Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ,
nhà văn nổi tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi
vào quân sử hào hùng của binh chủng Biệt
An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích,
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân.
Hai câu thơ trên không phải được viết ra từ một nhà thơ, nhà văn nổi
tiếng, hay của một vị quan to tước lớn có trọng trách ghi vào quân sử
hào hùng của binh chủng Biệt Kích Dù, mà được viết ra từ người con gái
sinh ra lớn lên tại thị xã An Lộc.Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân.
Cô đã gặp người thương, người yêu trong chiến trận, và cô đã yêu thiết tha bằng trái tim nồng nàn của mình. Tình yêu thương ấy dành riêng cho người chiến binh của binh chủng Dù, đã đi vào lịch sử của Tổ Quốc VN mến yêu qua hai câu thơ, đánh dấu một thời chinh chiến điêu linh.
Những đợt pháo kích kinh hoàng rót vào thị xã An Lộc như những trận
mưa
bom, bão đạn cả ngày lẫn đêm, tỉnh lỵ hầu như tê liệt. Thủ phủ tỉnh Bình
Long đang nằm trong cơn mưa pháo dưới sức nóng đầu hè. Từng đoàn người
tỵ nạn lũ lượt từ phía tây kéo về, kẻ bị thương, người rách rưới, chìm
hẳn giữa cơn mưa pháo.
Cộng quân đang vây khốn thị xã An Lộc. Nhà cửa sụp đổ lần hồi, phố xá trở nên tiêu điều. Đợt tấn công đầu tiên khoảng đầu tháng 4, năm 1972, sau chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng quân Việt cộng đã bị quân đội Trung đoàn 5 VNCH đánh bật, những chiếc xe tăng của cộng quân cháy ngấu nghiến giữa ban ngày.
Cộng quân đang vây khốn thị xã An Lộc. Nhà cửa sụp đổ lần hồi, phố xá trở nên tiêu điều. Đợt tấn công đầu tiên khoảng đầu tháng 4, năm 1972, sau chiến thuật tiền pháo hậu xung. Nhưng quân Việt cộng đã bị quân đội Trung đoàn 5 VNCH đánh bật, những chiếc xe tăng của cộng quân cháy ngấu nghiến giữa ban ngày.
Những người lính trẻ đang cố thủ và làm chủ tình
hình An Lộc. Dân, lính bị thương những đợt đầu rất nhiều, thế mà những
người lính dường như coi thường cái chết, họ không hề sợ chết là gì.
Niềm tin, và hạnh phúc của họ là giữ vững An Lộc, giữ bình yên hay an
toàn cho Sài gòn. Mất An Lộc, Sài gòn sẽ bị đe dọa, mà nào người dân Sài
gòn có cần biết đến; họ an hưởng cảnh phồn hoa đô hội trong thanh bình.
Thanh niên thanh nữ đang ôm nhau ca hát, múa nhảy trong các vũ trường.
Những người giàu có, an hưởng hạnh phúc gia đình, ăn sung mặc sướng.
Nhưng ở đây, những người lính ngày đêm vần vũ với pháo đạn rền vang, đói
khát liên miên vì chiến trận. Họ đem sinh mạng của mình ra tranh, giữ
từng tấc đất, để che làn đạn xâm lăng cho Sài gòn bình an và hạnh phúc.
*
Bọn cộng quân hình như là những thằng ngố, thằng ngốc, xe tăng cứ ngông nghênh xông vào thị trấn giữa ban ngày để rồi bị bắn cháy rụi, chết khộ Tiếng hò hét vui mừng của những người lính trẻ khoái chí khi chận được bước tiến của quân thù. Nhìn những xe tăng trúng đạn khi chúng ồ ạt tiến vào thị xã sau đợt pháo nặng.
Thì ra người tài xế bị xích chân trên xe để những người lính cộng quân không đường trốn chạy, một chính sách tàn ác và vô nhân đạo của cộng sản bắt buộc những người trẻ chết một cách cuồng tín.
*
Bọn cộng quân hình như là những thằng ngố, thằng ngốc, xe tăng cứ ngông nghênh xông vào thị trấn giữa ban ngày để rồi bị bắn cháy rụi, chết khộ Tiếng hò hét vui mừng của những người lính trẻ khoái chí khi chận được bước tiến của quân thù. Nhìn những xe tăng trúng đạn khi chúng ồ ạt tiến vào thị xã sau đợt pháo nặng.
Thì ra người tài xế bị xích chân trên xe để những người lính cộng quân không đường trốn chạy, một chính sách tàn ác và vô nhân đạo của cộng sản bắt buộc những người trẻ chết một cách cuồng tín.
Cả tháng trời, tiểu
khu Bình Long chìm trong maù lửa, gia đình Bình nằm trong hầm nghe tiếng
người nói, tiếng chuyện trò, gia đình Bình vững lòng, chứng tỏ cộng
quân chưa chiếm được thị xã này. Cả tháng trời ròng rã nằm trong hầm,
gia đình Bình bị đói, nhưng nhờ có giếng nước trong nhà nên không chết
khát. Rồi một sáng sớm lặng im tiếng pháo, ông Châu bò ra khỏi hầm nhìn
cửa nhà tan hoang, ông bảo hãy bỏ chạy về Bình Dương bằng mọi cách. Được
bước nào hay bước nấy, chỉ mong gia đình rời khỏi An Lộc mà thôi.
Chúng ta phải ra đi, để chiến trường trống cho anh em lính họ chiến đấu dễ dàng. Đi từng đợt một, để khỏi chết chùm. Đợt đầu, ông và An, đứa con út đi trước. Đợt hai, Dương là con trai dẫn mẹ và Bình ra ngỏ chùa, tránh khỏi các căn cứ quân sự là được. Đài BBC cứ loan những tin xấu, An Lộc chỉ có mất vì lực lượng cộng quân quá đông, gấp mấy lần bên VNCH, chỉ mang lại chán chường thất vọng, và lo lắng cho lính cho dân thêm mà thôi. Nhưng người lính một lòng không nao núng, họ quyết tâm tử thủ An Lộc, giữ vững vòng đai cho đô thành Sài gòn.
Hơn một tháng qua cộng quân cắt đứt quốc lộ 13. Niềm hy vọng sau cùng là chỉ có binh chủng Dù sẽ giải vây được An Lộc. Hy vọng mỏng manh ấy đã làm sống lại niềm tin trong lòng người An Lộc. Họ chờ đợi đoàn quân Dù đến cứu viện. Binh chủng Nhảy Dù là lực lượng cứu tinh của đồng bào khắp bốn vùng chiến thuật, và bây giờ cứu nguy riêng cho An Lộc. Ba và An đã rời thị xã được một ngày. Mẹ, Dương và Bình định ngày sau chạy, nhưng từng đợt mưa pháo bay đến, cầm chân họ.
Hôm đó có hơn 7000 trái, từng thước đất, từng trái pháo. Trái vô nhà thương, trái vào trường học, còn xóm chợ đã tan tành. Rồi căn nhà trúng pháo bị sụp, hầm sụp Bình nằm trong đống gạch ngói vụn đổ nát tan hoang. Bình không còn biết gì nữa. Dương kéo mẹ ra khỏi căn nhà đổ nát trong tiếng kêu gào thảm thiết não lòng của mẹ.
Dương dẫn mẹ chạy sau đợt pháo kích phủ đầu nặng nề đó. Bà bị thương nhẹ. Nhà sập, bà Mai nghĩ rằng Bình chết trong đống gạch đổ kia rồi.
*
Bình vừa đậu tú tài một, là thi vào sư phạm. Học xong cái bằng sư phạm hai năm để về làm cô giáo làng tại thị xã An Lộc được một năm. Người con gái mang tên Bình, nên cái gì cũng bình thường, như ước mơ của cha mẹ nàng. Học hành trung bình, nhan sắc trung bình, thơ văn trung bình, ăn nói, cử chỉ bặt thiệp trung bình, và thi cử cũng đỗ bình, nhưng tình yêu lại đến không bình thường.
Cả gia đình là giáo chức, ông Châu giáo sư trung học đệ nhất cấp. Trước kia ông là giáo viên tiểu học, sau đậu bằng tú tài hai, được đồng hóa vào ngạch trung học. Ông dạy thêm giờ, và có thể dạy thêm ở các trường tư. Mẹ nàng, bà Mai là giáo viên công nhật. Nghề giáo là nghề thanh bạch không giàu có, nhưng không nghèo, đủ sống là được rồi. Ông Châu thường nói vậy.
Những năm sau 70, đồng lương công chức nhỏ dần theo vật giá leo thang, nhưng đời sống đạm bạc của nhà giáo ở tỉnh lẻ giúp gia đình ông Châu sống đủ. Bà Mai mở thêm gian hàng bán tạp hóa lẻ trong hiên, vì lúc nào cũng có người ở nhà. Sáng thì Bình đi dạy cùng ba, chỉ cách nhà một đoạn ngắn, chiều mẹ đi dạy cũng gần nhà nên cuộc sống tạm đủ đầy, chỉ có một điều lạ là Bình chưa có bạn trai.
Hồn nàng cứ lãng đãng trời mây, có lẽ nàng mơ ước một cuộc tình ở cõi trăng sao, mà người trong mộng là ai nàng chưa hề biết đến. Ở đây có hiếm chi người theo đuổi, sẵn sàng dang rộng vòng tay để chào đón tình yêu của Bình, mà nàng được quyền chọn lựa. Xứ núi rừng có một bóng hồng vừa có học, vừa có nghề, Bình đắt giá lắm kia mà. Vài anh chàng giáo làng dạy cùng trường, vài ông giáo trẻ trung học trong thị trấn, thêm vài anh chàng sĩ quan của trung đoàn V thường tới lui thăm viếng.
Mẹ khuyên Bình chọn một chàng nào đó cho có bạn trai với người ta, đã hai mươi rồi còn chờ gì nữa, nhưng Bình cứ ấm ứ hoài. Bình dạy lớp Ba rất dễ, nên nàng đề nghị ba mẹ mở thêm quán cà phê bán buổi sáng, và buổi chiều từ 6 giờ đến 9 giờ tối. Ba nàng phản đối, nhưng mẹ nàng khuyến khích, cuối cùng ông giáo Châu cũng đồng ý.
Không phải Bình không ưa giáo làng, nhưng có nhiều anh giáo làng cứ nói rằng, chiến tranh đã đến lúc kết thúc, và những anh chàng lính trận sẽ thất nghiệp dài dài thời hậu chiến, cùng lắm các anh sĩ quan thì chỉ xin vào ngạch giáo viên công nhật là cùng. Chỉ có giáo viên, công chức có ngạch trật đàng hoàng, sau này đủ điều kiện lo cho gia đình, vợ con? Ngay hồi còn sư phạm, một số các anh đã lộ vẽ tự mãn vì ngạch trật của mình thường hay nói muốn "cộng chỉ số," với phe con gái.
Từ đó, trong lòng Bình nảy sinh những ý tưởng không mấy đẹp với những anh chàng coi trọng nghề nghiệp mà không hề nghĩ đến quốc gia, dân tộc. Không có nước thì làm sao có nhà? Không làm nghề giáo thì làm nghề khác vậy, có gì phải lọ Bổn phận làm người, làm con dân một nước nhiễu nhương chinh chiến mà không ra sức giữ thì chỉ là loại người ăn hại, phường giá áo túi cơm mà thôi. Nàng đâm ra thích cái khí phách hiên ngang, kiêu hùng của những người lính trận. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?" Nàng vẫn chưa tìm thấy được anh chàng lính trận trong mộng hiện rả Cô bé cứ ngông nghênh như đang chờ đợi một bóng hình?
*
Quán nước của cô giáo Bình rất đông khách, chỉ bán cà phê, nước ngọt, có khi buổi sáng được cả ngàn đồng. Buổi tối cũng vậy, những bản nhạc của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy qua giọng ca Thanh Thúy thì trời ơi, làm đẹp đời đẹp người. Vào đây ngồi nghe nhạc, được cô giáo mời chào, thì ấm lòng người chiến sĩ xa nhà biết bao. Vả lại cô Bình bình thản quá làm bao chàng hy vọng ngẩn ngợ Biết bao chàng đã đặt tên cho quán nước là "Quán Chiêu Phu," hay quán Bình An, là tên hai chị em nàng. An cô bé mới 15, xinh và nhí nhảnh hơn chị. Ít ai để ý tới An vì còn bé, chỉ còn có Bình là tới tuổi đi tìm tình yêu. Bình với nụ cười rực rỡ thời con gái, rất nhiều anh chàng mong được lọt mắt xanh của nàng. Thời gian êm đềm trôi qua, gia đình làng xóm ở thị trấn An Lộc đang sống trong những ngày hạnh phúc an lành của vùng đất mới có những kế hoạch đang phát triển của tỉnh mới. Tháng 4 năm 1972, năm Mậu Thân, năm tai ương không những dẫy đầy trên vùng đất An Lộc, mà còn biết bao nơi chốn đau thương khác trên mảnh đất thân yêu, làm ai ở đây cũng lo sợ ưu phiền.
*
-Đại ca, anh kiếm gì vậy, chúng nó hở, bị thương hở?
-Anh nghe có tiếng người rên, tiếng đàn bà con gái, không phải Việt cộng? Giúp anh một tay đi?
-Anh làm đi, em coi chừng, mới vừa xáp lá cà vô đây, lu bu lại bị đớp vô duyên, em canh, anh kiếm.
-Kiên, nè coi kìa, thấy chưa, "Cứu nhất nhân đắc vạn phúc," phụ với anh, ê Bản, Tâm tới giúp tay. Tiếng nói yếu ớt đứt quãng của con gái từ trong đống gạch vọng ra, "l..à. m... phước...," làm các anh vui mừng hơn. Tiếng kêu cứu gần hơn, "..tôi.... đây.
-Nghe rồi, biết rồi, chờ một chút. Thế là cả ba nhào lại gở gỗ, vứt gạch và một lúc nhìn thấy cô gái với những vết maù bê bét khô, dính vùi vào những vết trầy đã lâu trên mặt, trên tay chân.
-Nhờ có bờ giếng, chứ nếu không, cô đã chết rồi.
Cả ba đã cùng nhau lôi cô ra, và trước hết Hiển hỏi, "Cô kiểm soát thử chân tay có cử động được không, có chỗ nào đau không?" Xong rồi, dang ra nghe tụi bay, dồn đống bị một quả, là rồi đời. Nhớ kêu y tá vào đây cho anh.
-Cô rờ đầu, rờ chân thử chỗ nào đau, coi tay chân lại một lần nữa đị Các anh nắm tay dắt cô đi thử, vừa đói khát cả tháng nay, và vừa sợ. Không còn làm chủ được chân tay, Bình mệt lả, tai điếc, đầu ù, nên cô ngã quỵ không đi nổi, khi cả ba vừa thả tay. Hiển chúi tới nắm áo giữ cô lại.
-Thôi, ngồi xuống đây kiểm soát lại tay chân, có nước lạnh đây, cô hãy uống một chút cho khỏe. Đã ốm yếu, đói khát cả tháng, nên thân hình Bình ốm teo như chú mèo mướp. Nước da xanh mướt, vì sợ vì đói. "Bình khát.. nước," nàng nói thật nhỏ. Cô không còn đủ sức dơ đôi tay. Bình gật đầu, hoặc lắc đầu chứ không thể nói nhiều được. Đôi mắt thất thần nhìn Hiển như ngầm nói lời cảm ơn.
Một người lính bị thương cánh tay trái vì mãnh đạn được dẫn tới, và anh y tá lẽo đẽo theo sau, cùng vào chỗ của Bình. Một phần vách nhà còn lại, làm chỗ dựa lưng cho Bình và người thương binh được băng bó xong. Không thể ở lại đó nữa, vì các anh đang bận rộn tiến quân, phải đánh phá vào, để bắt tay với anh em của trung đoàn ở tiểu khu Bình Long. Các anh phải đi tiếp. Bỏ Bình ở lại là không đành lòng, nên Hiển đề nghị bồng Bình sang bệnh viện. Anh đi sau cùng với người thương binh, trong khi anh em trong trung đội mở đường. Anh thương binh vẫn lăm lăm cầm chặt tay súng, tỉnh queo đi bên cạnh.
Ngôi nhà thương đã tiêu điều, không biết bệnh nhân đi đâu mất hết, chỉ còn một số xác chết mà thôi, họ di tản đi đâu rồi. Hiển đưa Bình một bao gạo sấy và bảo, "Giờ các anh không thể giúp em được nữa, các anh phải làm bổn phận của các anh. Hãy ngồi yên trong hầm bỏ trống này ở bệnh viện, an toàn hơn là ở nhà em. Phòng tuyến phía ngoài bệnh viện được thực hiện.
Thế rồi cả tuần, khi có thể được là Hiển trở lại thăm Bình, mang cơm sấy, nước lạnh cho Bình và một vài người bị thương nằm đó. Bệnh viện không còn ai cả, nghe nói họ di tản ra ngoài chùa để băng bó cho dân. Quân y của lính Dù băng bó xong, họ lại ra đi.
Từ khi được Hiển bồng nàng trên tay từ nhà đến bệnh viện, Bình đã cảm thấy một sức hút trầm ấm đầy tình người, đầy nghị lực trong Hiển. Lần đầu tiên tỉnh trí, nhìn sâu vào mắt Hiển, Bình ước ao, và thèm được vòng tay anh. Anh là định mệnh của đời nàng.
Anh đi rồi, Bình trằn trọc không yên, lắng nghe tiếng súng xa gần. Nàng rộn ràng lo lắng cho anh, và mộng mị vu vợ Bình chỉ mong đêm qua nhanh, sáng đến mau để biết chuyện gì đã xảy ra, và anh có còn trở lại thăm Bình? Bình hồi phục rất nhanh, nhờ sự săn sóc, hỏi han, và cơm nước của các anh em Dù. Nằm một mình trong hầm, Bình cầu Trời khẩn Phật cho nàng đừng gặp ma, và cầu xin cho Hiển bình an.
*
Ngày đó mãi mãi đi vào ký ức, với giọng nói vui vẻ, nhỏ nhẹ của anh. Bình ngồi nghe anh hỏi tên, nói chuyện đời lính, chuyện quê hương, và chuyện trời mây. Trong anh toát ra một sức sống mãnh liệt, một niềm tự tin và lòng thương người bao la. Bình không nhớ và hiểu anh nói gì, vì tim nàng đang bồng bềnh giữa khoảng trời mây, như cơn sóng nhấp nhô giữa biển khơi. Nhưng cần gì hiểu, nàng chỉ muốn nghe giọng nói của anh, nhìn anh thật gần mà thôi. Bình chỉ muốn được nói với anh rằng, Bình yêu anh, và anh cũng sẽ yêu Bình. Hiển, anh là tất cả, hào hùng, can đảm và đầy lòng nhân ái. Người lính Dù ấy có đủ các đức tính cao quý để Bình yêu.
Bên anh, Bình thấy mình nhỏ bé, được che chở, và an toàn. Bên anh là cả một trời bình yên! Cả hai tuần anh đóng quân giữ chốt này, cho đại đội tiến vào giải vây đồng đội, nên cả hai thường được chuyện trò. Chưa ai mở lời yêu ai, nhưng giữa Bình và anh, ai cũng hiểu rằng sự liên hệ của nhau đã ngày càng thắm thiết hơn. Cả hai không ai nói lời nào, vậy mà nó thiết tha làm sao! Vắng anh, Bình lo lắng khôn cùng. Một lần, anh cầm bàn tay đau của Bình để hỏi han, rồi anh quên không buông, và Bình cũng ... quên không giật về, tình cảm đã chuyền từ bàn tay sang bàn tay, ấm áp làm sao. Thì ra, cả hai đều hiểu rằng họ là một, và hai trái tim đang cùng nhịp đập. Trong tay anh, Bình nghe ấm lòng, và hạnh phúc biết bao! Sự im lặng bao trùm, Bình bị thu hút bởi những điều anh chưa nói.
Đợt hai hay đợt ba, Bình không biết, không nhớ, cộng quân tấn công tiếp, lực lượng Dù đang đụng độ mạnh với giặc. Đơn vị anh bây giờ đang đánh lớn, và lần cầm tay nhau, là lần cuối trong đời Bình có anh. Ước gì lúc đó Bình cả gan, ôm anh, hay hôn anh để nói lời cảm ơn, hay nói hết lòng mình yêu anh. Anh ra đi bên tuyến hào, trong đợt pháo và giao tranh quyết liệt như những lần trước. Tại sao? Bình ngẩn ngơ dại khờ khi nhìn thấy xác anh. Mất anh là mất tất cả bầu trời, thế gian còn lại với Bình bây giờ là vô nghĩa.
"Hiển ơi, em đi tìm anh trong mưa pháo, và tại sao em lại đi tìm anh lúc này, vì Bình sợ." Linh tính báo cho nàng một chuyện không lành đã xảy rạ Một cuộc tình không hẹn, đã chia xa, vĩnh viễn không còn thấy lại nhau. Bạn anh, đồng đội anh chôn anh vội vàng trong sân trường tiểu học. Bình ngồi bên cạnh, nhìn nấm mồ, nàng đã xuất khẩu thành thơ. Nàng hẹn hò với chính mình rằng sau này, Bình sẽ gặp anh hàng ngày trong sân trường tiểu học, chúng ta sẽ có hàng ngàn lời để nói cho nhau. Trên nấm mộ anh, nàng viết hai câu thơ bằng tất cả sự biết ơn, kính phục và lòng thương cảm dạt dào.
Quê hương VN của tôi hiếm có niềm vui, và tràn đầy nước mắt. Từng lớp người bỏ ra đi vĩnh viễn vào lòng đất quê hương. Bình đã khóc hết nước mắt, tiếc thương cho mối tình đầu thật đẹp, với đầy ắp mộng mợ
Cuộc tình chợt đến chợt mất của Bình và Hiển đã đi vào thiên thu, như hai câu thơ đã đi vào dòng lịch sử. Còn ai biết tên anh, chỉ có nàng. Tên anh đã chìm vào quên... nhưng hai câu thơ bất hủ đã mãi mãi là một lời biết ơn với các chiến sĩ Dù. Họ đã vĩnh viễn là niềm yêu thương và kính phục vô bờ của bạn, của tôi, và nhất là của người dân An Lộc và của riêng Bình.
Chúng ta phải ra đi, để chiến trường trống cho anh em lính họ chiến đấu dễ dàng. Đi từng đợt một, để khỏi chết chùm. Đợt đầu, ông và An, đứa con út đi trước. Đợt hai, Dương là con trai dẫn mẹ và Bình ra ngỏ chùa, tránh khỏi các căn cứ quân sự là được. Đài BBC cứ loan những tin xấu, An Lộc chỉ có mất vì lực lượng cộng quân quá đông, gấp mấy lần bên VNCH, chỉ mang lại chán chường thất vọng, và lo lắng cho lính cho dân thêm mà thôi. Nhưng người lính một lòng không nao núng, họ quyết tâm tử thủ An Lộc, giữ vững vòng đai cho đô thành Sài gòn.
Hơn một tháng qua cộng quân cắt đứt quốc lộ 13. Niềm hy vọng sau cùng là chỉ có binh chủng Dù sẽ giải vây được An Lộc. Hy vọng mỏng manh ấy đã làm sống lại niềm tin trong lòng người An Lộc. Họ chờ đợi đoàn quân Dù đến cứu viện. Binh chủng Nhảy Dù là lực lượng cứu tinh của đồng bào khắp bốn vùng chiến thuật, và bây giờ cứu nguy riêng cho An Lộc. Ba và An đã rời thị xã được một ngày. Mẹ, Dương và Bình định ngày sau chạy, nhưng từng đợt mưa pháo bay đến, cầm chân họ.
Hôm đó có hơn 7000 trái, từng thước đất, từng trái pháo. Trái vô nhà thương, trái vào trường học, còn xóm chợ đã tan tành. Rồi căn nhà trúng pháo bị sụp, hầm sụp Bình nằm trong đống gạch ngói vụn đổ nát tan hoang. Bình không còn biết gì nữa. Dương kéo mẹ ra khỏi căn nhà đổ nát trong tiếng kêu gào thảm thiết não lòng của mẹ.
Dương dẫn mẹ chạy sau đợt pháo kích phủ đầu nặng nề đó. Bà bị thương nhẹ. Nhà sập, bà Mai nghĩ rằng Bình chết trong đống gạch đổ kia rồi.
*
Bình vừa đậu tú tài một, là thi vào sư phạm. Học xong cái bằng sư phạm hai năm để về làm cô giáo làng tại thị xã An Lộc được một năm. Người con gái mang tên Bình, nên cái gì cũng bình thường, như ước mơ của cha mẹ nàng. Học hành trung bình, nhan sắc trung bình, thơ văn trung bình, ăn nói, cử chỉ bặt thiệp trung bình, và thi cử cũng đỗ bình, nhưng tình yêu lại đến không bình thường.
Cả gia đình là giáo chức, ông Châu giáo sư trung học đệ nhất cấp. Trước kia ông là giáo viên tiểu học, sau đậu bằng tú tài hai, được đồng hóa vào ngạch trung học. Ông dạy thêm giờ, và có thể dạy thêm ở các trường tư. Mẹ nàng, bà Mai là giáo viên công nhật. Nghề giáo là nghề thanh bạch không giàu có, nhưng không nghèo, đủ sống là được rồi. Ông Châu thường nói vậy.
Những năm sau 70, đồng lương công chức nhỏ dần theo vật giá leo thang, nhưng đời sống đạm bạc của nhà giáo ở tỉnh lẻ giúp gia đình ông Châu sống đủ. Bà Mai mở thêm gian hàng bán tạp hóa lẻ trong hiên, vì lúc nào cũng có người ở nhà. Sáng thì Bình đi dạy cùng ba, chỉ cách nhà một đoạn ngắn, chiều mẹ đi dạy cũng gần nhà nên cuộc sống tạm đủ đầy, chỉ có một điều lạ là Bình chưa có bạn trai.
Hồn nàng cứ lãng đãng trời mây, có lẽ nàng mơ ước một cuộc tình ở cõi trăng sao, mà người trong mộng là ai nàng chưa hề biết đến. Ở đây có hiếm chi người theo đuổi, sẵn sàng dang rộng vòng tay để chào đón tình yêu của Bình, mà nàng được quyền chọn lựa. Xứ núi rừng có một bóng hồng vừa có học, vừa có nghề, Bình đắt giá lắm kia mà. Vài anh chàng giáo làng dạy cùng trường, vài ông giáo trẻ trung học trong thị trấn, thêm vài anh chàng sĩ quan của trung đoàn V thường tới lui thăm viếng.
Mẹ khuyên Bình chọn một chàng nào đó cho có bạn trai với người ta, đã hai mươi rồi còn chờ gì nữa, nhưng Bình cứ ấm ứ hoài. Bình dạy lớp Ba rất dễ, nên nàng đề nghị ba mẹ mở thêm quán cà phê bán buổi sáng, và buổi chiều từ 6 giờ đến 9 giờ tối. Ba nàng phản đối, nhưng mẹ nàng khuyến khích, cuối cùng ông giáo Châu cũng đồng ý.
Không phải Bình không ưa giáo làng, nhưng có nhiều anh giáo làng cứ nói rằng, chiến tranh đã đến lúc kết thúc, và những anh chàng lính trận sẽ thất nghiệp dài dài thời hậu chiến, cùng lắm các anh sĩ quan thì chỉ xin vào ngạch giáo viên công nhật là cùng. Chỉ có giáo viên, công chức có ngạch trật đàng hoàng, sau này đủ điều kiện lo cho gia đình, vợ con? Ngay hồi còn sư phạm, một số các anh đã lộ vẽ tự mãn vì ngạch trật của mình thường hay nói muốn "cộng chỉ số," với phe con gái.
Từ đó, trong lòng Bình nảy sinh những ý tưởng không mấy đẹp với những anh chàng coi trọng nghề nghiệp mà không hề nghĩ đến quốc gia, dân tộc. Không có nước thì làm sao có nhà? Không làm nghề giáo thì làm nghề khác vậy, có gì phải lọ Bổn phận làm người, làm con dân một nước nhiễu nhương chinh chiến mà không ra sức giữ thì chỉ là loại người ăn hại, phường giá áo túi cơm mà thôi. Nàng đâm ra thích cái khí phách hiên ngang, kiêu hùng của những người lính trận. "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?" Nàng vẫn chưa tìm thấy được anh chàng lính trận trong mộng hiện rả Cô bé cứ ngông nghênh như đang chờ đợi một bóng hình?
*
Quán nước của cô giáo Bình rất đông khách, chỉ bán cà phê, nước ngọt, có khi buổi sáng được cả ngàn đồng. Buổi tối cũng vậy, những bản nhạc của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy qua giọng ca Thanh Thúy thì trời ơi, làm đẹp đời đẹp người. Vào đây ngồi nghe nhạc, được cô giáo mời chào, thì ấm lòng người chiến sĩ xa nhà biết bao. Vả lại cô Bình bình thản quá làm bao chàng hy vọng ngẩn ngợ Biết bao chàng đã đặt tên cho quán nước là "Quán Chiêu Phu," hay quán Bình An, là tên hai chị em nàng. An cô bé mới 15, xinh và nhí nhảnh hơn chị. Ít ai để ý tới An vì còn bé, chỉ còn có Bình là tới tuổi đi tìm tình yêu. Bình với nụ cười rực rỡ thời con gái, rất nhiều anh chàng mong được lọt mắt xanh của nàng. Thời gian êm đềm trôi qua, gia đình làng xóm ở thị trấn An Lộc đang sống trong những ngày hạnh phúc an lành của vùng đất mới có những kế hoạch đang phát triển của tỉnh mới. Tháng 4 năm 1972, năm Mậu Thân, năm tai ương không những dẫy đầy trên vùng đất An Lộc, mà còn biết bao nơi chốn đau thương khác trên mảnh đất thân yêu, làm ai ở đây cũng lo sợ ưu phiền.
*
-Đại ca, anh kiếm gì vậy, chúng nó hở, bị thương hở?
-Anh nghe có tiếng người rên, tiếng đàn bà con gái, không phải Việt cộng? Giúp anh một tay đi?
-Anh làm đi, em coi chừng, mới vừa xáp lá cà vô đây, lu bu lại bị đớp vô duyên, em canh, anh kiếm.
-Kiên, nè coi kìa, thấy chưa, "Cứu nhất nhân đắc vạn phúc," phụ với anh, ê Bản, Tâm tới giúp tay. Tiếng nói yếu ớt đứt quãng của con gái từ trong đống gạch vọng ra, "l..à. m... phước...," làm các anh vui mừng hơn. Tiếng kêu cứu gần hơn, "..tôi.... đây.
-Nghe rồi, biết rồi, chờ một chút. Thế là cả ba nhào lại gở gỗ, vứt gạch và một lúc nhìn thấy cô gái với những vết maù bê bét khô, dính vùi vào những vết trầy đã lâu trên mặt, trên tay chân.
-Nhờ có bờ giếng, chứ nếu không, cô đã chết rồi.
Cả ba đã cùng nhau lôi cô ra, và trước hết Hiển hỏi, "Cô kiểm soát thử chân tay có cử động được không, có chỗ nào đau không?" Xong rồi, dang ra nghe tụi bay, dồn đống bị một quả, là rồi đời. Nhớ kêu y tá vào đây cho anh.
-Cô rờ đầu, rờ chân thử chỗ nào đau, coi tay chân lại một lần nữa đị Các anh nắm tay dắt cô đi thử, vừa đói khát cả tháng nay, và vừa sợ. Không còn làm chủ được chân tay, Bình mệt lả, tai điếc, đầu ù, nên cô ngã quỵ không đi nổi, khi cả ba vừa thả tay. Hiển chúi tới nắm áo giữ cô lại.
-Thôi, ngồi xuống đây kiểm soát lại tay chân, có nước lạnh đây, cô hãy uống một chút cho khỏe. Đã ốm yếu, đói khát cả tháng, nên thân hình Bình ốm teo như chú mèo mướp. Nước da xanh mướt, vì sợ vì đói. "Bình khát.. nước," nàng nói thật nhỏ. Cô không còn đủ sức dơ đôi tay. Bình gật đầu, hoặc lắc đầu chứ không thể nói nhiều được. Đôi mắt thất thần nhìn Hiển như ngầm nói lời cảm ơn.
Một người lính bị thương cánh tay trái vì mãnh đạn được dẫn tới, và anh y tá lẽo đẽo theo sau, cùng vào chỗ của Bình. Một phần vách nhà còn lại, làm chỗ dựa lưng cho Bình và người thương binh được băng bó xong. Không thể ở lại đó nữa, vì các anh đang bận rộn tiến quân, phải đánh phá vào, để bắt tay với anh em của trung đoàn ở tiểu khu Bình Long. Các anh phải đi tiếp. Bỏ Bình ở lại là không đành lòng, nên Hiển đề nghị bồng Bình sang bệnh viện. Anh đi sau cùng với người thương binh, trong khi anh em trong trung đội mở đường. Anh thương binh vẫn lăm lăm cầm chặt tay súng, tỉnh queo đi bên cạnh.
Ngôi nhà thương đã tiêu điều, không biết bệnh nhân đi đâu mất hết, chỉ còn một số xác chết mà thôi, họ di tản đi đâu rồi. Hiển đưa Bình một bao gạo sấy và bảo, "Giờ các anh không thể giúp em được nữa, các anh phải làm bổn phận của các anh. Hãy ngồi yên trong hầm bỏ trống này ở bệnh viện, an toàn hơn là ở nhà em. Phòng tuyến phía ngoài bệnh viện được thực hiện.
Thế rồi cả tuần, khi có thể được là Hiển trở lại thăm Bình, mang cơm sấy, nước lạnh cho Bình và một vài người bị thương nằm đó. Bệnh viện không còn ai cả, nghe nói họ di tản ra ngoài chùa để băng bó cho dân. Quân y của lính Dù băng bó xong, họ lại ra đi.
Từ khi được Hiển bồng nàng trên tay từ nhà đến bệnh viện, Bình đã cảm thấy một sức hút trầm ấm đầy tình người, đầy nghị lực trong Hiển. Lần đầu tiên tỉnh trí, nhìn sâu vào mắt Hiển, Bình ước ao, và thèm được vòng tay anh. Anh là định mệnh của đời nàng.
Anh đi rồi, Bình trằn trọc không yên, lắng nghe tiếng súng xa gần. Nàng rộn ràng lo lắng cho anh, và mộng mị vu vợ Bình chỉ mong đêm qua nhanh, sáng đến mau để biết chuyện gì đã xảy ra, và anh có còn trở lại thăm Bình? Bình hồi phục rất nhanh, nhờ sự săn sóc, hỏi han, và cơm nước của các anh em Dù. Nằm một mình trong hầm, Bình cầu Trời khẩn Phật cho nàng đừng gặp ma, và cầu xin cho Hiển bình an.
*
Ngày đó mãi mãi đi vào ký ức, với giọng nói vui vẻ, nhỏ nhẹ của anh. Bình ngồi nghe anh hỏi tên, nói chuyện đời lính, chuyện quê hương, và chuyện trời mây. Trong anh toát ra một sức sống mãnh liệt, một niềm tự tin và lòng thương người bao la. Bình không nhớ và hiểu anh nói gì, vì tim nàng đang bồng bềnh giữa khoảng trời mây, như cơn sóng nhấp nhô giữa biển khơi. Nhưng cần gì hiểu, nàng chỉ muốn nghe giọng nói của anh, nhìn anh thật gần mà thôi. Bình chỉ muốn được nói với anh rằng, Bình yêu anh, và anh cũng sẽ yêu Bình. Hiển, anh là tất cả, hào hùng, can đảm và đầy lòng nhân ái. Người lính Dù ấy có đủ các đức tính cao quý để Bình yêu.
Bên anh, Bình thấy mình nhỏ bé, được che chở, và an toàn. Bên anh là cả một trời bình yên! Cả hai tuần anh đóng quân giữ chốt này, cho đại đội tiến vào giải vây đồng đội, nên cả hai thường được chuyện trò. Chưa ai mở lời yêu ai, nhưng giữa Bình và anh, ai cũng hiểu rằng sự liên hệ của nhau đã ngày càng thắm thiết hơn. Cả hai không ai nói lời nào, vậy mà nó thiết tha làm sao! Vắng anh, Bình lo lắng khôn cùng. Một lần, anh cầm bàn tay đau của Bình để hỏi han, rồi anh quên không buông, và Bình cũng ... quên không giật về, tình cảm đã chuyền từ bàn tay sang bàn tay, ấm áp làm sao. Thì ra, cả hai đều hiểu rằng họ là một, và hai trái tim đang cùng nhịp đập. Trong tay anh, Bình nghe ấm lòng, và hạnh phúc biết bao! Sự im lặng bao trùm, Bình bị thu hút bởi những điều anh chưa nói.
Đợt hai hay đợt ba, Bình không biết, không nhớ, cộng quân tấn công tiếp, lực lượng Dù đang đụng độ mạnh với giặc. Đơn vị anh bây giờ đang đánh lớn, và lần cầm tay nhau, là lần cuối trong đời Bình có anh. Ước gì lúc đó Bình cả gan, ôm anh, hay hôn anh để nói lời cảm ơn, hay nói hết lòng mình yêu anh. Anh ra đi bên tuyến hào, trong đợt pháo và giao tranh quyết liệt như những lần trước. Tại sao? Bình ngẩn ngơ dại khờ khi nhìn thấy xác anh. Mất anh là mất tất cả bầu trời, thế gian còn lại với Bình bây giờ là vô nghĩa.
"Hiển ơi, em đi tìm anh trong mưa pháo, và tại sao em lại đi tìm anh lúc này, vì Bình sợ." Linh tính báo cho nàng một chuyện không lành đã xảy rạ Một cuộc tình không hẹn, đã chia xa, vĩnh viễn không còn thấy lại nhau. Bạn anh, đồng đội anh chôn anh vội vàng trong sân trường tiểu học. Bình ngồi bên cạnh, nhìn nấm mồ, nàng đã xuất khẩu thành thơ. Nàng hẹn hò với chính mình rằng sau này, Bình sẽ gặp anh hàng ngày trong sân trường tiểu học, chúng ta sẽ có hàng ngàn lời để nói cho nhau. Trên nấm mộ anh, nàng viết hai câu thơ bằng tất cả sự biết ơn, kính phục và lòng thương cảm dạt dào.
An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!
Quê hương VN của tôi hiếm có niềm vui, và tràn đầy nước mắt. Từng lớp người bỏ ra đi vĩnh viễn vào lòng đất quê hương. Bình đã khóc hết nước mắt, tiếc thương cho mối tình đầu thật đẹp, với đầy ắp mộng mợ
Cuộc tình chợt đến chợt mất của Bình và Hiển đã đi vào thiên thu, như hai câu thơ đã đi vào dòng lịch sử. Còn ai biết tên anh, chỉ có nàng. Tên anh đã chìm vào quên... nhưng hai câu thơ bất hủ đã mãi mãi là một lời biết ơn với các chiến sĩ Dù. Họ đã vĩnh viễn là niềm yêu thương và kính phục vô bờ của bạn, của tôi, và nhất là của người dân An Lộc và của riêng Bình.
http://hoainiemmotthoi-khanhkhanh.com/showthread.php?12140-C%C3%94-G%C3%81I-AN-L%E1%BB%98C
Cám ơn, Cọp Biển rất nhiều. Bạn gãi đúng chổ mình ngứa.
ReplyDeleteMột lần nữa, xin cám ơn Cọp Biển.
Còn bài thơ em 16?