Wednesday, November 1, 2017

Chung quanh bài hát suy tôn Ngô tổng thống và lịch sử 54 năm nhìn lại


Kể từ ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu cũng như chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa vắng bóng đến nay đã 54 năm.

54 năm với biết bao biến động thay đổi đối với đời người cũng như đối với một đất nước. Thế nhưng, điều còn tồn đọng ngày hôm nay đó là những ấn tượng cao đẹp, những kỷ niệm khó quên của thời vàng son, thái bình, thịnh vượng năm xưa, 1955-1963.

      Một trong những kỷ-niệm đẹp, khó quên được trong lòng người dân Việt, đó là bài hát Suy tôn Ngô tổng thống.

Công bằng mà nói, khi chưa nghe nội dung bài hát, chỉ nghe tựa, chúng tôi đã không có cảm tình. Tuy nhiên, sau khi nghe xong, lại có suy nghĩ rất khác. 

Ở khía cạnh nào đó, có thể nói rằng, chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa (ĐNVNCH) không nên phổ biến bài hát này và có người cho đó là sự tâng bốc lãnh tụ, nịnh-bợ Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Thế nhưng, nhìn, nghe kỹ bài hát này, tác giả bản nhạc chỉ muốn ghi lại một cách rất thực tế những gì đất nước đã và đang trải qua. Hơn nữa, tác giả chỉ muốn suy tôn Ngô tổng thống, chứ không hề muốn thần thánh hóa lãnh tụ, thần thánh hóa Ngô tổng thống. 

Sự thần thánh hóa lãnh tụ, chúng ta thấy được trong chế độ Việt cộng từ Hồ chí Minh, Thích Quảng Đức, Lê Duẫn sau này một cách quê mùa, quá đáng.

Sáu mươi hai năm trôi qua, từ ngày thành lập Đệ nhất VNCH, đến chiến tranh Việt Nam, Phật giáo tranh đấu, đảo chánh 1-11, biến động miền Trung 1966, thảm sát cố đô Huế 1968, mùa hè đỏ lửa 1972, quốc hận 30-04-1975, rồi đến tập trung tù đày, vượt biên vượt biển 1976-1989, hội nghị Thành Đô 1990, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 1990-2017, thảm họa Formosa 2016-2017 v.v... Thế nhưng, ý nghĩa cốt lõi của bài hát là chống cộng, bài phong kiến, diệt thực dân vẫn còn nguyên vẹn.

Chống cộng để không bị nô lệ giặc Tàu

Bài phong kiến để toàn dân có trí tuệ trong nền giáo dục nhân bản, khai phóng.

Diệt thực dân để nước Việt vươn lên sánh vai ngang hàng cùng các quốc gia khác ở Á Châu và thế giới.

Ngày hôm nay, năm 2017, ước vọng này chỉ còn le lói một cách rất đáng buồn...

Không đáng buồn sau được, nếu người dân Việt-Nam có được ý thức chiến đấu mạnh mẻ, sẽ không bao giờ xuất hiện những khuynh hướng «biểu tình ôn hòa bất bạo động»; bảy bước ôn hòa thoát Trung; kêu gọi xoá bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải với nhà cầm quyền Việt cộng; xử-dụng cờ năm màu, gọi là cờ quốc tổ để làm biểu tượng biểu tình.

Nơi đây cần phải nói rõ là, cờ năm màu được gán cho là cờ quốc tổ, thật sự ra, trong các quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trước kia và sau này là Việt Sử Toàn Thư, Việt-Nam Sử Lược không hề đề cập tới đến một chữ. Đặc biệt thời vua Trưng khởi nghĩa năm 43 sau Tây lịch chống giặc Tàu Tô-Định, đức Ngài chỉ xử dụng cờ vàng để hiệu lịnh ba quân.

Đứng trước tình hình nghiêm trọng của nước nhà, người dân Việt Nam cần có thái độ dứt khoát lựa chọn lập trường chiến đấu đứng dưới lá cờ vàng, được hình thành từ thời vua Trưng, đến vua Thành Thái thêm vào ba sọc đỏ tượng trưng ba miền Nam, Trung, Bắc và Việt Nam Cộng Hòa hân hạnh được tiếp nối.

Do đó, thay vì cầm cờ đỏ sao vàng, cờ tỉnh Phúc-Kiến Tàu cộng, cũng như cờ năm màu đi biểu tình, người dân Việt Nam nên gương cao cờ vàng ba sọc đỏ trong những cuộc biểu tình cho nhân sinh, nhân quyền, cho môi trường sạch. Cũng như chống nạn tham nhũng độc tài cộng sản.

Tại sao phải gương cao cờ vàng ba sọc đỏ? Vì chỉ có lá cờ vàng ba sọc đỏ là đại diện duy nhất cho chính nghĩa quốc gia dân tộc. Đồng thời là lá cờ lịch sử bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông Việt Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Chính danh, chính nghĩa của quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đã có sẳn, tại sao không phát huy triệt để, giương cao xử-dụng biểu tượng cao quý này mà lại đi xử dụng cờ năm màu để thay thế cờ vàng???

Và khi toàn dân đã khẳng định được lập trường chiến đấu, đứng dưới lá cờ vàng chính nghĩa như thời vua Trưng, Việt Nam mới có cơ may giải thể đảng cộng sản và đuổi giặc Tàu ra khỏi bờ cõi nước Nam.

Chống cộng, bài phong kiến, đả thực dân đó là tinh hoa, phương hướng chiến đấu thực sự mà các thế hệ Việt Nam ở khắp nơi cần phải noi theo.

Hải ngoại ngày 22-08-2017

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc

***
SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG


   Ai bao năm từng lê gót nơi quê người
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do
Người cương quyết chống cộng
Bài phong kiến bốc lột

Diệt thực dân đang rắc gieo tàn phá
Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời
Gương hy sinh ngàn muôn tiếng không hề phai
Toàn dân quyết kết đoàn
Cùng chung sức với người
Thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai
ĐK-1
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Xin thượng đế ban phước lành cho người
ĐK-2
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm
Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng Thống
Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà

No comments:

Post a Comment