WESTMINSTER (NV) -
Được sự đồng ý của cha xứ, 103 ngôi mộ tiếp tục được các soeur cải an về giáo xứ Đồng Tiến. "Đây là mộ những người dân chết trong lúc chạy di tản.” Người phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến giải thích.
Sau nghĩa trang Bảo An, Soeur Thanh Mai “lại được người dân đưa tới nghĩa trang Đồi Hoa Sim là nghĩa trang tiểu khu Bình Tuy. Ở đây có rất nhiều ngôi mộ. Khi đào lên thì nhiều ngôi mộ còn nguyên hài cốt, còn thẻ bài. Người ta nói đây là lính của Sư Đoàn 22.”
Danh sách cải táng mộ lính VNCH tại Đồi Hoa Sim, do Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai cung cấp
“Rất
xúc động trước hình ảnh những nấm mồ không còn bia, không còn mộ, trâu
bò giẫm nát, thậm chí những người xúc cát làm nhà xới cát làm lòi các áo
quan, các sọ người” tại nghĩa trang Đồi Hoa Sim, Hiệp Hòa, Bảo An ở
Lagi, Bình Thuận, mà Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ
trách cộng đoàn Đồng Tiến, xin phép cải táng các hài cốt bị lãng quên
đưa về chôn tại đất thánh thuộc giáo xứ Đồng Tiến từ 10 năm qua.
Trong số những nấm mồ này, theo Soeur Thanh Mai, có “rất nhiều người là lính VNCH.”
Những ngôi mộ dân và
lính VNCH bị lãng quên được cải an về giáo xứ Đồng Tiến ở Lagi, Bình
Thuận. (Hình: Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai cung cấp)
|
***
Vừa chuyển giao cho
phóng viên nhật báo Người Việt danh sách một số người lính VNCH cũng như
những người dân từng được chôn cất tại nghĩa trang Đồi Hoa Sim và Bảo
An-Tân Thiện đã được cải an về giáo xứ Đồng Tiến, Soeur Thanh Mai vừa
kể: “Vào tháng Báo Hiếu năm 2003, mỗi ngày các soeur đi viếng nghĩa
trang. Lên đến nghĩa trang Đồng Tiến thấy có những ngôi mộ bị lãng quên,
từ đó mình phát tâm để chăm sóc các phần mộ đó. Bước đầu xin tiền xây
được 38 mộ cho những người bị quên lãng.”
“Sau đó nhờ người dân
mách bảo, tôi đến nghĩa trang Hiệp Hòa ngày 5 Tháng Mười Một, 2003, tôi
rất đau lòng khi thấy đồi cát lòi lên những bộ xương khi người xúc cát
đến lấy cát xây nhà, lòi lên những áo quan.” Soeur Thanh Mai kể tiếp.
|
Nghĩa trang Bảo An của lính VNCH với những nấm mồ bị lãng quên. (Hình: Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai cung cấp)
|
Được sự đồng ý của cha xứ, 103 ngôi mộ tiếp tục được các soeur cải an về giáo xứ Đồng Tiến. "Đây là mộ những người dân chết trong lúc chạy di tản.” Người phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến giải thích.
Tiếp theo đó, cũng
theo lời Soeur Thanh Mai, “được người dân mách bảo,” các soeur lại đến
nghĩa trang Bảo An và chứng kiến cảnh “những ngôi mộ đã 30, 40 năm không
người ghé thăm, bị nước xói mòn, trâu bò giẫm lên, người qua kẻ lại
giẫm lên, nhìn thấy rất đau lòng.”
Trong quá trình cải
táng những ngôi mộ ở nghĩa trang Bảo An, Soeur Thanh Mai lại được người
dân địa phương cho biết thêm “đây là nơi chôn cất một số người thuộc
lính sư đoàn 18 VNCH, bị Việt Cộng pháo kích ở Cù Mi năm 1972.”
“Khi cải lên thấy có
những cái áo bị cháy đen, có những bộ xương, có những thẻ bài, có những
nắm tro, có mũ, có giày, có nịt.” Vị nữ tu cho biết.
Một trong những ngôi mộ lính VNCH bị lãng quên nay được cải an về giáo xứ Đồng Tiến. (Hình: Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai cung cấp)
|
Sau nghĩa trang Bảo An, Soeur Thanh Mai “lại được người dân đưa tới nghĩa trang Đồi Hoa Sim là nghĩa trang tiểu khu Bình Tuy. Ở đây có rất nhiều ngôi mộ. Khi đào lên thì nhiều ngôi mộ còn nguyên hài cốt, còn thẻ bài. Người ta nói đây là lính của Sư Đoàn 22.”
“Cả nghĩa trang Bảo An
và Đồi Hoa Sim khi bốc lên thì còn thẻ bài rất nhiều, còn dây chuyền,
còn thánh giá, răng vàng,... Tất cả tôi đều để lại trong tiểu, và chôn
tại nghĩa trang Đồng Tiến.”
Ngoài những ngôi mộ đã
được bốc về cải táng tại đất thánh Đồng Tiến ở Lagi, Bình Thuận, theo
Soeur Thanh Mai, “còn có nhiều ngôi mộ của người chết vào Tháng Tư, 1975
chưa được bốc.”
Soeur Thanh Mai cho
hay, “Người dân huyện Hàm Tân kể lại vào Tháng Tư, 1975, lính VNCH chạy
qua cầu Láng Gòn thì bị Việt Cộng giật cầu, người lính dồn lại phía sau
rồi bị pháo kích chết rất nhiều. Hiện giờ có nhiều ngôi mộ chôn tập thể,
lính nằm từng hàng không có mồ mà người ta chỉ lấp đất lên thôi. Các sơ
có đến chụp hình, có một vị là đại tá chết vào Tháng Tư, 1975 tại Ngã
Ba 4-6 được dân đem chôn.”
Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai (phải) và Soeur Hồng Thúy tại nhật báo Người Việt. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Ngoài những ngôi mộ vô danh, dưới đây là danh sách các ngôi mộ có tên đã được đưa về cải an tại giáo xứ Đồng Tiến.
Quý vị nào muốn biết
thêm chi tiết về những ngôi mộ này hay thân nhân của những người đã mất,
có thể liên lạc trực tiếp với Soeur Thanh Mai qua email: srthanhmai@yahoo.com.vn, điện thoại 062-356-0291, hoặc 098-684-3770
Danh sách cải táng mộ lính VNCH tại Đồi Hoa Sim, do Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai cung cấp
-
Lê Thanh, sinh năm: 1937 tại Bình Định, mất ngày: 17/3/1966, số quân: BI, đặc điểm: Đại đội 513 BPQ
-
Trần Đặng, sinh năm: 1944 tại Khánh Hòa, mất ngày: 23/3/1965, số quân: 424636 B2
-
Lê Trần Lâm, sinh năm: 1958 tại Bắc Ninh, mất ngày: 1968, số quân: 102494, đặc điểm: thẻ bài số 58/10249, máu B+
-
Hà Văn Có, sinh năm: 1947, mất ngày: 27/3/1967, đặc điểm: trung đội 1A/182 lập bia.
-
Nguyễn Trần, sinh năm: 1950, mất ngày: 1969, số quân: 384979
-
Đỗ Văn Chọt, Biên Hòa, mất ngày: 5/9/1969, số quân: 509412 BI
-
Bùi Văn Bờ, sinh năm: 1930 tại Định Tường, mất ngày: 1966, số quân: 188065, đặc điểm: trung sĩ, TĐ 4/52
-
Bùi Văn Nhàn, sinh năm: 1950, mất ngày: 14/4/1970, số quân: 70A/502243, đặc điểm: cố trung sĩ I KBC6146
-
Trần Hằng, sinh năm: 1937 tại Phú Yên, mất ngày: 23/2/1965 số quân: 400278
-
Đặng Thiện, sinh năm: 1937 tại Bình Thuận, mất ngày: 23/2/1965, số quân: 404183
-
Đỗ Hương sinh năm: 1941, mất ngày: 1965, số quân: 201496
-
Nguyễn Miễu, sinh năm: 10/7/1933 tại Đà Nẵng, mất ngày: 23/2/65, số quân: 201496
-
Lê Bửu, sinh năm: 1941tại Bình Định, mất ngày: 23/2/1965 , số quân: 408408, đặc điểm: BSDQ
-
Lê Hồng, sinh tại Quán Nghĩa, mất ngày: 26/6/1970
-
Nguyễn Văn Kỷ, sinh 12/3/1935, mất: 23/2/1969, số quân: 201978
-
Phạm Ngọc Cẩm, sinh 1948, tại Quảng Tín, mất: 31/3/1970
-
Trần Dệt, sinh 1937, tại Khánh Hòa, mất 23/2/1969, số quân: 400796
-
Nguyễn Văn Hoi, sinh 1937, tại Hải Dương, mất 23/2/1969, số quân 405948
-
Bùi Văn Đỏi, sinh 1937 tại Bình Định, mất 23/2/1969
-
Nguyễn Hoàng Quan, sinh 10/11/1949, tại Long An, mất 23/2/1969, số quân 134139
-
Nguyễn Văn Cang, 39 tuổi, tại Khánh Hòa, mất 23/2/1969
-
Nguyễn Trung Nghĩa, sinh 17/10/1948, mất 10/01/1969
-
Trần Hữu Nhiều
-
Nguyễn Lê Văn Hoàng
-
Tô Ma Nguyễn Khương, sinh 1937, tại Khánh Hòa, mất 23/2/1965
-
Lê Phương Hòa, sinh 1937, mất 28/2/1965
-
Hồ Văn, sinh tại Quảng Nam, mất 5/8 Kỷ Dậu
Danh sách mộ bị lãng quên tại Bảo An-Tân Thiện
-
Trần Phòng, sinh 12/12/1936, tại Quảng Tín, mất 8/10/1964
-
Trần Thanh, sinh 20/10/1946, tại Quảng Nam, mất 4/10/1964
-
Lý Minh Đức, sinh 18/2/1926 tại Hải Dương, mất 23/7/1965
-
Hàm Lân
-
Nguyễn Văn Lục, sinh 1933, mất 4/8/1963
-
Nguyễn Văn Hiếu, mất 1/11/1963
-
Trương Bia, sinh 1946, tại Phú Yên, mất 22/2/1965
-
Lê Ngao, sinh 1928, tại Quảng Ngãi, mất 19/4/1961
-
Nguyễn Bách, sinh 1930, tại Ninh Hòa, mất 2/5/1963
-
Trần Thân, mất 22/6/1963
-
Nguyễn Nghĩ, sinh 1929, tại Bình Định, mất 21/8/1959
-
Nguyễn Hữu Lý, sinh 1955, tại Bình Định, mất 2/5/1963
-
Lê Trọng Chinh, sinh 1929, mất 8/4/1961
-
Nguyễn Xuân, sinh 1935, tại Quảng Nam, mất 8/10/1963
-
Lê Văn Quanh, sinh 1930, mất 5/1/1962
-
Ngô Xước, sinh 1941, tại Quảng Nam, mất 24/7/1963
-
Bùi Trung-Bùi Tráng, sinh tại Quảng Nam, mất 15/7/1962
-
Nguyễn Luân, sinh 1942, tại Quảng ngãi, mất 8/10/1964
-
Phaolo Nguyễn Tấn Lời
-
Nguyễn Văn Diệp, sinh 5/6/1940 tại Rạch Giá, mất 8/9/1963
-
Lê Chơn, sinh tại Quảng Nam, mất 18/6/1959
-
Nguyễn Văn Sắc, 31 tuổi, sinh tại Lương Hòa, mất 4/6/1963
-
Giuse Minh Đ Xương, sinh 1930, mất 24/7/1963
-
Phero Nguyễn Văn, mất 7/9/1963
-
Phạm Thành Kiến, sinh 1933, tại Sa Đéc, mất 4/6/1963
-
Trần Văn Hô, 28 tuổi, sinh tại An Hòa, mất 16/9/1963
-
Lê Văn Dừa, sinh tại Quảng Nam
-
Trần Được, sinh 16/6/1931, mất 8/10/1962
-
Nguyễn Đ Châu, sinh 1934, tại Bình Định, mất 5/4/1963
-
Đominico Bùi Đông, sinh 1942, mất 26/4/1964
-
Võ Được, 1940, Quảng Nam, mất 5/8/1962
-
Trần Văn Bé, sinh 1937 tại Rạch Giá, mất 15/8/1963
-
Mạn Nhân, mất 13/4/1963
-
Mạn Dênh, sinh 1938, mất 8/10/1964
--
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
Ngọc Lan/Người Việt
No comments:
Post a Comment