Ngắn gọn thì có 7 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Cổ Chiên, Định An và Tranh Đề.
Sông
Mekong dài 4350km đứng thứ 11 trên toàn thế giới, phần chảy vào VN dài
khoảng 300km. Sông phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (sông Dza Chu),
chảy qua Trung Quốc (sông Lan Thương), Miến Điện, Thái Lan, Lào (Mea Nam
Khong), Campuchia (Tonle Thom), Việt Nam (sông Cửu Long). Chỉ đứng sau
sông Amazone, sông Mekong rất phong phú về thực động vật. Hàng năm sông
đưa một lượng phù sa rất lớn ra biển. Các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long
thuộc Việt Nam thường có lũ lụt hàng năm, nhờ vậy mà đồng ruộng, vườn
cây trái được bồi đắp thêm khoáng chất.
Mặc dù sở hữu sông Dương Tử (còn gọi là Trường Giang, lớn thứ 5 thế
giới) và Hoàng hà (lớn thứ 8), nhưng Trung Quốc vẫn muốn sử dụng sông
Mekong. Từ những năm 1970, nước này lên kế hoạch xây 8 đập thủy điện ở
cao nguyên Vân Nam. Năm 1993 xây xong đập Manwan (Mạn Loan), cao 99m,
công suất1500Mw. Năm 1996 bắt đầu xây đập Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn),
công suất 1350 Mw (đã xong). Năm 2003 xây xong đập Jinghong (Cảnh Hồng)
công suất 1500 Mw. Năm 2001 bắt đầu xây đập Xiaowan (Tiểu Loan) sông
suất 4200 Mw, cao 292m, dự tính sẽ xong năm 2010. Đây sẽ là đập cao nhất
thế giới (so sánh với đập Hoover 242m, Tam Điệp 185m). Bốn đập còn lại
là Ganlanba (150 Mw), Gongouqiao (750 Mw), Mengsong (600 Mw) và Nuozhadu
(5500 Mw). Hiện nay Trung Quốc dự tính xây thêm 6 đập nữa, tổng cộng là
14 đập ở Vân Nam.
Anh khổng lồ có phần của mình rồi thì tới Thái và Lào cũng muốn chia phần. Ở Thái Lan có các đập Ubonrat, Nam Pung và Pak Mun (136 Mw). Lào và Thái hợp tác xây các đập Nam Ngum (150 Mw) và Nam Theun (200 Mw). Tương lai dự án Pa Mong sẽ xây thêm đập có công suất 2000 Mw và còn lấy nước tưới nông nghiệp cho Thái và Lào. Ở Campuchia, dự tính cũng xây đập Sambor công suất 1000 Mw. Ngoài ra còn đập Tonle Sap để điều hòa nước Biển Hồ trong mùa khô. Trong tương lai sẽ có thêm các đập Khone và Khemarat (đều 800 Mw). Ở Việt Nam phụ lưu sông Mekong đổ vào Trung Việt có các sông Sekong, Sesan và Srepok. Thủy điện Yali (720 Mw) trên sông Sesan xây xong năm 2001, cao 65m, dài 1460m, lớn thứ 2 ở VN sau thủy điện Hòa Bình (1920 Mw). Dự án Sesan 3 cũng sẽ xây một đập khác với công suất 300 Mw (dự án này không được thế giới ủng hộ cũng như tài trợ vì ảnh hưởng nhiều tới môi sinh)
Anh khổng lồ có phần của mình rồi thì tới Thái và Lào cũng muốn chia phần. Ở Thái Lan có các đập Ubonrat, Nam Pung và Pak Mun (136 Mw). Lào và Thái hợp tác xây các đập Nam Ngum (150 Mw) và Nam Theun (200 Mw). Tương lai dự án Pa Mong sẽ xây thêm đập có công suất 2000 Mw và còn lấy nước tưới nông nghiệp cho Thái và Lào. Ở Campuchia, dự tính cũng xây đập Sambor công suất 1000 Mw. Ngoài ra còn đập Tonle Sap để điều hòa nước Biển Hồ trong mùa khô. Trong tương lai sẽ có thêm các đập Khone và Khemarat (đều 800 Mw). Ở Việt Nam phụ lưu sông Mekong đổ vào Trung Việt có các sông Sekong, Sesan và Srepok. Thủy điện Yali (720 Mw) trên sông Sesan xây xong năm 2001, cao 65m, dài 1460m, lớn thứ 2 ở VN sau thủy điện Hòa Bình (1920 Mw). Dự án Sesan 3 cũng sẽ xây một đập khác với công suất 300 Mw (dự án này không được thế giới ủng hộ cũng như tài trợ vì ảnh hưởng nhiều tới môi sinh)
Tất cả các con đập thủy điện xây dọc sông Mekong đều có ảnh hưởng tới
dân ở hạ lưu sông. Nếu một trong các đập đó bị vỡ thì ngập lụt sẽ gây
tai họa không lường được. Không nói chuyện xui xẻo, nội chuyện nước bị
giữ lại để đổ vào lãnh thổ các nước Trung Quốc, Thái, Lào, Campuchia thì
hạ lưu sông không còn nước như trước nữa. Lượng phù sa bị chặn bớt
nhiều nên lũ lụt không còn màu như trước. Chưa kể lưu lượng nước quá
yếu, không đủ tống phù sa ra biển nên các bãi bồi không phát triển nữa.
Tương lai các bải nuôi nghêu sò sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trước mắt thì
nước quá yếu không đẩy nổi phù sa ra biển, mà chính phủ VN lại đắp đê
ngăn lụt, không cho phù sa vào ruộng, nên phù sa lắng xuống đáy sông,
thế là dòng sông ngày một nông, các cảng biển dọc theo bờ sông không có
khả năng cho tàu bè lớn vô nữa. Mỗi năm các tỉnh lại phải bỏ tiền ra nạo
vét. Đừng tưởng hết họa nhé, chưa đâu. Vì lượng nước thượng nguồn quá
yếu, nước ngọt chảy xuống không đủ nên nước mặn từ biển tràn ngược vào,
vậy là ruộng lúa, vườn trái cây bị nhiễm mặn hết. Ngoài ra khi các thành
phố dọc sông phát triển, ô nhiễm từ các nhà máy, các ruộng lúa sẽ đổ
thẳng xuống sông. Mấy bè cá của mấy bác nông dân bị chết, nuôi chậm lớn,
hay bị bịnh tật… đều là hậu quả của ô nhiễm. Nói chung là nếu như các
nước không ngồi lại bàn tính sẽ làm gì thì Việt Nam lãnh đủ hậu quả.
Nếu nói riêng về phần VN thì cũng có khá nhiều chuyện đáng suy nghĩ. Trước đây một số huyện gần biển bị ngập mặn mấy tháng, kỹ sư cho đào mấy con kinh, sau đó mấy vùng này không bị nước mặn nữa. Sau đó người ta lại thấy năm nào mấy tỉnh Đồng Tháp, An Giang đều bị lụt, thấy tội nông dân quá nên đắp bờ bao cao lên, làm cống để cho nước vô. Nước không ngập nữa, cây không bị ún, nhưng phù sa cũng không được vô nữa. Từ đó năng suất cây trồng giảm hẳn. Một vài người nông dân đã cố tình cho nước ngập vào ruộng. Có lẽ không chỉ lo họp các nước lại bàn việc khai thác sông Mekong, Việt Nam cũng nên nghiên cứu kỹ lưỡng hậu quả của việc khai thác của mình rồi hãy làm. Những gì đi ngược lại với tự nhiên đều phải nghiên cứu kỹ trước khi làm. Trái đất mất 4.5 tỷ năm mới được như ngày nay, con người hay hơn nhiều, chỉ cần vài trăm năm là có thể đưa trái đất quay về tình trạng 4.5 tỷ năm trước.
Nếu nói riêng về phần VN thì cũng có khá nhiều chuyện đáng suy nghĩ. Trước đây một số huyện gần biển bị ngập mặn mấy tháng, kỹ sư cho đào mấy con kinh, sau đó mấy vùng này không bị nước mặn nữa. Sau đó người ta lại thấy năm nào mấy tỉnh Đồng Tháp, An Giang đều bị lụt, thấy tội nông dân quá nên đắp bờ bao cao lên, làm cống để cho nước vô. Nước không ngập nữa, cây không bị ún, nhưng phù sa cũng không được vô nữa. Từ đó năng suất cây trồng giảm hẳn. Một vài người nông dân đã cố tình cho nước ngập vào ruộng. Có lẽ không chỉ lo họp các nước lại bàn việc khai thác sông Mekong, Việt Nam cũng nên nghiên cứu kỹ lưỡng hậu quả của việc khai thác của mình rồi hãy làm. Những gì đi ngược lại với tự nhiên đều phải nghiên cứu kỹ trước khi làm. Trái đất mất 4.5 tỷ năm mới được như ngày nay, con người hay hơn nhiều, chỉ cần vài trăm năm là có thể đưa trái đất quay về tình trạng 4.5 tỷ năm trước.
Khi tới VN, sông Mekong chia làm hai nhánh chính: sông Tiền và sông
Hậu. Đi từ Bắc xuống Nam thì tới sông Tiền trước (dĩ nhiên, Tiền mà).
Ngày xưa ở đây có cái phà Mỹ Thuận nối Tiền Giang với Vĩnh Long. Tới khi
cầu xây xong rồi thì không còn phà nữa.
Đường tới Vĩnh Long nhờ vậy dễ dàng hơn nhiều, tỉnh này cũng thu hút nhiều đầu tư hơn các tỉnh nằm sau sông Hậu.
Chi
tiết hơn nhánh sông Tiền chảy theo Đồng Tháp Mười qua Tân Châu, Sa Đéc
tới Vĩnh Long, Trà Vinh rồi chia thành 4 sông đổ ra biển: sông Mỹ Tho,
sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Cho tới cầu Mỹ Thuận, sông
Tiền vẫn là một dòng, sau đó mới tách làm hai bởi cồn Đồng Phú (?):
nhánh phía Bắc lại tách ra sông Mỹ Tho và sông Hàm Luông, nhánh phía Nam
là sông Cổ Chiên. Sông Mỹ Tho chảy qua thành phố Mỹ Tho và nam Gò Công
rồi lại tách ra hai cửa: cửa Tiểu (Bắc) và cửa Đại (Nam).
Khu
vực sông Mỹ Tho tách ra làm hai sông, còn có một nhánh nhỏ. Nhánh này
phát triển rộng dần thành sông Ba Lai, chảy qua bắc Bến Tre đổ ra cửa Ba
Lai. Sông Hàm Luông chảy qua nam Bến Tre ra cửa Hàm Luông.
Sông Cổ Chiên là ranh giới Bến Tre-Trà Vinh đổ ra cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
Cửa
sông Cổ Chiên thật ra chỉ là một cửa mà thôi. Ở giữa có một cái cồn tên
là cồn Hến. Khi người Pháp vẽ bản đồ sông Tiền, có chua rõ Cồn Hến. Rồi
tam sao thất bổn mà thành một cửa sông mới là cửa Cung Hầu. Về sau
người ta coi cửa sông này gồm Cổ Chiên và Cung Hầu, chứ thật ra cồn Hến
nhỏ, nằm lọt trong cửa sông. (Tài liệu này đọc ở đâu quên rồi, thông cảm
cho người già cả)
Nhánh
còn lại là ranh giới Vĩnh Long và Cần Thơ. Cầu đang xây nên bà con còn
phải đi phà dài dài. Phà Cần Thơ chạy khoảng 20 phút từ Bình Minh qua
Cần Thơ, nhưng mỗi khi qua lại mất nhanh nhất cũng phải 30 phút. Cầu Cần
Thơ nằm phía Đông bến phà, qua cồn Ấu đổ dài xuống Cái Răng. Nghe nói
sau này muốn vô thành phố phải đi hướng cầu Quang Trung vô.
Nhánh sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng. Sông chia hai ở khu vực tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc gần Tiểu Cần, Trà Cú (Trà Vinh) đổ ra cửa Định An, phía Nam đi ngang Đại Ngãi (Sóc Trăng) đổ ra cửa Tranh Đề, ở giữa là cù lao Dung. Không biết cửa Ba Thắc nằm chỗ nào nhưng bản đồ ngày nay sông Hậu chỉ còn 2 cửa này mà thôi. Có lẽ vì tên sông là Cửu Long nên người ta muốn đếm cho đủ 9 cửa sông.
Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Cửu Long cõng vài cây cầu khá lớn. Cầu Mỹ
Thuận nối Cai Lậy (Tiền Giang) với thành phố Vĩnh Long. Cầu xây với viện
trợ AusAID của Úc (66%), xây xong và khánh thành ngày 21 tháng 5 năm
2000 (phía VN đòi khánh thành ngày 19/05 nhưng phía Úc không chịu). Cũng
nói thêm là phía Úc không chịu cho thu phí qua cầu nhưng phía VN phải
chi tiền điện, tiền bảo vệ, tiền công an v.v… nên cuối cùng là vẫn thu
phí. Tuy nhiên ai cũng vui vẻ vì tiền thu này vẫn rẻ hơn tiền phà, quan
trọng hơn là tiết kiệm nhiều thời gian. Cầu dài 1535m, phần chính là cầu
dây văng dài 650m, nhịp giữa thông thuyền là 350m, chiều cao thông
thuyền là 37.5m, rộng 23.6m có 4 làn xe 4 bánh và 2 lề cho người đi bộ.
Nếu đi ngang thấy cảnh đẹp muốn chụp hình thì phải đậu xe ở chân cầu rồi
đi bộ lên, đừng đậu giữa đường cản trở giao thông. Đứng một lúc thì sẽ
được mấy em nhỏ lại mời mua bưu thiếp hình cầu Mỹ Thuận.
Cầu Rạch Miễu do chính phủ VN bỏ vốn xây, đã khởi công năm 2002 nhưng
tới giờ vẫn chưa xong. Đây sẽ cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam (cầu Mỹ
Thuận lớn thứ 2). Cầu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Hiện giờ
Bến Tre bị kẹt hai nhánh sông Mỹ Tho và sông Hàm Luông. Người qua lại
phải nhờ vào phà Rạch Miễu và phà Hàm Luông.
Cầu Cần Thơ từ bờ Bình Minh chạy ngang cồn Ấu rồi xuống khu Hưng Phú.
Cầu Cần Thơ do viện trợ của Nhật, dự tính sẽ hoàn thành năm 2008 nhưng
chắc là chưa được. Cuối tháng 9 năm 2007, cầu đang xây bị sập một nhịp,
thảm thương.
Ai cần tham khảo thêm về địa thế các cửa sông thì coi ở: www.wikimapia.org. Thông tin ở đây là do người này người kia thêm vô nên không chắc đúng 100%, cần chú ý.
Tư liệu lượm trên Internet.
Van Duong chuyen(haingoaiphiemdam )
No comments:
Post a Comment