22-10-1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nổi giận khi Kissinger ép buộc ông phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định đình chiến mà Kissinger đã cùng Lê Đức Thọ soạn thảo tại Paris. Ông khuyến cáo Kissinger:
“Tôi không đồng ý về việc một số nhân viên của quý vị đi nói khắp Sài Gòn là tôi đã ký. Tôi chưa ký kết gì cả. Tôi không phản đối hòa bình nhưng tôi chưa nhận được một trả lời thỏa đáng nào của quý vị cho nên tôi sẽ không ký”.
“Tôi không đồng ý về việc một số nhân viên của quý vị đi nói khắp Sài Gòn là tôi đã ký. Tôi chưa ký kết gì cả. Tôi không phản đối hòa bình nhưng tôi chưa nhận được một trả lời thỏa đáng nào của quý vị cho nên tôi sẽ không ký”.
Kissinger mất bình tĩnh với tuyên bố của Tổng thống Thiệu, ông nói ông đã thành công ở Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa và Paris mà bây giờ ông phải thất bại tại Sài Gòn:
“Nếu ngài không ký, chúng tôi sẽ xúc tiến một mình”.
“Nếu ngài không ký, chúng tôi sẽ xúc tiến một mình”.
Tới phiên Thiệu nổi giận, ông buộc tội Kissinger là thông đồng với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để bán đứng Miền Nam. Hồi ký của Kissinger ghi lại lời lẽ của Thiệu:
“Là một quân nhân thì lúc nào cũng phải chiến đấu, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức khi HK yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức… Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã đòi tôi từ chức, vì như vậy là nhục; cho nên tôi đã làm như tự mình chọn lấy quyết định đó…”
(Kissinger, White House Years, trang 1385)
“Là một quân nhân thì lúc nào cũng phải chiến đấu, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức khi HK yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức… Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã đòi tôi từ chức, vì như vậy là nhục; cho nên tôi đã làm như tự mình chọn lấy quyết định đó…”
(Kissinger, White House Years, trang 1385)
Kissinger đáp lại:
“Tôi cảm phục tính hy sinh và lòng can đảm của ngài qua lời phát biểu vừa rồi. Tuy nhiên, là một người Hoa Kỳ, tôi không khỏi phiền lòng khi ngài cho rằng chúng tôi thông đồng với Liên Xô và Trung Quốc.
Làm sao ngài có thể nghĩ như vậy được trong khi quyết định ngày 8-5 của Tổng thống Nixon (Thả bom Hà Nội và phong tỏa các hải cảng Bắc Việt) đã liều cả tương lai chính trị của mình để giúp quý ngài. Chúng tôi điều đình với Liên Xô và Trung Quốc là để làm áp lực, buộc họ phải làm áp lực với Hà Nội… Nếu như chúng tôi muốn bán đứng quý ngài thì đã có nhiều cách dễ dàng hơn để hoàn thành việc đó…”
(Kissinger, White House Years, trang 1385, 1386).
“Tôi cảm phục tính hy sinh và lòng can đảm của ngài qua lời phát biểu vừa rồi. Tuy nhiên, là một người Hoa Kỳ, tôi không khỏi phiền lòng khi ngài cho rằng chúng tôi thông đồng với Liên Xô và Trung Quốc.
Làm sao ngài có thể nghĩ như vậy được trong khi quyết định ngày 8-5 của Tổng thống Nixon (Thả bom Hà Nội và phong tỏa các hải cảng Bắc Việt) đã liều cả tương lai chính trị của mình để giúp quý ngài. Chúng tôi điều đình với Liên Xô và Trung Quốc là để làm áp lực, buộc họ phải làm áp lực với Hà Nội… Nếu như chúng tôi muốn bán đứng quý ngài thì đã có nhiều cách dễ dàng hơn để hoàn thành việc đó…”
(Kissinger, White House Years, trang 1385, 1386).
Rồi tới phiên Đại sứ Bunker mất bình tĩnh:
“Vậy thì thưa Tổng thống, lập trường chót của ngài là không ký, có phải không?”
“Vậy thì thưa Tổng thống, lập trường chót của ngài là không ký, có phải không?”
Thiệu đáp:
“Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi. Tôi sẽ không ký và tôi xin ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở lại Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được trả lời”.
“Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi. Tôi sẽ không ký và tôi xin ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở lại Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được trả lời”.
Tổng thống Thiệu chỉ tay vào bản đồ Việt Nam rồi nói:
“Có gì quan trọng khi Hoa Kỳ để mất một quốc gia nhỏ bé như Nam Việt Nam? Chúng tôi không hơn gì một chấm nhỏ trên bản đồ của thế giới đối với các ông… Nhưng đối với chúng tôi, đó là một sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết.
Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào một hiệp ước tương đương với sự đầu hàng là chấp nhận một bản án tử hình, vì cuộc sống không có tự do là sự chết. Không, nó còn tệ hơn là sự chết”
(Larry Berman; No Peace, No Honor; trích từ Văn khố Bộ ngoại giao HK, bản dịch của Nguyễn Mạnh Hùng trang 230).
“Có gì quan trọng khi Hoa Kỳ để mất một quốc gia nhỏ bé như Nam Việt Nam? Chúng tôi không hơn gì một chấm nhỏ trên bản đồ của thế giới đối với các ông… Nhưng đối với chúng tôi, đó là một sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết.
Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào một hiệp ước tương đương với sự đầu hàng là chấp nhận một bản án tử hình, vì cuộc sống không có tự do là sự chết. Không, nó còn tệ hơn là sự chết”
(Larry Berman; No Peace, No Honor; trích từ Văn khố Bộ ngoại giao HK, bản dịch của Nguyễn Mạnh Hùng trang 230).
Trang sử đã qua đi nhưng sự thật chưa trở lại
Sau 1975 thì người Mỹ muốn lái sự oán hận mất nước của nhân dân Miền Nam vào ông Nguyễn Văn Thiệu và quân đội VNCH để quên đi hành động “bán đứng đồng minh” của Mỹ *(Lời của ông Nguyễn Văn Thiệu nói thẳng vào mặt Kissinger năm 1972). Họ vận động các phương tiện truyền thông tiếng Việt tại hải ngoại kết án ông Thiệu làm cho mất nước. Họ kết án quân đội VNCH hèn nhát, tham nhũng, v.v. Họ dập tắt tiếng nói thanh minh của ông Thiệu và của những quân nhân VNCH. Họ thuê bọn vô lại biến phong trào chống cộng sản tại hải ngoại thành những trò thối tha vô liêm sỉ….!
Hằng năm cứ vào mùa tháng Tư thì các phương tiện truyền thông tiếng Việt như RFA, BBC… lại rộn lên những luận điệu kêu gọi hòa hợp hòa giải giữa chế độ CSVN và những người đã bị đuổi chạy ra nước ngoài. Họ coi những người rượt đuổi và những người bị đuổi đều tội lỗi như nhau.
Trong khi đó cuộc chiến Nam Bắc Hàn cũng giống hệt như cuộc chiến Việt Nam. Nhưng ngày nay RFA, BBC… nói cho con cháu Nam Hàn rằng năm 1950 quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 đánh chiếm Nam Hàn. Quân đội Mỹ đã giúp nhân dân Nam Hàn đẩy lui quân Bắc Hàn về Bắc. Tội lỗi đều là phía Bắc Hàn chứ phía Nam Hàn không có lỗi.
Nhưng đối với cuộc chiến Việt Nam thì quân Bắc Việt cũng tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Miền Nam nhưng Mỹ lại nói: Phía CSVN và phía VNCH đều có lỗi cho nên Mỹ đứng giữa không biết giúp bên nào! Cho tới nay cũng chưa ngã ngũ bên nào phải bên nào trái.
Cũng vì chưa ngã ngũ bên nào phải bên nào trái cho nên cho tới nay danh dự của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa được phục hồi. Người Mỹ vẫn muốn con cháu Việt Nam nhìn Nguyễn Văn Thiệu như là một kẻ luôn luôn cản trở và phá hoại hòa bình.
Bùi Anh Trịnh
22.3.201
22.3.201
(nguoivietboston)
No comments:
Post a Comment