Monday, March 20, 2017

‘Tấm lòng của Một Phóng viên dành cho Một Dân tộc Đau thương’".

nhanvat Uwe Siemon-Netto  
A Reporter’s Love for A Wounded People’

Mời các  Bạn đọc đoạn kết cuốn sách của  tác giả người Đức này, quá hay, khi nào sách in ra, mỗi người chúng ta phải mua  một vài cuốn để dành cho con cháu, chắt chung ta đọc để chúng hiểu sự thật lịch sử.
MC

Người Đức ... nhưng anh nầy có vẻ hiểu chuyện VN hơn rất nhiều người ...

MỘT PHÓNG VIÊN NGƯỜI ĐỨC VIẾT VỀ VIỆT NAM..

Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết
"foreword" và endorsements.

Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:

Đoạn kết

Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng." 

Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài.

 Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất.

Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?

Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt.

Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.

Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng." Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai?

Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí?

Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?

Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?

Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân." Cũng đúng thôi, nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về danh từ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh của nhân dân."

Thực tế không phải như vậy! Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.

Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là:
 Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không?
 Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?

Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh?  
  Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không.  

  Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không.
     Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không?  Không. 
Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.

Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách "Lời nguyện của nhà báo", tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.

Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).

Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.

Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?

Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu?

Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội?

Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?

Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. 

Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012).

Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.

Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:
Giáp: "Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"
Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."

Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.

Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là:   khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận.

Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.

Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử.

Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.

Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?

***

 Câu Chuyện Việt Nam 50 năm sau và phóng viên người Đức Uwe Siemon-Netto

nhanvat Uwe Siemon-Netto
   Thú thật 38 năm sau ngày 30 tháng 4, khi đọc những nhận định về cuộc chiến Việt Nam, gần đây nhất, từ quyển ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Đức cho đến ‘Tấm lòng của Một Phóng viên dành cho Một Dân tộc Đau thương’ của Uwe Siemon-Netto (‘Đức: A Reporter’s Love for A Wounded People’), người viết không khỏi cảm thấy đau buồn và uất nghẹn cho thân phận Việt Nam. 

Trong quyển Từ Thù đến Bạn, ông Bùi Tín ví rằng lịch sử cũng như cuộc chiến Việt Nam không thể như một ván bài khi thua thì ta xóa đi và đánh lại. Thông thường, tôi không thích khơi lại quá khứ tang thương VN để bêu rêu, than khóc hay chửi rủa (phạm nhân) vì ít khi nó mang lại lợi ích gì cho tình thế hiện tại, nhưng trên phương diện lịch sử, người ta có thể ôn lại chuyện đã qua để ghi nhớ một bài học để đời rằng dân tộc Việt Nam đã trả một giá quá đắt trong cuộc thất bại vừa qua. Nhất là đối với những người có trọng trách lèo lái vận mạng quốc gia cần phải nhận thực được cái sai, để chỉnh sửa, bổ túc cho cái đúng nếu có, nhất định không để cho đất nước đi mãi vào con đường mất chủ quyền và lụn bại.
Xét trên bình diện chính trị địa dư và hệ quả của cuộc chiến tranh lạnh, nhiều phân tích gia cho rằng Việt Nam (miền Nam nhiều hơn miền Bắc) khó có lòng chọn con đường khác hơn trong tình thế của thời cuộc lúc bấy giờ, khi Việt Nam, qua sự sắp xếp của các thế lực cường quốc, chí ít từ Nga sô, Trung hoa, Pháp, Anh và Hoa Kỳ, đã phải đi theo con đường bi đát, hay nói theo tâm lý của Á châu chúng ta không thể cưỡng lại được thiên mệnh. Tuy nhiên khi nhìn đến Nam Hàn, Đài Loan hay Đức quốc, họ đã có điều kiện khác với Việt nam ở điểm nào mà nay đã có một hướng đi khả quan và sáng sủa hơn? Ngay cả Campuchia và Miến Điện, nhiều người cho rằng hai nước này có triển vọng dân chủ, tư do hơn Việt Nam.
     Riêng cá nhân tôi tin rằng sau khi Hoa Kỳ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh miền Nam đảo chánh và lật đổ nền Cộng hoà thứ nhất của miền Nam, lãnh đạo do tướng lĩnh sau này đã không đủ bản lĩnh cũng như ý thức được sức mạnh của dân tộc nên đã ỷ lại vào Mỹ quá nhiều để mất đi chính nghĩa của miền Nam. 

Chính quyền miền Nam không hiểu rằng một nền dân chủ như Hoa Kỳ sẽ không thể chiến đấu lâu dài ở Việt Nam. Sách trời đã định trước rành rành rõ, kể cả sách của tướng Giáp: Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972 cũng đã cho thấy như vậy. Sau Tết Mậu Thân, truyền thông Mỹ đã chuyển thắng thành bại ở miền Nam, ông Thiệu đã không biết củng cố và khai thác sư thất bại của Mặt trận giải phóng và Bắc Việt năm ’68, để đến năm 1972, tình hình yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu tìm cách rút lui, chuẩn bị cho một cuộc triệt thoái toàn diện với phương án Việt Nam-hóa của Nixon (Vietnamization), đến khi bị Mỹ ép buộc ký Hòa Ước Paris 1973, thì miền Nam kể như vô vọng. Sau hai ông Diệm-Nhu miền Nam đã không khi nào vận động hay xây dựng triệt để được năng lực của mình.
Nhưng chủ đích của tôi không nhằm khơi lại vết thương lòng của miền Nam, tuy rằng khi có ý định giới thiệu quyển sách của nhà báo Uwe Siemon-Netto – trong đó ông có nhắc đến sai lầm của báo chí và chính quyền Mỹ (nhưng không nói đến sai lầm của miền Nam) trong cuộc chiến Việt Nam – âu đó cũng là một phần tâm tư của tác giả vậy. 
     Đây là một tác phẩm rất trữ tình, mang nhiều tình tiết éo le và đa dạng mà nhiều nhà phê bình so sánh nó với quyển The Quiet American của Graham Greene, một quyển sách gối đầu của các phóng viên chiến trường. Tuy rằng ý tưởng của Graham Greene trong Người Mỹ thầm lặng so với tác phẩm của ông Siemon-Netto thì tác giả Ăng-lê Greene là một người thiên tả châm biếm Mỹ một cách thâm thúy nhưng rõ rệt.
Trong quyển ‘Tấm lòng của Một Phóng viên dành cho Một Dân tộc Đau thương’ ông Uwe Siemon-Netto cũng đã nhiều lần cho thấy sự quái dị của truyền thông Mỹ đi đôi với sai lầm trong chính sách quân sự Mỹ trong chuyện bình định nông thôn, nhất là chuyện bãi bỏ kế sách Ấp Chiến Lược của ông Robert Thompson đã đem lại chiến bại cho miền Nam. Đây là một tác phẩm tuy muộn màng, so với năm 1965 khi ông Siemon-Netto đầu tiên đến Việt Nam (đến giờ đã hơn 48 năm). Tuy nhiên những ý tưởng và lập luận của ông cần được làm điều tâm niệm soi rọi nhiều hơn trong làng báo Hoa Kỳ và Tây phương. Sách đã được dịch ra tiếng Việt, quý độc giả có thể tìm mua qua trang web của ông:
http://www.siemon-netto.org/
Dưới đây là 2 đoạn tôi dịch từ cuốn sách “Đức: Tấm lòng của một phóng viên dành cho một dân tộc đau thương” Đoạn thứ nhất kể lại chuyện phi lý của báo chí Mỹ trong vụ thảm sát ’68 Mậu Thân ở Huế:
“Làm thế nào để chúng ta biết họ đã bị chôn sống?” 
 Tôi hỏi một chiến sĩ VNCH.
    “Khi tìm ra những hố chôn tập thể này, chúng tôi nhận thấy những bàn tay phụ nữ với những ngón được đánh móng tay và cắt tỉa cẩn thận, nhô ra khỏi mặt đất,” anh trả lời, “Những phụ nữ này đã cố cào bới lối ra khỏi mộ huyệt chôn sống họ.”
     Peter Braestrup (phóng viên của NYTimes ) lấy khuỷu tay húc vào sườn tôi và ra dấu cho thấy một nhóm truyền hình Mỹ, một phóng viên, một người quay phim và một chuyên viên âm thanh, đang đứng lạc lõng tại khu mộ, không làm gì cả.
“Tại sao các anh không quay cảnh này?” Peter hỏi họ.
“Chúng tôi không đến đây để quay phim tuyên truyền chống Cộng,” người quay phim trả lời.
“Thật là chuyện quá đáng, không thể hiểu nổi, Peter à,” tôi nói, “Lâu nay tớ đã ứa tận cổ với mấy chuyện trái tai gai mắt này.”
“Mình cũng chẳng trách cậu đâu. Có phải chúng ta đã thất bại trong cuộc chiến này sau khi quân đội đã chiến thắng? Tất cả chỉ là thành kiến trong óc người thôi.”
Đoạn 2:
Ngày 27 tháng Hai, năm 1968, một tin động trời: bố già Walter Cronkite, cột trụ của hãng truyền hình CBS Evening News sau một chuyến bay từ Việt Nam về Mỹ sau Tết Mậu Thân, với một giọng ồn tồn, ấm như tiếng chuông đồng, đã tuyên bố trước khoảng 20 triệu người xem: Hoa Kỳ (và miền Nam) không-thể-thắng được trong cuộc chiến Việt Nam. Tin này như một gáo nước lạnh tạt vào mặt nhiều phóng viên chiến trường, kể cả Peter Braestrup và tôi, những người đã sống qua cuộc phản công kích của (VNCH và Hoa Kỳ) trong 3 tuần lễ Tết. Lúc đó chúng tôi đã biết rõ những gì các sử gia đời nay sẽ tuyên bố: người Mỹ, miền Nam Việt Nam, và các đồng minh của họ đã đánh bại Cộng quân trên mặt quân sự.
Nhưng quan điểm của Walter Cronkite đã đi ngược với thực tế, hoán chuyển một chiến bại của quân sự thành một thắng lợi chính trị cho Cộng sản.
“Tôi đã đánh mất Cronkite, tôi đã mất đi những người Mỹ trung dung,”Tổng thống Lyndon B. Johnson công bố một tháng sau đó và cho giảm bớt vụ đánh bom Bắc Việt cùng với quyết định không tái cử của mình, mở màn cho một vỡ bi hài kịch VN đưa nó lên đến tận cùng của sự phi lý. (‘Tm Lòng của 1 Phóng viên dành cho một Dân tộc Đau khổ’, Uwe Siemon Netto, trang 261-262)
Ông Siemon-Netto chia thời giờ của mình giữa Capistrano Beach, Nam Cali và miền Nam nước Pháp. Hiện giờ ông ở Pháp cho đến tháng 10, 2013. Ông dạy về thần học ở đại học Strasbourg, Đức. Tôi được hân hạnh liên lạc điện thoại với ông, vì biết ông bận với công việc nên chỉ hỏi ông một ít câu ngắn ngủi, xin hẹn với quý đọc giả lần tới.
Phỏng vấn ông Siemon-Netto
Hỏi (H):
 “Trước tiên cho tôi cảm ơn ông và chúc mừng ông đã xuất bản” Đức: ‘Tấm lòng của Một Phóng viên dành cho Một Dân tộc Đau thương” tôi đoan chắc cũng như tôi, nhiều người Việt Nam sẽ chia sẻ cùng một cảm xúc với ông về cuộc chiến tranh xấu số và ác liệt này.
Cám ơn anh, tôi ấp ủ câu chuyện Việt Nam nhiều thập niên này. Lâu nay do các bạn Việt thúc đẩy tôi viết, tôi cảm thấy nhẹ nhõm được đôi chút sau khi sách ra đời và được đón nhận nồng hậu.
H1: 
 Tuy biết rằng đề tài và vấn đề chiến tranh Việt Nam hơi muộn, ông có thể cho biết vì sao ông chọn tự xuất bản lấy sách này thay vì tìm một nhà xuất bản lớn của Hoa Kỳ, nhất là khi nhiều nhân vật nổi tiếng và nặng ký đã viết lời bình và điểm sách ông?
Như anh nói, sách tôi tuy ra mắt đọc giả gần nửa thế kỷ sau chiến tranh Việt Nam, tuy không ít người khen nó, nhưng anh biết Hoa kỳ vẫn còn tàn dư của phe thiên tả, nên tôi chọn tự xuất bản sách mình. Tôi có nhiều bạn bè giúp tôi phổ biến sácn này trên mạng của họ. Cũng như anh đã giới thiệu nó trên trang Facebook của anh.
Xin không hỏi những câu hỏi mà ông đã bày tỏ cũng như đã tuyên bố hùng hồn trong lời bạt cuối cuốn sách ông, trong cuộc phỏng vấn vội này, tôi có thể hỏi ông những câu hỏi sau đây và dự định sẽ dành những câu hỏi chi tiết hơn cho ông vào một ngày khác, được không ạ?
Được anh cứ hỏi.
H2: 
Cảm ơn ông. Tôi biết lịch sử cần có một thời gian dài để cung ứng cho ta một góc nhìn quán triệt hơn, nhưng điều gì đã thúc đẩy ông viết cuốn sách này gần như năm mươi năm sau khi lần đầu tiên ông từ giả cuộc chiến Việt Nam vào năm 1972, nhất là trước sau như một, ông đã tin tưởng vào lý tưởng và ý chí (của dân tộc) Việt Nam?
Cám ơn anh đã hỏi câu này. Xin trả lời:
Kể từ khi rời Việt Nam lần cuối cùng vào năm 1972, cuộc sống của tôi đã đi vào một khúc quanh hoàn toàn khác biệt và trở nên khá náo động. Đầu tiên tôi phải đảm trách một nhật báo ở Hamburg. Sau đó những tạp chí lớn của Đức, Thụy Sĩ và Pháp đã gửi tôi đi vòng quanh thế giới để làm tường thuật về các đề tài khác nhau, từ cuộc sống Cộng sản ở Đông Đức cho đến văn hóa rượu vang của Pháp, từ nạn hải tặc ở Đông Nam Á và các quần đảo ngục tù gulags ở Bắc Triều Tiên cho đến các câu chuyện chuyên sâu về quân đội Lê dương Pháp ở Guyana. Sau đó, tôi theo đuổi hai bằng thạc sĩ và tiến sĩ trong ngành thần học và tôn giáo xã hội học, trong khi đảm nhiệm vai trò tổng biên tập của một tờ báo lớn của Đức trong giai đoạn thống nhất nước Đức. Trong thời gian đó tôi đã viết hai cuốn sách: Sự tha tội cho Chúa, Bước đi thánh thiện cho Cựu chiến binh Việt Nam, dựa trên luận án Thạc sĩ của tôi, và Một Luther Hư Cấu, bác bỏ lập luận rằng ông Luther liên hệ đến Hitler, Đức Quốc xã và những huyền thoại tân thời khác. Như thế, bạn có thể thấy rằng tôi đã khá bận rộn. 
H3: 
Ông có theo dõi sự phát triển tại Việt Nam kể từ khi ông giã từ vai trò phóng viên chiến trường ở Việt Nam?
Có, tôi có theo dõi, nhưng từ một khoảng xa. Tôi sống ở Paris khi Sài Gòn sụp đổ vào tháng Tư năm 1975, tôi để tang. Tôi quay trở lại Đông Nam Á nhiều lần sau đó, nhưng chưa bao giờ về lại Việt Nam. Lấy công tâm mà nói, tôi không muốn trở về. Tôi đã quá buồn thảm vì số phận của miền Nam. Tôi để ý đến sự kiện Việt Nam từ xa, tuy nhiên, tôi đã tham gia tích cực trong các cuộc tranh luận ở Mỹ về lỗi lầm của báo chí cho những gì đã xảy ra tại Việt Nam. Khi tôi giảng dạy báo chí tại Đức, Thụy Sĩ và Mỹ, tôi đã dẫn chứng cuộc chiến tranh Việt Nam như là những thí dụ về cách truyền không nên có vì đó là phương cách rất sai lạc khi tường thuật chiến tranh cũng như chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ.
H4: 
 Xin ông cho biết ý kiến ​​của ông về Việt Nam ngày nay?
Ý kiến ​​của tôi về Việt Nam đây chính là một quốc gia bị phản bội đang chờ được cứu rỗi. Phe ác thắng là hệ quả tất yếu của sự phản bội miền Nam Việt Nam của đồng minh Mỹ, có nghĩa là do các nguồn báo chí chính thống, các đại học đường, và những đầu óc ngu xuẩn vô trách nhiệm về tư duy chính trị. Việt Nam ngày nay được cai trị bởi một chế độ độc tài, từ chối quyền con người cơ bản nhất đối với con dân mình, đáng kể nhất là quyền tự do ngôn luận, hội họp và thờ phượng. Chế độ này đã biến nền văn hóa Việt Nam nhân hậu thành một trong những lò phá thai tồi tệ nhất thế giới, và đã có những vi phạm dữ dội về tự do tôn giáo.  
H5: 
 Làm thế nào ông đã tìm đến Lý Văn Quý và Nguyễn Hiền, hai dịch giả của cuốn sách này?
Việt Nam là luôn luôn ở lại trong tim óc tôi, nhưng không được phát hiện cho đến khi tôi gặp Lý Văn Quý và Jo, vợ ông ta, thông qua Tôn Thất Di, người anh bên vợ của ông ấy, và được giới thiệu với cộng đồng người Việt ở Westminster và Garden Grove năm 2008. Khi tôi dọn đến Orange County một năm sau đó, mối quan hệ của tôi với Quý, Jo, gia đình và bạn bè của họ đã trở nên rất thân thiết. Họ hỏi về kinh nghiệm phóng viên chiến trường của tôi và kêu gọi tôi, “Hãy viết ra. Viết lại cho con em chúng ta. Chúng cần phải nghe sự thật từ một nguồn độc lập.” Do vậy, tôi đã thực hiện điều này. Và những chuyện bất cập và đàn áp vẫn tiếp diễn.
Tuy vậy, có những dấu hiệu đầy hứa hẹn: Chính phủ đã từ bỏ phong cách Stalin của họ trong nền kinh tế: đầu tư và thương mại nước ngoài, do đó cho phép sự khéo léo, cần cù của nhân dân Việt Nam được phát triển. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra một động lực hàng đầu để đưa đến tự do về chính trị. Như tôi đã nói trong Lời kết của quyển sách trong khi lịch sử luôn luôn đóng cửa với quá khứ nó sẽ rộng mở ra cho tương lai. Chắc chắn tôi không ủng hộ chuyện cải tổ bằng các đề án quân sự. Thay đổi sẽ phải đến từ bên trong, điều đó tôi đoan chắc. Có lẽ ai đó đang làm việc này rồi. Người Việt Nam không phải là những kẻ mộng du, họ là một dân tộc sáng suốt. Chúng ta phải mở mắt nhìn kỹ, tìm một cái gì đó rất tinh tế có lẽ là: những dấu hiệu nhạy bén cho thấy một người châu Á đang xuất đầu lộ diện, biết cách nói để giữ sĩ diện (cho đối tượng của mình), thừa nhận rằng sự khủng bố, các vụ thảm sát của quá khứ là sai và cần được chuộc tội bằng cách chấp nhận những người buộc phải chạy trốn khỏi đất nước mình. Điều này sẽ xảy ra. Làm thế nào? Khi nào? Tôi không có ý kiến. Nhưng hy vọng rằng điều đó sẽ sớm xảy ra.


Cảm ơn ông, hẹn ông vào kỳ tới.
© Nguyễn Khoa Thái Anh
© Đàn Chim Việt

No comments:

Post a Comment