Thursday, November 10, 2022

Nhân mùa bầu cử: So sánh bầu cử thời ‘dân chủ đến thế là cùng’ và bầu cử thời VNCH 50 năm trước



Hình ảnh vận động tranh cử nơi công cộng ngày 3 Tháng 9, 1967.

 Câu phát ngôn thế kỷ của ông Nguyễn Phú Trọng 
“Dân chủ đến thế là cùng” ..
....có nghĩa là dân chủ tột bậc, không một quốc gia hay chế độ nào dân chủ bằng chế độ của ông.

Nhân mùa bầu cử, hãy chứng minh lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng bằng cách so sánh tình trạng những ứng cử viên độc lập khi vừa mon men bước vào vòng ứng cử (chưa tranh cử) qua một số bài viết ở phần I dưới đây, với hình ảnh và bài viết (của báo ngoại quốc) ở phần II về cuộc bầu cử dưới thời Việt Nam Cộng Hoà cách đây 50 năm.

Phần I:

 Bầu cử thời “dân chủ đến thế là cùng”

Phần II:

 Các cuộc bầu cử Tổng Thống, Phó Tổng Thống
Thượng Viện và Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hoà

Cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống ngày 3 Tháng 9, 1967

Dưới sự giám sát của 115 quan sát viên  và khoảng 700 ký giả đến từ 20 quốc gia, ngày 3 tháng 9, 1967, miền Nam Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường xây dựng dân chủ qua cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống theo quy định của bản hiến pháp mới được ban hành.

******

Dưới đây là tóm tắt những điểm quan trong trọng của bài báo trên Vietnam Bulletin số Tháng 10, 1967 (phóng ảnh ở dưới).

Ông Nguyễn Văn Thiệu đã thắng cử Tổng Thống với nhiệm kỳ 4 năm qua cuộc đầu phiếu vào ngày 3 Tháng 9, 1967. Đã có hơn 83 phần trăm cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử này.

Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà cho biết, đã có 83,1 phần trăm cử tri đi bầu. Con số này đã vượt số ước lượng khoảng 81 phần trăm cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến năm ngoái. Có khoảng 2,7 triệu dân chúng, hoặc là không ghi danh đi bầu hoặc là không thể ghi danh được, vì sống trong những vùng được coi là không đủ an ninh để tổ chức bầu cử. Trong nhiều vùng, kể cả Sài Gòn, số phiếu bầu cho ông Thiệu thấp hơn 50 phần trăm rất nhiều. Tuy nhiên, ông Thiệu lại nhận được sự ủng hộ lớn lao tại Kontum, Quảng Tín và nhiều tỉnh khác, bất chấp chiến dịch khủng bố mạnh mẽ của Việt Cộng để phá hoại bầu cử.

Về nhì là liên danh Luật Sư Trương Đình Dzu (*), Ông Trương Đình Dzu được 800.285 trong số hơn 4 triệu phiếu bầu, gần bằng phân nửa phiếu bầu cho ông Thiệu (1.638.902 phiếu). Ông Trương Đình Dzu được nhiều ủng hộ trong những tỉnh được báo cáo là có nhiều Việt Cộng.

Về hạng ba là liên danh cụ Phan Khắc Sửu. Liên danh này được 702.732 phiếu, nhiều nhất là hai tỉnh cực bắc của VNCH. Theo nhận xét của các quan sát viên Hoa Kỳ theo dõi cuộc bầu cử thì đó là những tỉnh có nhiều bất mãn với chính phủ ở Sài Gòn.

Về hạng tư là liên danh Trần Văn Hương với 464.638 phiếu. Cụ Trần Văn Hương là một ứng cử viên dân sự đầy triển vọng, tuy nhiên kết quả đã không được như mong đợi. Ngay tại Sai Gòn là nơi cụ được sự ủng hộ mạnh mẽ nhưng cũng chỉ hơn được người kế tiếp vài trăm phiếu. Ông bị thua ông Thiệu ngay tại tỉnh nhà là tỉnh Long An.

Các quan sát viên, ký giả ngoại quốc cũng như các chuyên gia về bầu cử theo dõi cuộc bầu cử, như Giáo Sư Richard Scammon (Viện Hành Chánh Chính Phủ ở Washington), Giáo Sư Donald Hezberg (Đại Học Rutgers), Giáo Sư Howard Penniman (Đại Học Georgetown), đều đánh giá đây là cuộc bầu cử khá chân thật, tự do và hiệu quả.

Trong khi đó thì Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội lại cho rằng cuộc bầu cử không có gì đáng ca ngợi. Hà Nội còn cho rằng đó là cuộc bầu cử bịp bợm, gian lận; và những ứng cử viên là bù nhìn của Mỹ.


 
(*) Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu:

Ông Trương Đình Dzu được biết đến nhiều nhất là qua cuộc vận động tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967, liên danh với Trần Văn Chiêu, lấy huy hiệu là “bồ câu”. Trong 11 liên danh thì ông về nhì, chiếm được 17% số phiếu sau liên danh của Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ.

Lập trường của ông là ngưng chiến tranh, chấm dứt oanh tạc miền Bắc và mở cuộc thương thuyết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (lúc đó chính phủ VNCH và phần lớn dân chúng đều biết MTDTGPMNVN chỉ là tổ chức con đẻ của CSVN). Vì đó mà ông bị coi là thành phần thân cộng nên sau cuộc bầu cử bị nhà chức trách bắt giam đến năm 1975 mới được Tổng thống Trần Văn Hương ra lệnh thả.

Dưới chính thể cộng sản, Trương Đình Dzu tham gia hội Trí thức yêu nước nhưng cũng lại bị giam tù cải tạo cùng vợ và người con trai út từ năm 1978 đến 1987 vì tội làm gián điệp cho CIA.

Ông mất năm 1991.

Một số hình ảnh của cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó Tổng Thống và Thượng Viện Việt Nam Cộng Hoà ngày 3 Tháng 9, 1967

Theo tự điển mở Wikipedia thì Hành pháp (Tổng Thống- Phó Tổng Thống) có 11 liên danh tranh cử. Ở Thượng viện thì 480 ứng cử viên chia thành 48 liên danh (mỗi liên danh 10 người) tranh nhau 60 ghế trong khi Hạ viện có 1.500 người ứng cử để đoạt 137 ghế.

Ngày bầu cử, tổng cộng 4,7 triệu cử tri đi bỏ phiếu (83% tổng số ghi danh).

Các liên danh ứng cử đều được hưởng các phương tiện vận động tranh cử giống nhau.


Buổi ra mắt báo chí của các liên danh ứng cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống tại trụ sở Thương Viện (Hội Trường Diên Hồng)


 Một vài liên danh ứng cử Tổng Thống trong buổi ra mắt báo chí tại trụ sở Thương Viện (Hội Trường Diên Hồng).


 

 Hàng trên (bên trái): Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu tiếp xúc với báo chí ngoại quốc.
Hàng trên (bên phải): Ứng cử viên Tổng Thống Phan Quang Đán tiếp xúc với báo chí ngoại quốc.
Hàng dưới: Liên danh 2 và liên danh 1 tiếp xúc với báo chí.


 Poster tranh cử của các liên danh đều có hình thức và khuôn khổ như nhau.
Gồm ảnh của 2 người trong liên danh, phù hiệu tranh cử (cũng là tên liên danh) và cương lĩnh tranh cử.


Hình ảnh vận động tranh cử nơi công cộng (từ trái qua phải):
Hàng trên: Ứng cử viên Tổng Thống Phan Khắc Sửu – Ứng cử viên Tổng Thống Phan Quang Đán.
Hàng dưới: Ứng cử viên Tổng Thống Trần Văn Hương – Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu.


Một vài hình ảnh sinh hoạt vận động trong cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống. 



Đại diện các liên danh phát truyền đơn vận động tranh cử.




 Poster của các liên danh tranh cử Thượng Viện.


 Hàng trên: Vận động tranh cử Thượng Viện.
Hàng dưới: Liên danh Hoa Sen (Thương Viện) vận động tranh cử.


Một vài hình ảnh sinh hoạt bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ngày 3 Tháng 9, 1966.

Hình ảnh bên lề cuộc bầu cử

Phần hình ảnh bên lề này, gồm một số hình ảnh trên báo chí ngoại quốc, được thêm vào để quý độc giả thấy được bối cảnh của Miền Nam Việt Nam 50 năm trước đây. Từ đó có được sự so sánh rõ rệt hơn khi so với tình hình chính trị của đất nước hiện nay.

Dù trong tình trạng chiến tranh khốc liệt, tình hình chính trị – xã hội vì thế cũng bất ổn định, thế nhưng chính thể của Miền Nam lúc đó cũng đã cố gắng tổ chức những cuộc bầu cử các cấp một cách tương đối tự do, trong sự mong mỏi là sẽ dần dần kiến tạo một xã hội dân chủ để làm nền tảng cho sự phát triển đất nước.


 Phóng viên nhiếp ảnh Lỗ Mạnh Hùng (12 tuổi) săn hình bầu cử.



Báo Ngoại quốc đăng hình của phóng viên Lỗ Mạnh Hùng trong biến cố Mậu Thân. (Phóng viên nhiếp ảnh chuyên nghiệp Lỗ Mạnh Hùng chụp tấm hình thủy quân lục chiến dùng xe ba gác nhặt xác một cán binh việt cộng tử trận ở Chợ Lớn trong cuộc tấn công tết Mậu Thân).

Một số sinh viên biểu tình phản đối bầu cử (theo lời kêu gọi của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam – Việt Cộng)
Cảnh sát (dấu check mark đỏ) không giải tán, để nhóm sinh viên tự do bày tỏ chính kiến.

Ngoài ra

Theo tự điển mở Wikipedia: Trong khi Việt Nam Cộng hòa đốc thúc dân chúng ghi danh đi bầu thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi người dân không tham gia. Lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn mở chiến dịch phá hoại và ám sát. Ngay tuần lễ trước cuộc bầu cử thì 190 người bị sát hại và 237 người khác bị bắt cóc. Những vụ khủng bố tăng gấp ba lần. Ngay hôm bầu cử 62 người bị giết.

Tác giả Lê Phương 

( chantroimoimedia)

No comments:

Post a Comment