"La Dalat" là chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất hàng loạt tại Việt Nam Cộng Hòa với 4 kiểu dáng khác nhau tùy theo áp dụng, từ loại dành cho thường dân cho đến loại dành cho cảnh sát, taxi, và ambulance cứu thương



Tiền thân của Công Ty Xe Hơi Sài Gòn là Société Automobile d'Extrême-Orient (SAEO), tức chi nhánh tại Việt Nam do công ty xe hơi Citroën thiết lập tại Đông Dương năm 1936.

Trong thập niên 60, tuy xe hơi chạy đầy đường tại Sài Gòn, nhưng các loại xe nhỏ con của Pháp ngày càng thất thế so với các hãng xe Mỹ và Đức, các loại "muscle car" (báo chí ngày nay gọi là "xe cơ bắp") với động cơ V8 khỏe như voi của Mỹ đang lên ngôi, mà giá xăng ở Sài Gòn thời ấy thì rẻ rề nên dân Việt Nam cũng không phải so đo về vấn đề hao xăng.

Trong danh sách các loại xe V8 bán chạy như tôm tươi tại Sài Gòn thì phải nói đến:



Nếu lật qua album "Sài Gòn...Hòn Ngọc Viễn Đông" thì ắt sẽ thấy các chiếc xe V8 kể trên đang chạy bon bon trên phố xá Sài Gòn, và nếu như bạn là dân Sài Gòn chính cống thì gần như chắc chắn rằng thân phụ của bạn ngày xưa rước dâu bằng một chiếc xe đỏ chói của Ford hoặc Chevrolet.

Mảng thị trường xe cao cấp và trung cấp xem như nằm gọn trong tay các thương hiệu của Mỹ và Đức, trong khi đó các công ty Nhật cũng ồ ạt đánh chiếm thị phần low-end với các loại xe hơi rẻ mạt. Tuy nhiên, thanh niên Sài Gòn nếu muốn có một chiếc xe chạy bền bỉ với giá phải chăng để chở đào đi chơi thì đều có đặc điểm chung rằng: nếu như mua xe của Nhật, thì thà lái xe motorcycle (như là Honda, Yamaha, Suzuki, hoặc Kawasaki), chứ không dại gì mua xe hơi (của Toyota, Nissan, Daihatsu, Mazda, Mitsubishi) về để...sửa!

Đó đơn giản là vì trong thập niên 60 thì chất lượng của xe hơi Nhật chỉ có thể diễn tả được bằng hai từ: kinh hoàng! Đặc biệt là chiếc Corona khét tiếng thế giới của hãng Toyota, chỉ sau vài cơn mưa là khung xe bị rỉ sét nát bét, trong thị trường quốc tế thời bấy giờ thì các thương hiệu xe hơi của Nhật có giá trị tương đương với lại các thương hiệu của...Trung Quốc ngày nay vậy!

Năm 1969, công ty Citroën mua bản quyền cho design của chiếc Baby Brousse từ công ty Ateliers et Forges de l’Ebrié (Hãng này cũng là của người Pháp, nhưng có tổng hành dinh tại Ivory Coast).

Các kỹ sư của chi nhánh Société Automobile d'Extrême-Orient tại Sài Gòn bắt tay vào mục tiêu mới: sản xuất và lắp ráp ngay tại VNCH một chiếc xe tuy không sang trọng và mạnh như xe Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.

Và chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau, với máy và hệ thống suspension nhập cảng từ Pháp, với toàn bộ body bằng thép ép được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn, tuy dựa phỏng theo design của chiếc Baby Brousse, nhưng được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.

SAEO chuyển thành Công Ty Xe Hơi Sài Gòn, và hàng ngàn chiếc La Dalat được cho ra lò, ráp xong chiếc nào là bán ngay chiếc đó, dân Sài Gòn thời ấy cực kỳ tự hào với các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, cho nên sự thành công của chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất hàng loạt ngay tại Sài Gòn là điều dĩ nhiên.


Bảng hiệu "Sài Gòn Xe Hơi Công Ty" viết theo kiểu Tây

Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công đáng ngờ của Công Ty Xe Hơi Sài Gòn, Citroën sang Việt Nam Cộng Hòa lấy 3 chiếc La Dalat về Pháp để mổ xẻ nghiên cứu, rồi dùng design này làm mẫu cho chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai, cũng như là chiếc FAF.

Ước tính từ năm 1970 cho đến 30/4/1975, Công Ty Xe Hơi Sài Gòn sản xuất hơn năm ngàn chiếc La Dalat, tức là hơn một ngàn chiếc mỗi năm!


Arkain
www.DDTH.com